“Một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975”
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet25.pdf[/PDF]
Sinh viên: LÊ TỐ THANH HUYỀN
1. Lý do chọn đề tài
Ở thế kỷ XX, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, một mặt
làm cho của cải xã hội ngày càng dồi dào, nhưng mặt khác lại làm suy đồi
giá trị đạo đức của con người, con người chỉ được xem là một “lực lượng
vật chất đơn thuần”, con người đánh mất nhân vị của mình, họ cảm lấy bất
lực và cô đơn trong bộ máy kỹ thuật khủng lồ của xã hội phương Tây hiện
đại, họ lo lắng và sợ hãi, họ đánh mất niềm tin vào mọi thứ, chỉ còn lại bản
thân mình, một cá nhân ích kỹ. Chính lúc này chủ nghĩa hiện sinh ra đời, đã
miêu tả đúng tâm trạng con người lúc bấy giờ, chính vì vậy nó được mọi
người đón nhận một cách nồng nhiệt, đặc biệt là giới trẻ. Chủ nghĩa hiện
sinh đã đi vào đời sống của xã hội phương Tây trở thành một phong cách
sống, một “một mốt thời thượng”. Ngoài ra chủ nghĩa hiện sinh còn có ảnh
hưởng to lớn đến nhiều khuynh hướng triết học, văn học, nghệ thuật của các
nước phương Tây.
Nói đến chủ nghĩa hiện sinh không thể không nhắc đến hiện tượng
học, một khuynh hướng học thuật do Husserl khởi xướng, bởi chính nhờ
hiện tượng học mà chủ nghĩa hiện sinh mới trở thành một trào lưu triết học
phổ biến ở các nước phương Tây. Hiện tượng học của Edmund Husserl đặt
cơ sở lý luận về phương pháp, có ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các trào
lưu triết học phi duy lý xuyên suốt thế kỷ XX ở phương Tây, trong đó, đáng
kể nhất là vai trò quyết định của hiện tượng học đối với sự hình thành và
phát triển của chủ nghĩa hiện sinh. Có thể nói nếu thiếu hiện tượng học thì
chủ nghĩa hiện sinh không thể có cơ sở lý luận và phương pháp luận để trở
thành một trào lưu triết học, cho nên ở đâu chủ nghĩa hiện sinh tồn tại thì ở
đó có sự biểu hiện của hiện tượng học.
Lê Tố Thanh Huyền
1
Khóa luận tốt nghiệp
Chủ nghĩa hiện sinh được thịnh hành và ưa chuộng không chỉ ở
những nước phương Tây mà còn lan sang các nền văn hóa khác trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện sinh du nhập
trước hết vào miền Nam từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước, và trên
thực tế nó đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống tinh thần
của các tầng lớp dân cư trong xã hội, đồng thời thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của giới học thuật.
Chủ nghĩa hiện sinh tồn tại và trở nên phổ biến ở miền Nam khi nó
hiện diện khá thường xuyên trên sách báo như: Sáng tạo, Văn nghệ, Văn
học, đặc biệt tạp chí Bách khoa. Chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện trong nhiều
hình thức khác nhau như sân khấu, điện ảnh, cải lương, nghệ thuật, đặc biệt
là văn học (chủ yếu là tiểu thuyết), vì nó phù hợp với thiên hướng miêu tả
trạng huống hiện hữu của con người mà chủ nghĩa hiện sinh chủ trương.
Văn học hiện sinh ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 thực sự đã góp
phần quan trọng trong việc phản ánh bối cảnh lịch sử đầy bế tắc, khủng
hoảng và chiến tranh ác liệt ở nước ta. Hơn nữa, nghiên cứu về văn học hiện
sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975 để một phần nào thấy được cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc chiến đầy đau
thương và mất mát nhưng rất đỗi anh hùng và đáng tự hào. Đây là cuộc
chiến tranh toàn diện, diễn ra trên tất cả các mặt, trong đó cuộc đấu tranh
trên lĩnh vực ý thức hệ cũng là cuộc chiến hết sức phức tạp, cam go không
kém cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quân sự.
Ngày nay chiến tranh đã kết thúc nhưng những di hại do nó để lại
trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng vẫn còn chưa khắc phục hết thì với xu thế
toàn cầu hóa, Việt Nam mở cửa giao lưu với nền văn hóa các nước trên
thế giới, trong đó có những ảnh hưởng tích cực và cũng có những ảnh
hưởng tiêu cực. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống lại ảnh hưởng tiêu
cực của văn hóa nước ngoài cùng sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh cũng
như hiện tượng học trên bình diện mới trở nên hết sức phức tạp. Đòi hỏi
Lê Tố Thanh Huyền
2
Khóa luận tốt nghiệp
chúng ta phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến chủ nghĩa hiện sinh cũng
giống như hiện tượng học.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Một số biểu hiện của hiện
tượng học trong văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học từ khi mới ra đời đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Ở
Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng
học đã xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên trên các tạp chí chuyên
ngành và xuất bản thành sách.
Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện
sinh và văn học hiện sinh ở miền Nam trước 1975 từ góc nhìn phê phán.
Một số công trình tiêu biểu thuộc khuynh hướng này bao gồm:
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong công trình Phê phán văn học hiện sinh
chủ nghĩa (1989) đã phê phán chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh chủ
nghĩa đã coi rẻ, chà đạp con người, xem con người chỉ là một hữu thể tiêu
cực “sợ hãi và run rẩy”, cô đơn và bất lực, phiêu lưu và tuyệt vọng. Tác giả
kết luận: một trong những di hại cần “phê phán nghiêm khắc” cái gọi là văn
học hiện sinh ở Sài Gòn và vấn đề cần kết luận ở đây là phải khẳng định
tính chất phản động của bộ phận văn học tự nhận mình là hiện sinh này.
Trong thời gian trước 1975, tác giả Phạm Văn Sĩ phê phán tư tưởng
hiện sinh trong tiểu thuyết Yêu của Chu Tử. Nhưng trong tác phẩm Về tư
tưởng và văn học phương Tây hiện đại (1986), ông lại có những chuyển biến
về lập trường nghiên cứu với những nhận định khách quan hơn về chủ nghĩa
hiện sinh và văn học hiện sinh phương Tây khi trình bày những quan niệm
mỹ học của các nhà hiện sinh chủ nghĩa để thấy rõ “nó là cái gì”. Tuy nhiên
ông vẫn giữ thái độ phê phán khá quyết liệt đối với một số phạm trù của chủ
nghĩa hiện sinh như lo âu, dấn thân ... Tác giả thừa nhận một số giá trị trong
Lê Tố Thanh Huyền
3
Khóa luận tốt nghiệp
văn học hiện sinh phương Tây tuy nhiên đối với văn học Sài Gòn thì ông lại
phê phán: “Văn học hiện sinh ở Sài Gòn ít có cái vẻ cao đạo, cái dáng siêu
thoát như đã có trong một số truyện ở phương Tây, cũng ít có những băn
khoăn dây dứt về thân phận con người như ở châu Âu” [21, 360-361].
Cũng trong chiều hướng nghiên cứu phê phán này còn có thể kể tên
các công trình tiêu biểu khác như Triết học và cuộc đấu tranh ý thức hệ
(1984) của Phạm Như Cương (chủ biên), Triết học tư sản phương Tây hôm
nay (1986) của Vũ Khiêu (chủ biên), Mấy trào lưu triết học triết học
phương Tây (1988) của Phạm Minh Lăng.
Có thể nhận định chung rằng, trong các công trình kể trên, triết học
phương Tây hiện đại nói chung, hiện tượng học nói riêng được trình bày còn
khá sơ lược, và được tiếp cận từ góc nhìn “phê phán triết học tư sản hiện
đại”. Điều đó phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, cùng hòa nhịp với bầu không
khí đổi mới thì lập trường nghiên cứu của các học giả về triết học phương
Tây hiện đại có những chuyển biến tích cực với những lời nhận định, đánh
giá cởi mở và toàn diện hơn, thể hiện khá rõ nét trong các công trình sau:
Văn học hiện đại, văn học Việt Nam giao lưu và gặp gỡ (1994) của
tác giả Trần Thị Mai Nhi là công trình đã đề cập một cách hệ thống về sự
giao lưu và gặp gỡ giữa chủ nghĩa hiện đại nói chung và chủ nghĩa hiện sinh
nói riêng và văn học Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng trong chuyên khảo Chủ nghĩa hiện sinh:
Lịch sử, sự hiện diện ở miền Nam Việt Nam (1999) đã cho rằng chủ nghĩa hiện
sinh Sài Gòn đã đánh mất bộ mặt chống duy lý một cách nhất quán như ở
phương Tây, không phủ nhận đối với xã hội tiêu thụ mà lựa chọn hiện sinh
trong bội thực khoái lạc. Tác giả khẳng định chủ nghĩa hiện sinh Sài Gòn vẫn
giữ được cái lõi của nó là một chủ nghĩa hiện sinh bi quan đến cùng cực. Có
thể thấy rằng, đây là một trong số những công trình đầu tiên ở Việt Nam
nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh từ quan điểm khách quan và biện chứng.
Lê Tố Thanh Huyền
4
Khóa luận tốt nghiệp
Triết học phương Tây hiện đại (2002) của hai nhà nghiên cứu Bùi
Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng cũng là một công trình nghiên cứu khá
công phu về triết học phương Tây hiện đại. Công trình đã đưa ra các nhìn
khách quan và đúng đắn về vai trò, vị trí của hiện tượng học và chủ nghĩa
hiện sinh trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại.
Tác giả Nguyễn Hào Hải trong Một số học thuyết triết học phương
Tây hiện đại (2001) cũng đã giới thiệu những nét khái quát về quan điểm và
mối quan hệ giữa hiện tượng học Husserl và chủ nghĩa hiện sinh. Ông viết:
“Có thể nói không nhờ vào hiện tượng luận của Husserl như một phương
pháp quan trọng thì chủ nghĩa hiện sinh không thể phát triển mạnh mẽ như
chúng ta đã biết” [13, 110].
Trong năm 2010, các tác giả Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp, và
Phạm Quỳnh Trang đã cho ra mắt bạn đọc công trình chuyên khảo Hiện
tượng học của Husserl. Có thể nói, so với các công trình nghiên cứu về hiện
tượng học của Husserl từ trước đến nay thì đây là công trình mang tính
chuyên sâu.
Các tài liệu nghiên cứu về triết học phương Tây hiện đại và hiện
tượng học cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt như Triết học phương
Tây hiện đại (1994) của Lưu Phóng Đồng; Triết học phương Tây hiện đại –
Từ điển (1996); Các con đường của triết học phương Tây hiện đại (1997)
của J.K. Melvil; Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (2004)
của Trần Đức Thảo; Hiện tượng học Husserl (2005) của Diêu Trị Hoa...
Trong các công trình này, hiện tượng học của Husserl và nhiều học thuyết
triết học hiện đại khác ở phương Tây được nghiên cứu một cách vừa tổng
quát vừa chuyên sâu tương ứng với đối tượng và mục đích nghiên cứu.