Luận văn: Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin về dân tộc

Thandieu2

Thần Điêu
ĐỀ TÀI:
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN VỀ DÂN TỘC

SV: Dương Thị Bê - Đại Học Huế - Khoa Lí Luận Chính Trị


[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet01.pdf[/PDF]

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet01_1.pdf[/PDF]

Nguồn: Sưu tầm

Tải đầy đủ file word ở link đính kèm




1. Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược lớn của chủ

nghĩa Mác – Lênin và của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là vấn đề thực

tiễn nóng bỏng đòi hỏi giải quyết một cách đúng đắn.

Việc nhận thức đúng đắn quan điểm của chủ nghhĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng

cộng sản Việt Nam, đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên cả nước

nói chung và có những chính sách phù hợp đến từng địa phương trong

cả nước nói riêng.

Đối với huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một huyện

miền núi có nhiều dân tộc sinh sống như: Cơ tu, Tà ôi, Pa cô, Pa hy,Vân

Kiều,…Việc thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề bức thiết.

Muốn vậy, cần phải nắm vững những quan điểm của chủ nghhĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc sẽ giúp chúng ta có cơ sở

khoa học để đánh giá đúng việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện

Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra những giải pháp định hướng

tốt hơn để thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện nhằm ổn định

tình hình chính trị, phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt, Nam Đông nói riêng và cả nước nói chung đang bước

vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề ổn định chính trị và

đoàn kết dân tộc được xem là chiến lược quan trọng.Vì vậy, việc nghiên

cứu đề tài: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc và việc

thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên

Huế” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhất định.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Trong nhiều năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp

và gián tiếp phán ánh những mức độ và khía cạnh khác nhau về quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc thực hiện chính sách dân tộc

trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như:

“Một số suy nghĩ trong việc vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin

vế vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam” của tác giả Trần Đình Huỳnh, tạp chí Dân tộc học. Tác giả: Phan

Hữu Dật với “Về việc xác định các dân tộc, các nguyên tắc cơ bản của

chính sách dân tộc của Đảng” bài viết đã đề cập đến các nguyên tắc cơ

bản, chính sách dân tộc của Lê nin và các nguyên tắc cơ bản của chính

sách dân tộc của Đảng ta Từ bài viết trên tôi đã học hỏi thêm về các

nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc.“ Đổi mới tư duy trong nghiên

cứu lí luận và thực tiễn vấn đề dân tộc nước ta để thực hiện tốt chính

sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới” của Hoàng Tường

Minh. “Chính sách Lênin nít về dân tộc trong thực tiễn cách mạng”

SVTH: Dương Thị Bê

2

của Đỗ Tư. “Tư tưởng của V.I. Lênin về quyền con người và giá trị

thực tiễn ở Việt Nam” của Hoàng Mai Hương, Nguyễn Hồng Hải.

Ngoài ra còn nhiều tài liệu, Tạp chí triết học, Tạp chí Cộng sản,

Tạp chí lí luận chính trị, và các tác phẩm của các nhà kinh điển, các nhà

lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đầu ngành, các cán bộ công

tác lí luận chính trị.

Với tinh đó, trong khóa luận này tác giả muốn đề cấp đến chủ nghĩa

Mác – Lên nin về vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở

huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tác giả đã chọn đề tài này làm

khóa luận tốt nghiệp của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1. Mục đích:

Góp phần làm rõ quan điểm của củ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề

dân tộc và việc vận dụng quan điểm đó vào việc phân tích đánh giá tình

hình, thực trạng thực hiện chính sách dân tộc và đưa ra những giải pháp

định hướng cho việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông,

tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ:

Trình bày hệ thống quan điểm của củ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về dân tộc. Nêu ra những chính sách dân tộc của Đảng

Cộng Sản Việt Nam trên cở sở đó chỉ ra những việc thực hiện chính sách

dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.Qua đó đã nêu lên một

số đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính

sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian

4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu.

4.1. Cơ sở lí luận:

Đề tài lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc làm cơ sở để nghiên cứu.

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật

biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp một số

phương pháp nghiên cứu khác như: Phân tích – tổng hợp, lôgic – lịch sử,

khái quát…

5. Đóng góp của đề tài.

Với phạm vi là khóa luận tốt nghiệp, đề tài không kỳ vọng gì

nhiều. Tuy nhiên, đề tài nêu lên một cách có hệ thống, khoa học quan

điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc.

Bên cạnh đó, đã làm rõ những phần nào chính sách dân tộc của Đảng

Cộng sản Việt Nam nói chung cũng như việc thực hiện chính sách dân

tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Với kết quả đó

đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề

SVTH: Dương Thị Bê

3

này và nói lên việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông,

tỉnh Thừa Thiên Huế.

6. Kết cấu của khoá luận.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,

Khoá luận được kết cấu thành 2 chương, 7 tiết.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top