Học thuyết “Tam tòng”, “tứ đức” và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet36.pdf[/PDF]
Sưu tầm[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet36.pdf[/PDF]
1. Lý do chọn đề tài:
Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, cùng với Ấn
Độ, Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hóa rực rỡ, phong phú
và cổ xưa nhất của nền văn minh ấy, nhiều phát kiến, nhiều triết gia, học
thuyết kinh điển đã từ trung tâm văn hóa này mà sinh ra.
Trong số các học thuyết lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho
giáo, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hay tri thức bàn về văn chương, lục
nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng Tử, ông đã hệ thống những tư
tưởng và tri thức rời rạc trước đây thành một học thuyết hoàn chỉnh gọi là
Nho học hay “Khổng học”.
Nho học là một bộ phận cấu thành triết học Trung Quốc cổ trung đại,
đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành hệ tư tưởng độc tôn của chế độ
phong kiến, nó chuyên đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị -
đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người. Đây cũng
có thể xem là một nét đặc trưng cơ bản của triết học Trung Quốc, vì vậy,
khi du nhập vào Việt Nam Nho giáo đã dần thích nghi và ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Nó ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa tinh thần người
Việt, trong đó phải kể đến học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức”.
Trong hệ thống tư tưởng triết học Nho giáo, người phụ nữ không
được coi trọng, họ không hề có quyền lợi đối với bản thân, cũng như xã
hội. Nhưng những tư tưởng tiến bộ của thời đại đã giải phóng người phụ nữ
và đem cho họ quyền tự do và bình đẳng đối với nam giới. Vì vậy, trong
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai
trò của người phụ nữ trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước: Con
người là yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó người phụ nữ là lực lượng
đông đảo, nắm vai trò to lớn trong gia đình và ngoài xã hội.
Khi Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới với nhiều thay đổi lớn lao
trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... đã dẫn đến những
thay đổi về yêu cầu, những đòi hỏi, những tiêu chí đánh giá của xã hội về
người phụ nữ. Người phụ nữ trong thời hiện đại phải là người phụ nữ nổi
trội hơn, tài giỏi hơn, tích cực tham gia các công tác xã hội, đảm đang việc
gia đình… Bên cạnh những nét đẹp hiện đại, người phụ nữ vẫn cần phải
giữ gìn những nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Học
thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” được xem là một trong số những nét đẹp đó,
loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực, nó góp phần làm nên nét đẹp truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong giai đoạn quốc tế hóa, toàn cầu
hội nhập kinh tế, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, người phụ nữ Việt Nam cần khắc phục quan niệm “Tam tòng” và
tiếp thu vận dụng “Tứ đức” (công – dung – ngôn – hạnh) như thế nào là
một vấn đề có ý nghĩa thiết thực.
Vì vậy tôi chọn học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo và
ảnh hường của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay – thực trạng và
giải pháp là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Vấn đề ảnh hưởng của học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho
giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay đã thu hút được sự quan tâm
và chú ý của nhiều tác giả Nho học, triết học, các nhà bình luận… Và cho
đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau
về vấn đề này. Điển hình là “Nho giáo” của Trần Trọng Kim với hai tập:
Quyển Thượng và Quyển Hạ; “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu;
“Chuyên khảo về Nho giáo” của Đặng Thai Mai; “Nho giáo xưa và nay”
của Vũ Khiêu…