Sự vận dụng Quy luật mâu thuẫn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet16.pdf[/PDF]
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet16.pdf[/PDF]
Sinh Viên: ĐINH THỊ TUYẾT MAI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thư gửi A.M.Goocki, Lênin viết: “Quả là nhà triết học Hêghen
đã nói đúng: “Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn, và những mâu
thuẫn sống thì lại phong phú hơn nhiều, nhiều vẻ hơn nhiều và có một nội
dung dồi dào hơn nhiều so với điều mà trí tuệ con người cảm thấy lúc ban
đầu ’’ [26; 297].
Phép biện chứng suy cho cùng là biện chứng về những mâu thuẫn. Do tầm
quan trọng của nó mà Lênin đã xem lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập
là hạt nhân của phép biện chứng.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)
là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép
biện chứng duy vật. Vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động, phát
triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khóa, là cơ sở giúp chúng ta nắm
vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật.
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy
của con người. Trong hoạt động kinh tế cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn
như cung - cầu, tích lũy - tiêu dùng… Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến
khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là
một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập
thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành… Cho nên nắm
vững quan điểm macxit về mâu thuẫn sẽ giúp người ta hình thành phương pháp,
hình thành tư duy khoa học biết khám phá bản chất của sự vật và giải quyết các
mâu thuẫn nảy sinh, thúc đẩy sự vật phát triển.
Quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta chìa khóa để tìm hiểu mọi
sự vận động và phát triển, đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng. Trong
công tác thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu sự vật và hiện tượng bằng phương pháp
phân tích mâu thuẫn, đồng thời chuẩn bị điều kiện đầy đủ để giải quyết mâu
thuẫn. Mâu thuẫn mà không được giải quyết sẽ cản trở sự phát triển của sự vật,
hiện tượng.
Đinh Thị Tuyết Mai
1
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Chúng ta nhận thấy rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là xu
hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường tất yếu của
nước ta để đi lên mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh’’. Hiểu một cách chung nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá
trình phát triển sản xuất và quản lý kinh tế, xã hội dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã
hội cao. Ngày nay, quá trình công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. CNH,
HĐH là con đường tất yếu để phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt
là những nước công nghiệp lạc hậu như Việt Nam.