HỌC TẬP THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet22.pdf[/PDF]
SV: Đinh Thị Phương ( chủ nhiệm đề tài) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet22.pdf[/PDF]
SV: Hoàng Thị Thúy Nhung (thành viên)
Mở đầu……………………………………………………………………..1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài................................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài........................................5
5. Đóng góp của đề tài.....................................................................................5
6. Kết cấu của đề tài........................................................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
1.1. Phương thức đào tạo tín chỉ: lịch sử và một số khái niệm.......................6
1.1.1. Lịch sử phương thức đào tạo tín chỉ .....................................................6
1.1.2. Một số khái niệm về đào tạo tín chỉ....................................................11
1.2. Tổng quan về chương trình đào tạo theo phương thức tín chỉ ở Khoa Lý
luận chính trị, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế..............................14
1.2.1. Mục tiêu đào tạo cử nhân Triết học theo phương thức tín chỉ............16
1.2.2 Nội dung chương trình đào tạo ngành Triết học..................................16
1.2.2.1. Khái quát nội dung chương trình đào tạo.........................................16
1.2.2.2. Khung chương trình đào tạo chi tiết.................................................17
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC HỌC TẬP
THEO PHƢƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở KHOA LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ, TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ
2.1. Thực trạng của việc học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ ở Khoa Lý
luận chính trị, Đại học khoa học - Đại học Huế
2.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của Khoa Lý
luận chính trị hiện nay........................................................................20
2.1.2. Thực trạng về tổ chức lớp học phần và lớp chuyên ngành..................21
2.1.3. Thực trạng về việc học tập của sinh viên các lớp chuyên
ngành.............................................................................................................21
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ
ở Khoa Lý luận chính trị...............................................................................29
2.2.1 Những giải pháp cơ bản trong việc học tập theo phương thức đào tạo
tín chỉ.............................................................................................................29
2.2.2. Một số kiến nghị về giải pháp.............................................................34
Kết luận........................................................................................................35
Tài liệu tham khảo.......................................................................................36
Phụ lục..........................................................................................................37
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín chỉ là một phương thức đào tạo tiến bộ trên thế giới, hệ thống này
lần đầu tiên, vào năm 1872 được áp dụng tại Viện Đại học Harvard - Hoa
Kỳ, hệ thống này ra đời như một cách để giải quyết những vấn đề của giáo
dục trung học Hoa kỳ và nó đã đem lại những thành quả to lớn trong nền
kinh tế tri thức và cách đào tạo hiệu quả này đã được nhiều quốc gia học hỏi
và áp dụng. Để bắt kịp với sự tiến bộ của thời đại ,đồng thời nhằm đổi mới
giáo dục đại học ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu chuyển đổi
từ việc thực hiện chương trình đào tạo theo nhóm sinh viên được chia thành
lớp theo kiểu Đông Âu (Xô viết) thành việc thực hiện đào tạo theo hệ thống
tín chỉ kiểu Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm học 2008-2009 và đòi hỏi phải hoàn tất
việc chuyển đổi này trước năm 2012.
quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo), Trường đại học Khoa học Huế nói chung và Khoa Lý luận Chính trị nói
riêng đã triển khai phương thúc đào tạo tiên tiên này kể từ khóa tuyển sinh
năm học 2008-2009. Trải qua một thời gian, đến nay phương thức đào tạo
tín chỉ đã mang lại những thành quả nhất định, nhưng cùng với đó đã và
đang tồn tại những vấn đề không nhỏ. Vì đây là phương thức đào tạo mới
nên còn nhiều vấn đề liên quan mà cả sinh viên và giáo viên vẫn đang lúng
túng, vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là cả sinh viên và giáo viên cần
có sự trang bị cơ bản về phương thức đào tạo tín chỉ để quá trình giảng dạy
và học tập diễn ra theo đúng tinh thần của nó, đặc biệt là với đặc thù chuyên
ngành lý luận chính trị, làm sao để thích ứng với điều kiện mới.
Tuy vậy trong điều kiện thực hiện đào tạo theo phương thức mới trong
giai đoạn đầu tiên hiện nay, Nhà trường nói chung cũng như Khoa nói riêng
đang cố gắng để vượt qua quá nhiều rào cản và sức ỳ trong quá trình chuyển
đổi, trong quá trình chuyển đổi vẫn đang tồn tại những bất cập trong hoạt
động dạy và học của giáo viên và sinh viên như: cách tính điểm, cách đăng
ký học phần, cách đề nghị phúc khảo, cách cập nhật điểm, tính công bằng
trong hoạt động học tập giữa các sinh viên với nhau, cách tổ chức học nhóm,
thảo luận, cách đánh giá của thầy cô. Các chế tài chính sách về giáo trình,
Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
học phí, thực tập, thực tế...đang còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, đòi hỏi phải
có sự nghiên cứu, phân tích để làm rõ một cách nghiêm túc thực trạng hiện
nay, từ đó đề ra những giải pháp để quá trình dạy và học theo phương thức
mới diễn ra một cách có hệ thống và thuận lợi hơn. Đồng thời nhằm đưa đến
cho giáo viên và sinh viên những kiến thức chung về phương thức đào tạo
tín chỉ, chúng tôi đã chọn đề tài "Học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ
ở khoa Lý luận chính trị trường Đại học khoa học - Đại học Huế" để đáp
ứng nhu cầu tìm hiểu của giáo viên và sinh viên trong khoa Lý luận chính
trị.
học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ được
thực hiện đối với sinh viên ở Khoa lý luận Chính trị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh ngành giáo dục đại học đang
thực hiện bước chuyển đổi phương thức đào tạo theo hệ tín chỉ, những hiểu
biết về phương thức đào tạo mới này với nhiều thầy, cô giáo và sinh viên
còn nhiều bỡ ngỡ. Nhìn chung, chúng ta bắt đầu tìm kiếm thông tin ở nhiều
nguồn khác nhau về phương thức đào tạo này trên thế giới, việc áp dụng vào
các trường đại học trong nước. Chúng tôi tìm hiểu tổng quan những bài viết
về Đào tạo tín chỉ ở các trường Đại học nước ngoài như: mục tiêu sư phạm
của hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách giáo dục
Đại học Việt Nam (Eli Mazur & Phạm Thị Ly); Hệ thống tín chỉ tại các
trường đại học Hoa Kỳ : Lịch sử phát triển, Định nghĩa và cơ chế hoạt động
(Trexler C.J.Trexler); Vài nét về hệ thống tín chỉ Đại học Châu Âu (Hà
Dương Tùng).
Trong nước, các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài
như: Tác giả Hoàng Văn Vân với bài viết "Phương thức đào tạo tín chỉ: lịch
sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp dạy - học ở bậc đại học" đã
làm rõ : Tín chỉ là một phương thức đào tạo tỏ ra có nhiều ưu thế so với
phương thức đào tạo truyền thống. Ở Việt Nam cách đây một vài năm đã có
một số trường đại học chủ động áp dụng phương thức đào tạo tiên tiến này.
Tuy nhiên, do tính toán chưa kĩ, chưa có những bước đi phù hợp và nhất là
chưa lường trước được những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình áp
dụng cho nên kết quả của việc áp dụng này thường không theo mong muốn.
Với cách đặt vấn đề như vậy, tác giả trả lời câu hỏi: “Tín chỉ là gì?”, nêu bật
những đặc điểm chính của phương thức đào tạo theo tín chỉ, những lợi thế