SỰ VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀO CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet10.pdf[/PDF]
Sinh Viên: TRỊNH THỊ YẾN - ĐH HUẾ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp tiết của đề tài .....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.......................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................4
6. Đóng ghóp của đề tài ......................................................................................5
7. Kết cấu của khóa luận ......................................................................................5
NỘI DUNG ............................................................................................................6
Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA NGUYÊN LÝ VỀ
SỰ PHÁT TRIỂN. .......................................................................................6
1.1. Một số quan niệm về sự phát triển trong triết học trƣớc Mác ...............6
1.1.1. Quan niệm về sự phát triển trong triết học phương Đông ......................7
1.1.2. Quan niệm về sự phát triển trong triết học hy lạp cổ đại......................14
1.1.3. Quan niệm về sự phát triển trong triết học cổ điển Đức.......................21
1.2. Quan niệm về sự phát triển trong triết học Mác- Lênin .......................27
1.2.1. Tính khách quan....................................................................................28
1.2.2. Sự phát triển có tính phổ biến ...............................................................30
1.2.3. Sự phát triển có tính kế thừa .................................................................31
1.2.4. Sự phát triển có tính đa dạng, phong phú .............................................32
1.3. Mối quan hệ giữa nguyên lý về sự phát triển với vấn đề quy hoạch
đội ngũ cán bộ quản lý huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa...................33
Chƣơng 2: SỰ VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀO CÔNG
TÁC QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ HUYỆN THỌ XUÂN,
TỈNH THANH HÓA...........................................................................................37
2.1. Thực trạng của công tác quy hoạch cán bộ quản lý huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa.............................................................................37
2.1.1. Tổng quan về huyện Thọ Xuân..........................................................37
2.1.2. Tính khách quan của công tác quy hoạch cán bộ ..............................39
2.1.3. Thực trạng của vấn đề quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa...................................................................47
2.2. Những tác động ảnh hƣởng đối với công tác quy hoạch đội ngũ
cán bộ quản lý huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ..............................54
2.2.1. Những tác động tích cực .....................................................................54
2.2.2. Những tác động tiêu cực .....................................................................58
2.3. Giải pháp, kiến nghị đối với công tác quy hoạch cán bộ quản lý
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa..........................................................62
KẾT LUẬN..........................................................................................................72
Lời Cảm Ơn!
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới:
Các thầy cô trong khoa lý luận chính trị, đặc biệt gửi lời cảm ơn và tri ân
tới Tiến sĩ Hồ Minh Đồng, người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn, và giúp
đỡ trong từng bước đi, cách làm. Sự giúp đỡ của thầy là nguồn động viên to lớn
để em vượt qua những khó khăn trong quá trình tiếp nhận và làm khóa luận tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn tới huyện ủy huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, là
cơ quan đã cung cấp cho em nhiều số liệu, tài liệu có liên quan tới khóa luận
của mình một cách nhiệt tình.
Xin chân thành cảm ơn tới các bạn trong lớp, đặc biệt là những người
bạn đã luôn sát cánh kề vai những lúc khó khăn trong quá trình thực hiện. Các
bạn là người đã ghóp ý những thiếu sót trong kiến thức cũng như cung cấp tài
liệu trong quá trình em thực hiện đề khóa luận này.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, một lần nữa xin gởi lời cảm ơn
chân thành tới tất cả quý thầy cô và các bạn.
Sinh viên thực hiện:
Trịnh Thị Yến
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của phép
biện chứng duy vật, là cơ sở khoa học cho sự hình thành quan điểm toàn diện.
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc
trưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan đều có sự vận động và phát triển, sự vận động phát triển ấy là không
ngừng, có khi nhanh, khi chậm, khi tuần tự, có khi nhảy vọt, có lúc có những
bước thụt lùi, nhưng nếu nhìn ở cả một chặng đường thì tất cả đều là phát triển.
Phát triển là những cái mới ra đời thay thế cái cũ, nhưng vẫn trên cơ sở kế thừa
những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triển những hạt nhân hợp lý ấy
để nó trở thành điều kiện, tiền đề vững chắc cho cái mới phát triển nhanh,
mạnh, vững hơn. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu
khách quan.
Quán triệt quan điểm phát triển là nguyên tắc chung nhất chỉ đạo mọi
hành động suy nghĩ của con người. Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi khi xem
xét sự vận động, biến đổi, và phát triển của nó phải tư duy, năng động, linh
hoạt, mềm dẻo, phải nhận thức cái mới và ủng hộ cái mới.
Thọ Xuân, một huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng phát triển
kinh tế- xã hội cao. Trong những năm qua huyện đã có những bước tiến vô
cùng quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống. Huyện Thọ Xuân nói riêng,
tỉnh Thanh Hóa nói chung đã cùng với cả nước thực hiện tốt đường lối đổi mới
của Đảng, Nhà nước, cùng cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thu được
những kết quả rất đáng khích lệ. Là tấm gương sáng cho các huyện khác trong
tỉnh học tập và noi theo.
Xác định để có một nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và bền vững , một
tình hình chính trị ổn định thì một trong những điều kiện tiên quyết là cần phải
có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực phù hợp
với nhiệm vụ được giao. Cán bộ như ngọn đèn soi đường chỉ lối, là người
hướng dẫn quần chúng nhân dân học tập, noi theo.
Với vai trò, vị trí tầm quan trọng như vậy vấn đề quy hoạch đội ngũ cán bộ
là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công hay thất bại
trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin vào công
tác quy hoach đội ngũ cán bộ là một cách làm hay, có hiệu quả của huyện ủy
huyện Thọ Xuân. Xuất phát từ lập trường quan điểm phát triển nhận thấy để
công tác quy hoạch cán bộ đạt chất lượng phải không ngừng tạo điều kiện cho
cán bộ học hỏi, trau dồi những kiến thức mới, tạo điều kiện và có cách thức thu
hút thế hệ trẻ có năng lực, phẩm chất, là những cán bộ đủ đức đủ tài trong tương
lai thay thế những lớp cán bộ già. Vận dụng quan điểm phát triển để thấy được
rằng giữa những thế hệ cán bộ cần có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với
nhau, tạo điều kiện để công việc có hiệu quả….
Từ việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển của chủ ngĩa Mác- Lênin vào
xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ đã cho thấy những kết quả đạt được và
đồng thời vạch ra những biện pháp, phương hướng phát triển cho đội ngũ cán
bộ trong tương lai của huyện Thọ Xuân.
Đây là một đề tài tôi cảm thấy rất tâm đắc và với sự đồng ý, ủng hộ của
thầy Hồ Minh Đồng, tôi đã mạnh dạn triển khai thành một bài khóa luận tốt
nghiệp mang tựa đề: “Vận dụng nguyên lý phát triển vào công tác quy họach
đội ngũ cán bộ huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.