Luận văn: “Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện

Thandieu2

Thần Điêu
ĐỀ TÀI

“Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay”

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet02.pdf[/PDF]Sưu tầm



1. Tính cấp thiết của đề tài

Sở hữu là một trong những vấn đề được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa

Mác – Lênin quan tâm đặc biệt. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển

học thuyết của mình, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển

đã phải liên tục đấu tranh không khoan nhượng với mọi học thuyết khác để

bảo vệ quan điểm cơ bản của mình: “xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân TBCN về

TLSX là một quá trình tất yếu khách quan của lịch sử loài người”.

Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng

ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là thành tựu trên lĩnh vực phát triển kinh

tế. Sự khởi sắc của nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ quá trình đổi mới nhận

thức, đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế và vận dụng một cách đúng đắn

những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn. Tuy nhiên, trong

hàng loạt các vấn đề thì vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa là vấn đề quan trọng nhất.

Theo lý luận mác xít, sở hữu là mặt căn bản của quan hệ sản xuất, nó phụ

thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vậy, với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất như ở Việt Nam hiện nay thì quan hệ sở hữu nói

riêng và quan hệ sản xuất nói chung như thế nào là phù hợp. Từ đó để phát

triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơ cấu sở hữu

phải như thế nào? Những yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và

biến đổi quan hệ sở hữu? Đặc trưng của chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đó là vấn đề cấp bách

cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay.

Ở nước ta, sở hữu đang là một vấn đề nhạy cảm trong công cuộc đổi mới

toàn diện, lâu dài, đang là sự thển hiện tập trung nguyện vọng và lợi ích của

các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn của công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong đổi

mới về kinh tế đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về nhận

thức và xử lý đối với các vấn đề sở hữu. Việc xây dựng một nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo

định hướng XHCN đang đòi hỏi phải có sự xem xét và giải quyết một cách

đúng đắn những vấn đề sở hữu. Hơn nữa, nền kinh tế mà chúng ta đang xây

dựng đòi hỏi phải có những chủ sở hữu thật sự và cụ thể; những chủ sở hữu đó

không chỉ là Nhà nước, tập thể mà còn là cá nhân công dân. Theo tinh thần của

Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (lần 1) khóa VIII, để thực hiện việc giải

phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, cần tạo điều kiện thuận lợi

cho mọi người, mọi gia đình, mọi doanh nhân kinh doanh có hiệu quả, tạo môi

trường và điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đồng thời chủ

trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường, đặt con

người vào vị trí trung tâm, phát huy sức mạnh của từng cá nhân con người và

cũng tất cả vì con người. Do đó, cần phải chú trọng nghiên cứu xây dựng một

hệ thống pháp luật, bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với

sự phát triển và thỏa mãn những yêu cầu về mặt xã hội giữa cá nhân và cộng

đồng.

Xác định vai trò và tầm quan trọng của vấn đề sở hữu ở Việt Nam trong

bối cảnh hiện nay. Chúng tôi vấn đề: “Phạm trù sở hữu trong triết học Mác

và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa

luận của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên các sách báo trong nước những năm trở lại đây đã có nhiều công

trình, bài báo, bài viết, của các nhà nghiên cứu khoa học về vấn đề liên quan

đến đề tài. Trong đó, có những công trình chủ yếu sau đây:

Ở nước ta, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi

mới, nhất là khi Đảng ta công bố "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội", khẳng định việc xây dựng nền kinh tế nước ta là

một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đã có

nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tới vấn đề sở hữu. Chuyên đề "Cơ

cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lý luận pháp lý và thực tiễn ở

Việt Nam" của cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Trọng Hựu trên Tạp chí Nhà nước

và pháp luật, tháng 3-1989. Bài viết "Vấn đề sở hữu trong quá trình xây dựng

chủ nghĩa xã hội" của Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa trên Tạp chí Cộng

sản, tháng 6-1989; Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Sự phù hợp giữa chế độ sở

hữu và chế độ chính trị ở nước ta hiện nay” của Viện khoa học chính trị, Học

viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1996 do PGS.PTS Lưu Văn Sùng làm

chủ nhiệm; Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Những quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của những quan

điểm đó đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện

nay”, Hà Nội, 2001 do TS Trần Ngọc Linh làm chủ nhiệm đề tài; công trình

“Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ biên;

công trình “Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay” do PGS.TS Nguyễn văn

Thạo và TS. Nguyễn Hữu Đạt đồng chủ biên. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

năm 2004;…. Ngoài ra, trên các báo, tạp chí khoa học khác trong nước cũng

có đăng tải những bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu về vấn đề sở hữu

như: Tạp chí cộng sản, tạp chí triết học, tạp chí nghiên cứu kinh tế… là những

công trình nghiên cứu về vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay.

Trong số các công trình nói trên phải kể đến những công trình có tính

chất nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và có hệ thống về vấn đề sở hữu như, công

trình Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Những quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của những quan điểm

đó đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”,

Hà Nội, 2001 do TS Trần Ngọc Linh làm chủ nhiệm đề tài. Công trình này bao

gồm sự tham gia của nhiều nhà khoa học, công trình này đã hệ thống những quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội, coi đó

là cơ sở, nền tảng lý luận cho việc tìm ra những biện pháp, phương án xây dựng

một hệ thống các loại hình sở hữu thích hợp bảo đảm cho thành phần kinh tế nhà

nước giữ được vị trí chủ đạo, đồng thời phát huy được mọi tiềm năng của các

thành phần kinh tế khác trong toàn bộ nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

trong thời kì đổi mới.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top