ĐỀ TÀI
Tính biện chứng trong Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet07.pdf[/PDF]
SV: Trang - ĐH Huế
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu Mác cùng với Ăngghen là người đặt nền móng cho học thuyết lý
luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, lần đầu tiên đem khoa học thay thế cho
mộng tưởng, làm nên bước chuyển tiếp vĩ đại của lịch sử tư tưởng xã hội
chủ nghĩa (từ không tưởng đến khoa học), thì Lênin là người đã truyền bá
chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học vào nước Nga, đã sáng lập học
thuyết Đảng kiểu mới, đã lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Mười Nga
vĩ đại, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người. Sau thành công của
Cách mạng Tháng 10 Nga, Lênin cùng các cộng sự bắt tay vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội một cách nghiêm ngặt theo đúng nguyên lý của Mác -
Angghen. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng mười, cuộc
nội chiến nước Nga 1921 đã khiến nền kinh tế nước nhà bị khủng hoảng
nghiêm trọng, nước Nga Xôviết đứng trước bờ vực thẳm, nhận thấy chính
sách "cộng sản thời chiến" không còn phù hợp, Lênin quyết định chuyển
sang "Chính sách kinh tế mới" tạo ra bước ngoặt vĩ đại của nước Nga
XôViết.
Một chính sách được gọi là mới, trước hết nó phải đem lại hiểu quả
cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đất nước, cải thiện đời sống phát triển
dân sinh. Nhằm đáp ứng những yêu cầu đó, Chính kinh tế mới (NEP) của
Lênin đã ra đời trong điều kiện, hoàn cảnh hết sức đặc biệt với nước Nga lúc
bấy giờ đó là sau nội chiến năm 1921, chính những sai lầm trong hoạt động
kinh tế đã gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế và chính trị ở nước Nga.
Liên minh công nông đứng trước nguy cơ tan rã, vai trò lãnh đạo của Đảng
yếu đi. NEP ra đời đã làm cho nước Nga vốn bị tàn phá nặng nề trong nội
chiến thì nay đã có những bước phát triển vượt bậc. Nền kinh tế chuyển từ
"cộng sản thời chiến" sang "chủ nghĩa xã hội", bằng con đường, biện pháp
hướng vào nền kinh tế thị trường, phát triển hàng hóa, có sự quản lý của
chính quyền Xôviết. Sự thay đổi đó đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nước
Nga Xôviết tạo điều kiện ban đầu cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước Nga Xôviết.
Ngoài ý nghĩa to lớn trong nước NEP còn có ý nghĩa quốc tế đặc biệt
quan trọng đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN trong đó có
Việt Nam và điều đặc biệt là nước ta cũng có những điều kiện tiền đề rất
giống với nước Nga thời đó. Với sự nhận thức đúng đắn vai trò và ý nghĩa
của NEP Đảng ta đã vận dụng nó vào đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Nhằm
đưa nước ta sớm thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, sánh vai với các cường quốc
trên thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong muốn. Để thực hiện thành
1
công chủ trương mà Đảng và Nhà nước đề ra, chúng ta không thể không
tham khảo bài học kinh nghiệm của các nước XHCN đi trước qua đó rút ra
bài học cho riêng mình. Thực tiễn đã chứng minh rằng: việc vận dụng sáng
tạo Chính sách kinh tế mới của Lênin (NEP) vào nước ta, phù hợp với xu
thế chung của thế giới: hợp tác hoá, đa phương hóa, các nước xích lại với
nhau hợp tác cùng phát triển, với những nhận thức trên, tôi chọn vấn đề:
Tính biện chứng trong Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin và ý nghĩa
của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Do vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn của NEP nói chung và vấn đề xây
dựng nền kinh tế thị trường nói riêng đối với các nước đang phát triển trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên cứu, vận dụng đã có rất
nhiều công trình có giá trị to lớn khai thác ở những khía cạnh, góc độ khác
nhau, và nhiều bài viết, bài báo, tác phẩm... trong đó có những công trình
tiêu biểu như sau:
+ Trần Ngọc Hiên: Chính sách kinh tế mới của Lênin và vận dụng
vào điều kiện ở nước ta, năm 1989.
+ Nguyễn Quang Đăng: Biện chứng của NEP và thời đại.
+ Nguyễn Ngọc Thành: Tính biện chứng trong Chính sách kinh tế
mới của Lênin và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện
nay, năm 2007.
+ Lê Thành Sinh: Chính sách kinh tế mới của Lênin với công cuộc
đổi mới ở Việt Nam.
+ Nguyễn Văn Kỷ: Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của nước ta
hiện nay.
+ Trần Ngọc Bút: Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XX...
Ngoài ra còn nhiều công trình, các bài báo, hội thảo khoa học được
đăng lên các tạp chí hay chuyên đề....
3. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là làm rõ tính biện chứng trong nội dung của
Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I. Lênin đề xướng; từ đó chỉ ra ý nghĩa
của nó trong thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Khái quát hoàn cảnh ra đời của Chính sách kinh tế mới và tính biện
chứng trong nội dung của Chính sách kinh tế mới.
2
- Ý nghĩa của việc vận dụng Chính sách kinh tế mới trong quá trình
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong NEP của
Lênin, hoàn cảnh ra đời, so sánh bối cảnh nước Nga và Việt Nam cũng như
những tư tưởng biện chứng của NEP. Trên cơ sở đó, chỉ ra những ý nghĩa và
giải pháp cơ bản của việc nghiên cứu Chính sách kinh tế mới vào việc xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Xuất phát từ phương pháp duy vật biện chứng Mácxit. Sử dụng
những phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, so sánh
cùng với việc tham khảo một số tài liệu, sách báo có liên quan làm cho đề
tài phong phú, khoa học và có sức thuyết phục hơn.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của Chính
sách kinh tế mới, chỉ ra tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài còn đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển NEP trong cơ
chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước.
Đề tài góp phần một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những vấn đề lý
luận của NEP, là tài liệu có thể tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến nội dung của đề tài.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm có 2 chương và 6 tiết.