ĐỀ TÀI
Kinh tế tri thức và sự phát triển của nó ở Việt Nam hiện nay
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet03.pdf[/PDF]
Nguồn: Sưu tầmKinh tế tri thức và sự phát triển của nó ở Việt Nam hiện nay
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet03.pdf[/PDF]
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa về kinh tế, với xung lực là kinh tế tri thức đã và đang
trở thành xu thế phát triển khách quan của thế giới đương đại. Những dự
báo thiên tài của C.Mác và Ph. Ăngghen cách đây gần 200 năm về sự
“xuất hiện của công nhân khoa học”, “tri thức sẽ trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp”, “lực lượng sản xuất tinh thần”, “giá trị lao động cơ bắp
trong sản phẩm làm ra sẽ được giảm cực nhỏ”...Giờ đã trở thành hiện
thực. Đó là một trong những quy luật vận động căn bản của lịch sử nhân
loại ngày nay, mà Việt Nam chúng ta đang trên con đường công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng
không thể đứng ngoài quy luật đó.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà tri thức và khoa học - công nghệ trở
thành yếu tố quyết định nhất của nền sản xuất. Trong điều kiện ngày nay
thì phát triển nền kinh tế tri thức là xu thế chung của nhân loại. Nó là cơ hội
cho các Quốc gia trên thế giới tiếp cận những thành tựu của khoa hoc -
công nghệ, trao đổi thông tin, tri thức khoa học để nhằm nâng cao năng
suất lao động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng bên cạnh đó,
nó cũng tạo ra những thách thức, nếu như không nhanh chóng nắm bắt
những thành tựu của khoa học - công nghệ, tri thức khoa học sẽ bị lạc hậu,
không bắt kịp với xu thế của nhân loại.
Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế lâu dài của nhân loại, không ai có
thể phủ nhận rằng, thời nào cũng vậy, tri thức vẫn nằm ở trung tâm của sự
tăng trưởng kinh tế và nâng cao từng bước phúc lợi xã hội “Phi trí bất
hưng”. Năng lực phát minh và canh tân, nghĩa là tạo ra những ý tưởng mới,
kiến thức mới và sau đó được cụ thể hóa trong sản phẩm, trong những cách
tổ chức sản xuất, trong công nghệ sản xuất,....theo dòng lịch sử chính là
nhân tố làm ra sự phát triển của xã hội loài người. C.Mác đã từng đánh giá
ý nghĩa vĩ đại của khoa học và xem khoa học là lực lượng sản xuất trực
tiếp. Tuy vậy cách nói về kinh tế tri thức ( hay nền kinh tế đặt trên cơ sở tri
thức ) thì lại mới xuất hiện gần đây.
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Con đường
công nghiệp của các nước đi trước vừa có những bước tuần tự vừa có
những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi
khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông
tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức
cao hơn những thành tựu về khoa học - công nghệ, từng bước phát triển
kinh tế tri thức” [ 17; 71]
Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhanh chóng xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội. Trong cách tiếp cận phát triển hiện nay, cần thiết phải đặt
vấn đề phát triển tri thức vào đúng tầm của nó. Cho dù có nhắc đến khái
niệm này hay không, nội dung chủ yếu của các chính sách phát triển nếu
không hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế dược dựa trên cơ sở của
tri thức khoa học hiện đại thì sẽ không có cơ hội nói đến việc rút ngắn quá
trình và thời gian tiến kịp các nền kinh tế đã phát triển. Tiến cùng thời đại
trong phát triển kinh tế hiện nay đòi hỏi phải có sự “nắn dòng” chiến lược
xóa đói giảm nghèo theo hướng trước hết tập trung cho xóa đói nghèo về tri
thức ( tức là nâng cấp năng lực tiếp cận với kinh tế của con người, đồng
thời tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách thể chế và hội nhập với
dòng chảy chung của xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện đại.
Như vậy, nghiên cứu về kinh tế tri thức và vai trò của nó đối với Việt
Nam hiện nay là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Với
mong muốn tìm hiểu kinh tế tri thức ở Việt Nam, tôi chọn vấn đề: Kinh tế
tri thức và sự phát triển của nó ở Việt Nam hiện nay làm đề tài khóa luận
của mình.