ĐỀ TÀI
“Sự vận động của vật chất trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen”
“Sự vận động của vật chất trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen”
SV: PHẠM THU PHƯƠNG - ĐH HUẾ
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet06.pdf[/PDF]
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ……………………………………………4
3. Mục đích và nhiệm vụ………………………………………………………..5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ………………………………...6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu………………..........…………….6
6. Đóng góp của đề tài…………………………………………………………..6
7. Kết cấu của đề tài …………………………………………………………....6
NỘI DUNG
Chƣơng 1: Lý luận chung về sự vận động của vật chất……………………..8
1.1. Khái niệm vận động và đứng im…………………………………………8
1.2. Vấn đề vận động của vật chất trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”
của Ph.Ăngghen………………………………………………………………..14
1.2.1. Vài nét về tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen……...14
1.2.2. Vị trí vấn đề vận động vật chất trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”
của Ph.Ăngghen.……….....................................................................................22
Chƣơng 2: Nội dung căn bản về sự vận động của vật chất trong tác phẩm
“Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen……………………………….27
2.1. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất………………………………27
2.2. Vận động diễn ra dƣới nhiều hình thái……………………………………36
2.3. Ý nghĩa phƣơng pháp luận của vấn đề “vận động vật chất” của
Ph.Ăngghen……………………………………………………………………46
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………56
Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc khám phá bản chất và cấu trúc của sự tồn tại của thế giới xung quanh
ta, mà trƣớc hết là thế giới những vật thể hữu hình, từ xƣa đến nay luôn luôn là
vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Hầu hết
các trƣờng phái triết học đều bằng cách này hay cách khác tìm cách giải quyết
vấn đề này. Từ những năm cuối thế kỉ XIX, khi những phát minh mới trong
khoa học tự nhiên ra đời, con ngƣời có đƣợc những hiểu biết căn bản hơn, sâu
sắc hơn về khoa học tự nhiên đối với đời sống xã hội và hơn hết là việc loại bỏ
những quan điểm siêu hình về vật chất. Ăngghen giải thích về phép biện chứng
rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự
vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài ngƣời và của tƣ duy”
[2;201]. Rõ ràng phép biện chứng vừa là lý luận về sự phát triển của thế giới tự
nhiên, vừa là phƣơng pháp tƣ duy chính xác; là chìa khóa để con ngƣời kiến giải
tình hình phát triển phong phú, đa dạng của thế giới và trang bị cho mình sự hiểu
biết về sự vận động của vật chất trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy.
Không chỉ riêng Mác, Ăngghen luôn có tham vọng xâm nhập vào lĩnh vực
tự nhiên để làm rõ hơn nữa sự vận động và phát triển của vật chất trong thế giới
hữu hình. Điều này đƣợc ông đúc kết trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”
(1873 - 1886), với tác phẩm này Ăngghen đã vạch rõ bản chất của thế giới,
chứng minh rõ sự chuyển hóa, vận động của vật chất nhằm chống lại sự xuyên
tạc của nhiều trƣờng phái triết học phản động khác.
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học tự nhiên trong quá trình phát triển của
mình gặp không ít các vấn đề biện chứng của chính sự phát triển. Giờ đây, sự
tiến hóa của giới tự nhiên đang đƣợc nghiên cứu ở mọi cấp độ vi mô và vĩ mô.
Sự phát triển của sinh học trong những năm gần đây đã thâm nhập sâu hơn vào
cấu trúc, sự phát triển của thế giới vật chất sống, bí mật của sự tự phát triển của
Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011
cơ thể sống, cơ sở phân tử… đang đƣợc mở ra. Bên cạnh những thành tựu to lớn
đó, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng bộc lộ những mâu thuẫn của
sự tiến hóa mà trong quá khứ đƣợc xem nhƣ là sự làm chủ của con ngƣời đối với
lực lƣợng tự nhiên thì giờ đây con ngƣời không kiểm soát đƣợc nó.
Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc, việc nghiên cứu sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện
tƣợng trong giới tự nhiên một cách có hệ thống mang lại ý nghĩa hết sức to
lớn.Tiếp tục vận dụng sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh vào công cuộc đổi mới là công cụ tƣ duy sắc bén đƣa nƣớc ta dành
thắng lợi trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, vấn đề chủ đạo mà Ăngghen
đƣa ra là sự vận động và các hình thức vận động khác nhau của vật chất. Đồng
thời đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc phản biện chứng để đƣa ra
một phép biện chứng mới - phép biện chứng duy vật.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Sự vận động của vật chất trong tác
phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen” làm đề tài khóa luận cho
mình.