"Phát huy một số giá trị tích cực trong đạo đức Nho giáo vào việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay"
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet23.pdf[/PDF]
Sưu tầm
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuyên suốt lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, dù trong thời gian
nào, hoàn cảnh nào thì vấn đề đạo đức luôn là vấn đề cốt lõi, trọng tâm, là cơ
sở để xây dựng và phát triển con người.
Văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân
loại. Nơi đó đã sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến
nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới, kể cả Việt Nam. Một trong số
đó phải kể đến trường phái triết học Nho gia. Ngay từ khi du nhập vào Việt
Nam , ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống xã hội cũng như tinh thần con
người Việt Nam là rất lớn, nhất là về vấn đề đạo đức. Những giá trị tích cực
trong đạo đức Nho giáo như trung, hiếu, tiết, nghĩa, về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín
đã từng là thước đo giá trị đạo đức của con người Việt Nam ta. Và dù cho xã
hội có biến thiên, nhiều giá trị đạo đức bị mai một, lung lay thì những giá trị
tích cực đó vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có ảnh hưởng nhất định trong xây
dựng đạo đức con người hiện nay.
Theo xu thế phát triển, đất nước ta cũng mở cửa hội nhập giao lưu quốc
tế. Bên cạnh những mặt tích cực của hội nhập thì vẫn xuất hiện nhiều yếu tố
tiêu cực ảnh hưởng đến lối sống và đạo đức của con người Việt Nam hiện nay
như hám danh, hám lợi, chạy theo đồng tiền, du nhập lối sống, văn hóa lai
căng mà đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của đạo đức truyền thống. Và một
điều đáng buồn là chính tầng lớp thanh niên, những người chủ tương lai của
đất nước lại là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các yếu tố tiêu
cực đó. Vấn đề đạo đức của thanh niên hiện nay đang ở tình trạng báo động
và có nhiều điều phải bàn đến.
Năm 2011 này được chọn làm năm thanh niên. Điều đó cho thấy sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến tầng lớp thanh niên hiện nay là rất
lớn. Đó là những người chủ tương lai của đất nước, gánh trên vai trọng trách
xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, hạn phúc, văn minh, sánh vai với bạn
bè năm châu, bốn biển. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng cho
được những con người - mà cụ thể ở đây là những thanh niên Việt Nam mới
có đầy đủ cả phẩm chất đạo đức lẫn tài năng. Trong đó, vấn đề đạo đức luôn
luôn là vấn đề then chốt và được đặt lên hàng đầu.
Để làm rõ thực trạng cũng như góp một phần nhỏ vào việc xây dựng
đạo đức thanh niên, tôi đã chọn đề tài: "Phát huy một số giá trị tích cực
trong đạo đức Nho giáo vào việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam
hiện nay" để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng đã
có nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu theo những phương diện
khác nhau, nhưng có thể phân định thành một số nhóm vấn đề sau đây:
- Nhóm thứ nhất, đi sâu luận giải nguồn gốc, nội dung của Nho giáo và những
yêu cầu đạo đức của Nho giáo, để từ đó thấy được sự ảnh hưởng của Nho giáo
đối với sự phát triển của xã hội. Nội dung trên được đăng tải ở các tạp chí
chuyên ngành như: tạp chí Cộng sản, tạp chí Nghiên cứu lý luận, tạp chí Triết
học v.v...hay trong các sách chuyên luận như: “Nho giáo” của Trần Trọng Kim;
“Khổng học đăng” của Phan Bội Châu; “Nho giáo xưa và nay” của Quang Đạm;
“Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam” của Phan Đại Doãn; “Nho học và nho
học Việt Nam” của Nguyễn Tài Thư; “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện;
“Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sỹ Thắng,… Các tác giả đã trình bày, phân tích
những tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành và phát triển của
nó. Khi đánh giá về Nho giáo, bên cạnh phê phán đạo đức Nho giáo là khắt khe,
trói buộc con người đặc biệt đối với phụ nữ, các tác giả đều đề cao những nhân
tố tích cực của Nho giáo, cho rằng đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc
giáo dục đạo đức con người và ổn định trật tự xã hội.
- Nhóm thứ hai, xuất phát từ kinh nghiệm của một số nước chịu ảnh hưởng của
Nho giáo nhưng vẫn đạt được một số kết quả khả quan về ổn định xã hội và phát
triển kinh tế do biết phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo, từ công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi chúng ta phải giữ gìn và phát huy những
truyền thống văn hoá của dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về
Nho giáo ở Việt Nam, nêu rõ ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức,
chính trị - xã hội, hệ tư tưởng, văn hoá, giáo dục - khoa cử... Liên quan đến vấn
đề này có: Tác giả Nguyễn Đăng Duy với “Nho giáo với văn hoá Việt Nam”,
Quang Đạm với “Nho giáo xưa và nay”, Vũ Khiêu với “Nho giáo và đạo đức”;
“Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam”, Nguyễn Tài Thư với “Nho học và Nho
học ở Việt Nam”, Nguyễn Hùng Hậu với “Triết lý trong văn hoá phương
Đông”,... Các tác phẩm trên, bên cạnh việc phê phán những ảnh hưởng tiêu cực
của Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng, nhiều tác giả còn đặt ra
vấn đề kế thừa và phát triển những giá trị tích cực của nó nhằm khắc phục những
mặt tiêu cực, góp phần xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay.
Nhìn chung, các công trình nêu trên hoặc là nêu những nét khái quát nội dung
của Nho giáo, hoặc là tập trung giải quyết những phương diện lý luận mà các tác
giả đặt ra cho mình. Trên thực tế, nghiên cứu về đạo đức Nho giáo, ảnh hưởng
của đạo đức Nho giáo đối với con người Việt Nam đang còn là vấn đề mở, còn
nhiền vấn đề cần chuyên sâu nghiên cứu. Với tinh thần cầu thị, tiếp bước các
công trình nghiên cứu trước về Nho giáo, thông qua khóa luận này đi sâu vào
nghiên cứu những phạm trù cơ bản của Nho giáo để tìm ra những giá trị tích cực
của nó trong việc xây dựng đạo đức con người ngày nay, đặc biệt trong việc xây
dựng đạo đức cho thanh niên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giá trị tích cực trong đạo đức
Nho giáo và đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bàn đến những yếu tố tác động đến
đạo đức của tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều yếu tố như
kinh tế thị trường, sự du nhập văn hóa lối sống từ bên ngoài trong quá trình
hội nhập, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc... Nhưng ở đây, luận
văn chỉ nghiên cứu một số giá trị tích cực trong đạo đức Nho giáo và trên cơ
sở đó phát huy nó vào việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
Mục đích: đề tài đi sâu vào phân tích và làm rõ một số giá trị tích cực
trong đạo đức Nho giáo. Trên cơ sở đó, phát huy những giá trị này vào việc
xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ: để thực hiện mục đích trên, đề tài cần phải đi sâu vào làm rõ
- Những giá trị tích cực trong đạo đức Nho giáo được thể hiện như thế
- Làm rõ sự phát huy những giá trị tích cực đó vào việc xây dựng đạo
đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng - chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của
Đảng ta về vấn đề đạo đức. Ngoài ra, còn có các quan điểm của Đảng Cộng
Sản Việt Nam về xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nghị
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, đối chiếu,
so sánh,... Nhưng phương pháp xuyên suốt của cả đề tài vẫn là phương pháp
Đề tài góp phần làm rõ hơn những giá trị tích cực trong đạo đức Nho
giáo và nét riêng của đạo đức Nho giáo Việt Nam.
Tìm ra một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của
những mặt tích cực đó vào việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 2 chương 5 tiết.