Đề tài:
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet05.pdf[/PDF]
Nguồn: Sưu tầm[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet05.pdf[/PDF]
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói về chủ nghĩa Mác, chúng ta thường đề cập đến nhiều luận
điểm, vấn đề quan trọng được coi là then chốt và có ý nghĩa lớn lao làm nền
tảng tư tưởng, là cơ sở lý luận của học thuyết khoa học và cách mạng này.
Một trong những vấn đề quan trọng đó là nhà nước, đó được xem là một
trong những vấn đề lớn trong triết học xã hội nói chung và trong triết học
Mác nói riêng.
Để có những quan điểm đúng đắn về nhà nước thì cần phải tìm hiểu
quan niệm về nhà nước trong di sản tác phẩm kinh điển của C.Mác và
Ph.Ăngghen. Như tác phẩm “Chống Đuyrinh; Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của Nhà nước; Nhà nước và cách mạng…”. Các nhà kinh
điển đã nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc, đã vạch ra được nguồn
gốc xuất phát, hình thành và phân chia giai cấp dẫn đến sự hình thành nhà
nước, bản chất giai cấp nhà nước, tính chất bóc lột nhà nước…
Và đặc biệt nghiên cứu vấn đề nhà nước theo phép biện chứng duy vật
được bắt đầu từ Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của nhà nước”. Đây là một trong những tác phẩm quan
trọng của chủ nghĩa Mác, một trong những công trình đầu tiên viết về nguồn
gốc nhân loại, sự hình thành và phân chia giai cấp dẫn đến sự hình thành nhà
Với tác phẩm này, Ăngghen đã trả lời một cách khoa học nhà nước là
gì, nó xuất hiện trên cơ sở nào, và tại sao các thời kỳ lịch sử khác nhau nhà
nước lại có những hình thức khác nhau và vai trò khác nhau. Với cách đặt
vấn đề như vậy, Ăngghen chỉ rõ rằng: Chỉ ở đâu có giai cấp, mâu thuẫn giai
cấp và đấu tranh giai cấp thì mới có nhà nước. Nhà nước xuất hiện là do
những mâu thuẫn không thể điều hòa được. Nhà nước là cơ quan thống trị
của một giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước có bản chất giai cấp.
1
Từ việc chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước, bản chất giai cấp nhà
nước và tính chất bóc lột, áp bức bóc lột của các kiểu nhà nước. Ăngghen đã
nêu lên quan điểm của một kiểu nhà nước mới, nhà nước của giai cấp vô sản
khác về chất so với nhà nước áp bức bóc lột và bác bỏ những luận điểm
phản khoa học về nhà nước…
Những luận điểm của Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm này thể
hiện sự phát triển và hoàn thiện về cơ bản và có hệ thống các quan điểm của
chủ nghĩa Mác về nhà nước. Dựa trên các quan điểm về lịch sử vào các sự
kiện về lịch sử Ăngghen đã chứng minh các luận điểm này trở thành cơ sở lý
luận cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động ở các nước chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc những năm cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Đặc biệt những quan điểm về nhà nước của Ăngghen đã có ý nghĩa
ngày càng quan trọng trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước và trong
việc xóa bỏ chế độ tư hữu. Và từ đó nhận thức rõ bản chất chế độ tư hữu,
muốn xóa bỏ chế độ tư hữu cần phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình
độ của người lao động…
Với tất cả những lý do đó tôi đã chọn đề tài: Thực chất và ý nghĩa của
quan điểm Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu quan điểm Nhà nước trong tác phẩm “Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” đã được nhiều công trình
đề cập tới như: Nguyên văn tác phẩm được dịch sang tiếng Việt in trong
Mác – Ăngghen, Toàn tập 21, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà nội, 1995.
Tác phẩm được in thành sách riêng do nhà xuất bản tiến bộ Mátxcơva
1987…
2
Ngoài ra đã có nhiều bài viết của các tác giả viết về vấn đề về nhà nước
trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” như: Hội thảo khoa học được giới thiệu trong Tạp chí Triết học về tác
phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của
Ph.Ăngghen. Chủ đề của hội thảo tác phẩm này có rất nhiều nội dung phong
phú như vấn đề gia đình, nguyên nhân xuất hiện chế độ tư hữu và sự hình
thành và phân chia giai cấp dẫn đến sự hình thành nhà nước và sự tiêu vong
tất yếu của nhà nước trong xã hội cộng sản tương lai.
Liên quan đến vấn đề này, có tác giả Th.s Võ Thị Hồng Loan với bài
viết: Ý nghĩa của văn hóa - xã hội trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước” trong Tạp chí Lý luận chính trị tháng 8
năm 2006. Tác giả đã nêu bật ý nghĩa của quan niệm nhà nước trong quan
niệm của Ph.Ăngghen và việc xây dựng nhà nước của Việt Nam. Tác giả
PGS.TS Trần Thanh với bài viết “Nhận thức và vận dụng quan điểm của
Mácxít về nhà nước” trong tạp chí lý luận chính trị số 5 – 2005. Tác giả
cũng nêu rõ những quan điểm chung về nhà nước và phản bác lại những
quan niệm sai lầm của các học giả tư sản muốn phủ nhận tính giai cấp của
nhà nước hòng che đậy bản chất bóc lột của nhà nước tư sản. Và sự vận
dụng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên để hiểu rõ một cách khái quát, toàn diện và sâu sắc về quan
điểm nhà nước cũng như ý nghĩa của nó thì cần đòi hỏi mỗi người chúng ta
cần phải tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài có mục đích làm rõ những quan điểm cơ bản của Ph.Ăngghen về
nhà nước trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
nhà nước”. Đề tài nhằm chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước, bản chất nhà
nước và các chức năng nhà nước. Từ đó thấy được nội dung phong phú của
vấn đề… hiểu rõ đây là một cống hiến xuất sắc về chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Ph.Ăngghen.
3
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ 2 chương:
Chương 1: Thực chất quan điểm của Ph.Ăngghen về nhà nước trong
tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”
Chương 2: Ý nghĩa của quan điểm Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác
phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận:
Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu.
- Phương pháp lịch sử - lôgic, khái quát trừu tượng hóa.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do thời gian cũng như lượng kiến thức còn hạn chế nên khóa luận chỉ
tìm hiểu thực chất và ý nghĩa quan niệm về nhà nước của Ph.Ăngghen trong
tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống lại những quan điểm và khái quát một số quan điểm của
Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế
độ tư hữu và của nhà nước”.
- Khóa luận hoàn thành là nguồn tài liệu để các bạn sinh viên, các đọc
giả nghiên cứu tham gia nhằm phục vụ mục đích học tập để hiểu rõ những
đóng góp của Ph.Ănghen về quan điểm nhà nước trong tác phẩm kinh điển
triết học.
7. Kết cấu của đề tài
Khóa luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo đề tài gồm có 2 chương: