Luận văn Một số vấn đề lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
Một số vấn đề lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp hữu hiệu được tiến hành phổ biến ở nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, phương thức quản lý doanh nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ cũng đã áp dụng. ở nước ta, CPH đã bắt đầu được triển khai cách đây 19 năm với những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên do nhiều lí do khác nhau, CPH vẫn chưa mang lại những kết quả mong muốn. Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được CPH đã chứng tỏ tác dụng to lớn của nó, song thực tế các DNNN đã được CPH đang phải đối mặt với không ít vấn đề khó khăn, chưa có hướng giải quyết. Một số vấn đề sau cổ phần hóa Đất đai và quyền sở hữu tài sản. Trên thị trường chứng khoán hiện nay đôi lúc xảy ra trường hợp có những doanh nghiệp tiềm lực kinh tế cỡ trung bình, nhưng khi cổ phần hóa thì chỉ số cổ phiếu tăng nhiều lần so với giá trị thực. Những doanh nghiệp này thường thuê đất, trả tiền thuế đất hàng năm nhưng khi niêm yết giá trị tài sản của mình lên sàn giao dịch chứng khoán lại liệt kê cả giá trị quyền sử dụng đất. Nếu có sự lẫn lộn giữa giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản của doanh nghiệp gắn liền với đất sẽ dẫn đến bất lợi là xuất hiện tranh chấp, chuyển nhượng, mua gom, khống chế cổ phần, thâu tóm và kiểm soát công ty sau CPH vì giá trị đất. Ngược lại, lại có tình trạng không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH bằng cách duy trì các hợp đồng thuê đất lâu dài sẵn có. Khi đã CPH, giá trị sử dụng đất có thể trở thành giá trị siêu lợi nhuận trong kinh doanh vốn của doanh nghiệp. Không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH tức là Nhà nước đã từ bỏ quyền được nhận phần “địa tô chênh lệch” phát sinh từ quyền sử dụng đất. Tất yếu, phần ”địa tô” ấy sẽ rơi vào túi những nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp sau CPH. Khả năng tiếp cận tín dụng. Khi DNNN được CPH và chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần thì không được coi là thành phần kinh tế nhà nước. Điều đó, dẫn đến hậu quả bất đắc dĩ là các ngân hàng thương mại (NHTM) nhìn doanh nghiệp CPH với sự e dè, ngờ vực khi các doanh nghiệp này tiến hành vay vốn. Trong lĩnh vực đấu thầu, xuất – nhập khẩu.. doanh nghiệp CPH không còn những lợi thế như trước. Ngoài ra, khi còn là DNNN, doanh nghiệp sẽ được bổ sung vốn qua kênh đầu tư cơ bản hoặc bổ sung vốn lưu động, xóa nợ hoặc được bảo lãnh nợ, ít bị nguy cơ tuyên bố phá sản. Các DNNN còn được ưu tiên nhận những dự án đầu tư, ưu tiên cấp hạn ngạch trong xuất – nhập khẩu, ưu tiên được liên doanh với các đối tác nước ngoài. Tất cả những ưu thế đó sẽ bị mất đi sau CPH, khiến nhiều DNNN cố tình trì hoãn CPH, mặc dù đang thua lỗ hoặc bên bờ vực phá sản.
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/KINH TE/QT036.pdf[/PDF]​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chúng ta đang chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn thực hiện được mục tiêu đã đề ra thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng như của từng doanh nghiệp, từng sản phẩm nói riêng phải không ngừng được nâng cao. Thực chất cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam thì cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) được coi là một trong những giải pháp quan trọng. Đảng và Nhà Nước ta đã chủ trương thực hiện quá trình này từ đầu thập niên 90, cho đến nay thì đã trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn 1992-1996 thực hiện thí điểm theo quyêt định số 220/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ). Giai đoạn 1996-1998 triển khai thực hiện cổ phần hoá một bộ phận DNNN theo tinh thần Nghị Định 28/CP của Chính Phủ. Giai đoạn 1998-2001 đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN theo Nghị Định 44/1998/NĐ_CP. Giai đoạn mới, giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP. Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động thêm nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẻ, cơ chế quản lí năng động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước cung cấp như của toàn xã hội, nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường quốc tế. Sau hơn 10 năm thực hiện với kết quả tích cực chủ trương ngày càng có sức sống, cơ chế chính sách ngày càng được điều chỉnh, bổ sung hợp lí hơn và hoàn thiện hơn. Cổ phần hoá DNNN là một nhu cầu, một thực tế khách quan trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các công ty cổ phần sẻ là loại hình doanh nghiệp phổ biến do thu hút được nguồn vốn rộng rãi trong xã hội, tách được quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Xét một cách toàn diện thì cổ phần hoá DNNN đã đem lại lợi ích rõ rệt cho người lao động, cổ đông, Nhà nước và xã hội. Thông qua cổ phần hoá vốn Nhà nước không những được đảm bảo mà còn được tăng thêm. DNNN có nhiều cơ hội huy động vốn trong xã hội để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất. Sau 3 năm triển khai thực hiện nghị quyết lần thứ 3 hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN việc thực hiện cổ phần hoá nói riêng và đổi mới DNNN nói chung đã có những chuyển biến tích cực. Các cơ chế chính sách được ban hành đã sớm phát huy được hiệu quả, tạo ra được động lực quan trọng và kết quả đáng ghi nhận trong tiến trình cổ phần hoá DNNN. Tuy nhiên qua quá trình cổ phần hoá DNNN đã xuất hiện nhiều tồn tại hạn chế cần sớm được khắc phục..., tốc độ cổ phần hoá đang diễn ra khá chậm mà một trong những nguyên nhân chủ yếu chính là những “rào cản”, vì thế việc xác định cụ thể chính xác những “rào cản” trong tiến trình cổ phần hoá DNNN là hết sức cần thiết để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm hạn chế bớt những “rào cản” làm chậm tiến trình cổ phần hoá DNNN nói riêng cũng như chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top