H
HuyNam
Guest
Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì”.
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/thanh%20tri.pdf[/PDF]
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/thanh%20tri.pdf[/PDF]
CHƯƠNG I: TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT – THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG THỜI GIAN QUA TẠI NNNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ 6
1.1: Tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Trì………………………………… 6
1.1.1: Tình hình kinh tế – xã hội huyện Thanh Trì ……………………………… 6
1.1.2:Sự cần thiếy của tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế……………….. 8
1.2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Thanh trì 10
1.3: Đánh giá chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng…………………….. 21
1.3.1: Kết quả đầu tư vốn………………………………………………………………. 22
1.3.2: Tồn tại và nguyên nhân ……………………………………………………….. 24
CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG THỜI GIAN TRƯỚC MẮT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THANH TRÌ……………………… 27
2.1: Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thanh trì trong thời gian tới 27
2.2: Giải pháp hoàn thiện và mở rộng vốn tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Thanh trì…………………………………………………………………………………………………… 31
2.3: Những đề xuất và kiến nghị…………………………………………………… 35
2.3.1: Về chính sách của nhà nước…………………………………………………… 35
2.3.2: Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước…………………………………….. 38
2.3.3: Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam……………………………. 39
2.3.4: Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Huyện Thanh trì………………….. 39
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… 44
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP……………………………………………………………….. 45
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN……………………………………………………… 46
*) THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT:
Qua bảng số liệu về dư nợ của ngân hàng Thanh Trì ta thấy, cho vay hộ sản xuất đang là đói tượng chủ yếu trong chính sách đầu tư của NHNo Thanh Trì. Ngày 30/03/1999 thủ tướng chính phủ ký quyết định 67/1999/QĐ-TTg ban hàng về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở ra một hướng mới cho NHNo & PTNT Huyện Thanh trì.
Ngân hàng nông nghiệp Thanh trì đã báo cáo và làm tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, các ban ngành đoàn thể ở các xã, thị trấn phối hợp cùng ngân hàng nông nghiệp lồng ghép các chương trình nội dung hoạt động của đơn vị mình ngành mình vào hoạt động của ngân hàng phục vụ và phát triển nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt uỷ ban nhân dân huyện Thanh trì chỉ đạo các tỏ chức đoàn thể cùng ngân hàng nông nghiệp thành lập các tổ vay vốn kiểu mới từng thôn ,đội sản xuất , trong đó các tổ chức hội là chủ dự án, ngân hàng cho vay trực tiếp đến từng thành viên, đồng thời với việc triển khai kế hoạch, biện pháp ở các cấp, các ngành, tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các panô áp phích về các chính sách tín dụng ngân hàng và bản hướng dẫn của ngân hàng nông nghiệp. NHNo & PTNT huyện Thanh trì đã ký kết văn bản thoả thuận với hội nông dân, hội phụ nữ … về thành lập tổ vay vốn và cho vay các thành viên. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của quy định QĐ67 và văn bản 499A của ngành , NHNo Thanh trì đã coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tín dụng của mình đã mở ra một hướng đi và cách làm làm tăng trưởng dư nợ vững chắc có chất lượng, đảm bảo an toàn vốn, đáp ứng vốn cho mọi thành phần kinh tế , góp phần phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tham gia tích cực vào các chương trình quốc gia, giải quyết việc làm cho người lao động.
Với cách làm đó đến 31/12/2004 ngân hàng Thanh trì đẫ thành lập được hơn 357 tổ vay vốn với số hộ lên tới hơn 4000 hộ vay vốn với dư nợ là 88.000 triệu đồng. Đây chính là động lực chủ yếu góp phần tăng trưởng tín dụng hiện nay của ngân hàng Thanh trì.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
Từ thực trạng kết cấu dư nợ được phân tích ở trên, hoạt động tín dụng năm 2004 của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thanh Trì có thể đánh giá : Khối lượng dư nợ được tập trung đầu tư và bố trí theo một cơ cấu có điều chỉnh để hợp lý với yêu cầu chỉ đạo sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Tạo thế ổn định vốn, giải quyết các chi phí sản xuất kinh doanh cần thiết, tối thiểu để hoàn thành kế hoạch mục tiêu của Đảng bộ địa phương đã đề ra.
- Dư nợ đầu tư cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh được thông qua các tổ tương trợ như hội nông dân, hội phụ nữ, cùng các tổ chức chính trị xã hội từ các cấp, cơ sở, giúp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì giải ngân đúng chính sách, đúng chế độ, các hộ nghèo được vay vốn với lãi xuất ưu đãi này đã sử dụng vốn đúng mục đích sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tạo lập được phong cách làm ăn có tính toán giải quyết khó khăn về đời sống người lao động đang từng bước xoá đói giảm nghèo. Đó cũng chính là mục tiêu mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh trì phấn đấu trong năm 2004 để góp phần vào thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo theo tinh thần nghị quyết của Đảng bộ.
- Chất lượng tín dụng với sự chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì đã tiến hành rà soát lại 100% dư nợ về các mặt như : Hồ sơ tín dụng, quy trình nghiệp vụ và thực hiện đối chiếu nợ công khai thực chất là kiểm kê lại dư nợ trong các hộ sản xuất kinh doanh. Qua đó kết hợp với cơ quan pháp luật và chính quyền các cấp xử lý một số hộ có dư nợ quá hạn. Giá trị tài sản thế chấp cần xử lý để thu hồi nợ đọng ngày càng giảm. So với dư nợ nên giải quyết thu hồi nợ chậm, nợ quá hạn còn tồn tại cuối năm 2004 là 702 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.22% trong tổng dự nợ.
1.3.1: Kết quả đầu tư vốn như sau :
Trong năm đã có hơn 4000 lượt hộ vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh dịch vụ. Với số tiền 88.000 triệu đồng
- Về trồng trọt : Đã cho vay để mua giống mới lúa, ngô, khoai, cây ăn quả có năng suất cao. Cải tạo diện tích canh tác thâm canh tăng vụ. Mua máy móc thiết bị như máy cày, máy tuốt lúa thay thế, giảm nhẹ sức lao động …
- Về chăn nuôi : Đầu tư mua con giống mới, sản xuất tạo ra các giá trị kinh tế cao.
- Đầu tư cho hộ sản xuất ngành nghề truyền thống :
+ Sản xuất hàng tiêu dùng nội thất : mộc, mây tre đan, trang trí nội thất .
+ Sản xuất vật liệu xây dựng : Khai thác chế biến gạch, đá xây dựng các loại
Sau nhiều năm đầu tư vốn cho hộ sản xuất ở Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thanh Trì đã làm thay đổi hẳn đời sống nhân dân.