Luận văn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Pokemon_kute

New member
Xu
0

LUẬN VĂN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Chương I: Một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp


I. Khái niệm về chiến lược kinh doanh và những đặc điểm của nó


1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh


2. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh


II. Nội dung, vai trò, vị trí của chiến lược kinh doanh trong hoạt
động kinh doanh


1. Những yếu tố cấu thành của một chiến lược kinh doanh …


2. Phân loại chiến lược kinh doanh


3.Vai trò của chiến lược kinh doanh


III.Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh


IV. Các nhân tố ảnh hưởng


Chương II – Thực trạng kinh doanh và hoạt động hoạch định chiến
lược kinh doanh tại Công ty Vật tư Thiết bị Alpha


I.Quá trình phát triển và những đặc điểm kinh doanh chủ yếu của
Công ty


1.Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty


2.Những đặc điểm kinh doanh chủ yếu của Công ty


2.1.Đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh


2.2.Trang thiết bị , máy móc, cơ sở vật chất của Công ty

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/Chuyen nganh/qt236_8067.pdf[/PDF]


Nguồn thuvienso
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập chung việc sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu thực hiện theo chỉ thị, kế hoạch của nhà nước. Nhà nước chi vật tư đến tận xưởng để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Thời đó chưa có cạnh tranh sản phẩm sản xuất ra được nhà nước phân phối và sử dụng. Do đó yếu tố tiết kiệm vật tư chưa được các doanh nghiệp chú trọng nhiều. Tuy rằng thời đó chính phủ đã đặt ra một số mức, định mức tiêu dùng vật tư nhưng chưa có hình thức rõ ràng để khuyến khích các doanh nghiệp và công nhân tiến hành sản xuất tiết kiệm.

Khi mà nền kinh tế của đất nước đã chuyển sang cơ chế thị trường, yếu tố cạnh tranh được đẩy mạnh và khốc liệt hơn. Mỗi một doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại thì ngày càng phải phát triển và phải có cách thức, kế hoạch, chiến lựơc rõ ràng để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.

Đặc biệt hiện nay đất nước đang trong thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới. Thị trường được mở rộng hơn đối với các doanh nghiệp trong nước đồng thời thị trường trong nước cũng phải mở rộng để các doanh nghiệp nước ngoài vào sản xuất và kinh doanh. Khi đó các doanh nghiệp việt nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn để tồn tại và phát triển. Trong điều kiện đó để tồn tại và cạch tranh được thì mỗi doanh nghiệp cần phải có một chiến lược, kế hoạch rõ ràng cho doanh nghiệp mình. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cạnh tranh là giá và chất lượng của hàng hoá, các dịch vụ đi kèm… Trong các yếu tố đó thì giá cả là có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Thông thường trong gía trị của sản phẩm thì giá trị vật tư thường chiếm từ 70%-80%. Do đó biện pháp tốt nhất để giảm giá thành sản phẩm là thực hiện tiết kiệm vật tư từ ngay khâu đầu vào của sản xuất . Tiết kiệm vật tư là yêu cầu cần thiết và cấp bách đối với mỗi doanh nghiêp sản xuất trong điều kiện kinh doanh hiện nay, khi mà nguyên vật liệu… để sản xuất sản phẩm ngày một đắt và khan hiếm, những nguyên vật liệu quý hiếm ngày càng cạn kiệt.
 
Có thể nói bước vào năm 2003 thị trường vận tải hàng không ViệtNam có nhiều điều kiện phát triển ,theo các con số thống kê cho phép có cái nhìn lạc quan về một năm hoàn thành kế hoạch tăng trưởng .Tuy nhiên dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đã làm đảo lộn tất cả mọi dự báo của của các chuyên gia và khiến mọi kì vọng vào một thị trường tăng trưởng mạnh trong năm 2003 trở nên xa vời.

Dịch bệnh SARS có thể ví như một cơn cuồng phong với tâm bão trong khu vực nhạy cảm nhất của thị trường vận tải hàng không VN nói riêng và khu vực nói chung đã khiến toàn bộ thị trường sụt giảm kéo theo đó là tình trạng khó khăn của các hãng hàng không,các cảng hàng không cũng như nhưng dịch vụ hàng không…

Một số thống kê cho thấy ảnh hưởng của dịch bệnh SARS đối với hãng hàng không như sau:

Do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS nên kết quả khai thác bị sụt giảm mạnh thị trường hành khách chỉ bằng 40-50% so với cùng kì năm trước .Tổng lượng hành khách 6 tháng là 2,96 triệu khách ,giảm 11,6%…

Sáu tháng đầu năm 2003 ,trên các đường bay quốc tế ra vào Việt Nam ,các hãng hàng không đã vận chuyển được khoảng 1,69 triệu khách ,giảm 16,1%…

có thể nói ,từ trước đến nay chưa có sự kiện nào có thể so sanh với dịch SARS về mức độ tàn phá mà nó gây ra kể cả khủng hoảng kinh tế Châu á năm 1997 cũng như khủng bố ở Mĩ ngày 11/9.

Cũng như mọi hãng hàng không khác trên thế giới ,Việt Nam Airlines cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh sars một số số liệu cho thấy như sau 6 tháng chỉ vận chuyển được khoảng 686 nghìn hàng khách,giảm 17,6% so với cùng kì …
 
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế, trước hết là khu vực ASEAN, minh chứng là chúng ta đã tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA và mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2005 sẽ là thành viên của của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi tham gia vào sân chơi lớn hơn vượt ra khỏi biên giới quốc gia sẽ nhận được nhiều cơ hội nhưng cũng chịu sức ép lớn hơn từ sự cạnh tranh và những luật lệ khắc nghiệt hơn.

KIDOCO đã đón nhận những cơ hội và thách thức từ những thị trường như thế nào? Câu trả lời của họ chính là việc tích cực tham gia vào thương mại quốc tế và đặc biệt là quyết định đầu tư sang thị trường Mỹ. Liệu hoạt động đầu tư của KIDOCO tại thị trường Mỹ có phải là một sự chủ động vươn mình ra thế giới hay chỉ là một bước đột phá thụ động. Để làm rõ về các bước đi của KIDOCO trong quá trình đầu tư trực tiếp sang Mỹ, tôi xin viết đề tài: “ Hoạt động đầu tư sản xuất tại Mỹ của công ty bánh kẹo KIDOCO”.

Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong có được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn bè để nâng cao chất lượng của đề án này và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
 
Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kì quốc gia nào, doanh nghiệp cũng là đơn vị cơ sở, một tế bào của nền kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trực tiếp phối hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả nhất.

Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin các hình thức tổ chức doanh nghiệp cũng ngày càng đa dạng và các loại hình sở hữu của doanh nghiệp cũng ngày càng phong phú hơn. Do đó, nếu đứng trên quan điểm khác nhau chúng ta có thể định nghĩa về doanh nghiệp cũng khác nhau:

Nếu đứng trên quan điểm tổ chức có thể hiểu: Doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm thực hiện mục đích đề ra.

Nếu đứng trên quan điểm chức năng có thể hiểu: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/Thuong mai/TM120.pdf[/PDF]
 
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp.

Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời.

Từ khi thành lập (năm 1996) tới nay dưới sự quản lý của Nhà nước, Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã có xu hướng vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh và thực tế đã đem lại những kết quả tốt đẹp.

Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp” nhằm đưa các kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và phương pháp luận chủ yếu về xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của Tổng Công ty trong thời gian qua.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/quan tri/QT006.pdf[/PDF]
 
Trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay một doanh nghiệp muốn thành công không thể bị động trước những thay đổi của môi trường. Một doanh nghiệp muốn thành công chắc chắn phải biết mình đang làm gì ?, mình sẽ làm gì ? và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ là gì ?. Để trả lời được những câu hỏi trên đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phải bằng cảm tính một cách chủ quan.

Đã từ lâu các doanh nghiệp nước ngoài đã có được tầm nhìn xa và rộng trong kinh doanh và họ đã chứng tỏ sự thành công của họ bằng việc chiếm lĩnh được phần lớn các thị trường “béo bở” tại các nước sở tại. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề bị động trước biến động của môi trường, chậm biến đổi, không có tầm nhìn xa vẫn luôn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp. Tại sao các doanh nghiệp nước ngoài lại có được một sự linh hoạt trong kinh doanh đến như vậy? Câu trả lời đó là hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài khi bước chân vào một thị trường mới đều được trang bị những chiến lược kinh doanh nhất định.

Chính vì những lý do trên, cho nên việc tiếp xúc với những kiến thức về chiến lược kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại nói riêng

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/quan tri/QT029.pdf[/PDF]
 
Trong những năm qua nhờ đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp đã có sự phân cực, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xác định cho mình một kế hoạch chiến lược đúng đắn, nếu không có kế hoạch chiến lược hoặc có kế hoạch chiến lược sai lầm thì chắc chắn sẽ nhận được sự thất bại trong hoạt động kinh doanh.

Trước đây nhiều doanh nghiệp đã thành công là do chỉ chú ý đến chức năng hoạt động nội bộ và thực hiện các công việc hàng ngày của mình một cách có hiệu quả nhất, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phải đối mặt với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và có nhiều rủi ro. Do vậy, chỉ chú ý đến chức năng nội bộ và công việc hàng ngày là không đủ, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần thiết phải vạch ra kế hoạch chiến lược đúng đắn nhằm triệt để tận dụng các cơ hội kinh doanh và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ từ đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tiễn kinh doanh trong và ngoài nước cũng đặt ra vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp thành công và làm ăn có lãi trong điều kiện thay đổi của môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tài nguyên hiếm hoi. Do vậy kế hoạch chiến lược không thể thiếu được, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/quan tri/QT128.pdf[/PDF]
 
Hiện nay, kinh doanh trong cơ chế thị trường phần lớn các doanh nghiệp phải trực diện với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và nhiều rủi ro. Nếu như trước đây (trong thời kỳ bao cấp) chúng ta không chấp nhận các quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quan hệ hàng hoá tiền tệ, quy luật cạnh tranh,... thì ngày nay, khi chuyển sang cơ chế thị trường chúng ta đã phải chấp nhận những quy luật đó như một sự tất yếu khách quan. Chính điều này làm cho môi trường kinh doanh rất sôi động và phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt và phân tích được đầy đủ về môi trường kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển được. Một sự nhận biết đầy đủ về đối thủ cạnh tranh, những cơ hội, những nguy cơ về phía môi trường cũng như điểm mạnh và điểm yếu của các đối tác và của chính bản thân mình sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Quản trị chiến lược hiện đại giúp doanh nghiệp làm rõ tầm quan trọng của việc chú trọng nhiều hơn đến việc phân tích môi trường và hoạch định các chiến lược liên quan trực tiếp đến điều kiện môi trường.

Xét trên giác độ vĩ mô của một quốc gia để đạt được mục tiêu tổng hợp về kinh tế - chính trị - văn hoá.... thì cần phải có mục tiêu chiến lược phù hợp mới có thể đạt được mục đích mong muốn, ngược lại hoạch định một chiến lược không đúng sẽ đưa đất nước vào tình trạng khủng hoảng và kinh tế rối ren về chính trị sẽ tụt hậu lại so với thế giới xung quanh.

Xét trên giác độ vi mô doanh nghiệp cũng phải có một chiến lược kinh doanh thích ứng với nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các đổi thủ cạnh tranh khác. Có như thế các mục tiêu đề ra mới có cơ sở khoa học để thực hiện.

Là một sinh viên thực tập ở Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12 thuộc Tổng công ty xây dựng thuỷ điện Sông Đà, qua quá trình khảo sát và tìm hiểu em thấy rằng điều quan tâm lớn nhất của Công ty là có một đường đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Chính điều này đã thôi thúc em nghiên cứu và mạnh dạn chọn luận văn tốt nghiệp " Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12", nhằm góp thêm ý kiến của mình vào quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/quan tri/QT234.pdf[/PDF]
 
Sự nhạy cảm về giá và co dãn về nhu cầu

nhạy cảm về giá của khách hàng là một trong những yếu tố bên ngoài mà các nhà chiến lược cần tìm hiểu. Dù bạn định cung cấp cho khách hàng một ổ đĩa máy tính mới, một dòng sản phẩm thực phẩm ăn liền có hàm lượng đường thấp, hay một liệu pháp trị bệnh khoa học, bạn đều cần phải hiểu rõ mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu của khách hàng.

Một nguyên lý cơ bản của kinh tế học là trong một thị trường tự do, mọi người sẽ mua nhiều một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó khi giá hạ, và mua ít khi giá tăng, nếu tất cả các yếu tố khác không đổi. Điều này vừa rõ ràng về trực giác vừa dễ chứng minh. Khách hàng đích thực thường nhạy cảm về giá.

Hình 1-2 cho thấy tính co dãn về nhu cầu của hai sản phẩm: A và B. Đường dốc đứng trong đồ thị nhu cầu (D) cho sản phẩm A cho thấy tính nhạy cảm về giá cao đối với sự tăng giá, và ít người mua hơn khi giá tăng. Trái lại, sản phẩm B cho thấy tính nhạy cảm về giá thấp hơn đối với sự tăng giá vì lượng khách hàng chỉ giảm nhẹ khi đối mặt với tình trạng tăng giá. Khi đó các nhà kinh tế học sẽ nói rằng nhu cầu cho sản phẩm B tương đối ít co dãn.

Một số hàng hóa và dịch vụ có tính nhạy cảm về giá tương đối thấp và chỉ trong ngắn hạn. Hãy xem trường hợp nhiên liệu ô tô. Việc giá xăng ở Mỹ tăng 30% vào mùa thu năm 2004 khi giá dầu thô tăng vọt lên 54 đô la mỗi thùng chỉ làm giảm 2-3% mức tiêu thụ xăng ở Mỹ. Vì sao vậy? Mọi người đã bị ràng buộc vào các kế hoạch nghỉ mát và việc di chuyển giữa chỗ làm và nơi ở khiến việc tăng giá này không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu. Tuy nhiên, nếu việc tăng giá kéo dài thì mức tiêu thụ có thể giảm đáng kể do mọi người ngừng mua các loại xe tốn xăng mà chuyển sang dùng phương tiện giao thông công cộng hay sử dụng chung xe để đi làm… Như thể để xác nhận tác động lâu dài này, OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu) mong muốn giá dầu thô quay trở lại mức 32-35 đô la mỗi thùng. Mặc dù sự tăng vọt về giá là cơ hội lớn cho các thành viên OPEC, nhưng họ biết rằng nếu giá vẫn duy trì ở mức cao như vậy thì khách hàng sẽ tìm nhiên liệu thay thế xăng và đầu tư nghiêm túc vào các nguồn năng lượng thay thế. Điều đó về lâu dài sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất dầu mỏ.

Nhiều sản phẩm và dịch vụ thể hiện phản ứng tức thì và gay gắt hơn nhiều đối với việc thay đổi giá, thường là vì sản phẩm hay dịch vụ đó không còn cần thiết nữa hoặc vì có quá nhiều sản phẩm thay thế. Thịt bò là một ví dụ. Mỗi lần giá thịt bò tăng vọt, nhu cầu lại giảm ngay và thậm chí giảm mạnh. Người đi chợ nhìn vào giá và nói: “Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu tôi dùng thịt gà cho bữa tối”.

Các nhà kinh tế học đã dùng thuật ngữ sự co dãn nhu cầu theo giá để xác định tác động của những thay đổi về giá lên nhu cầu của khách hàng. Sự co dãn nhu cầu theo giá được tính như sau:

Co dãn nhu cầu theo giá = Tỷ lệ tăng về giá/Tỷ lệ giảm về số lượng

Như vậy, nếu một công ty tăng giá sản phẩm từ 100 đô la lên 120 đô la, giá sẽ tăng lên 20%. Nếu mức tăng này khiến lượng hàng bán được giảm từ 600 đơn vị xuống 550 đơn vị, thì tỷ lệ giảm sẽ là 8,3%. Theo công thức trên thì mức co dãn nhu cầu theo giá sẽ là:
20/8,3 = 2,4

Con số này càng cao thì khách hàng càng nhạy cảm đối với sự thay đổi về giá.

Thông thường, bạn có thể xác định được khách hàng sẽ phản ứng lại sự thay đổi về giá như thế nào thông qua các nhóm tập trung, bảng câu hỏi và thử nghiệm trực tiếp ở các thị trường địa phương. Ví dụ, một nhà sản xuất ngũ cốc điểm tâm phân phối sản phẩm toàn khối EU có thể thử nghiệm việc tăng giá ở thị trường Brussels (Bỉ) và quan sát tác động này lên doanh số bán theo đơn vị sản phẩm.

Tuy nhiên, để hoàn tất phân tích này, nhà chiến lược nên tính toán tác động dự báo của sự thay đổi giá lên tổng doanh thu. Mọi người có thể mua ít mặt hàng hơn nếu mức giá tăng. Với ví dụ trên, công ty đang bán được 600 đơn vị sản phẩm với giá 100 đô la mỗi đơn vị, thu được 60.000 đô la. Với phương án mới, công ty bán được 550 đơn vị sản phẩm với giá 120 đô la mỗi đơn vị, thu được 66.000 đô la. Cần phân tích sâu hơn để xác định xem liệu con số doanh thu cao hơn đó sẽ đại diện cho một mức lợi nhuận cao hơn hay thấp hơn.

Các nghiên cứu chính thức về mức co dãn nhu cầu theo giá thường được dành cho các động thái mang tính chiến thuật trên thị trường. Tuy nhiên, hiểu được mối quan hệ giữa các mức giá và hành vi mua hàng của khách hàng là một mấu chốt quan trọng trong bài toán dành cho nhà hoạch định chiến lược.

Bạn hiểu sự nhạy cảm về giá của khách hàng trong các thị trường của bạn đến mức nào? Sự hiểu biết đó ảnh hưởng như thế nào đến những chọn lựa chiến lược của bạn?


 
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp.


Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời.


Từ khi thành lập (năm 1996) tới nay dưới sự quản lý của Nhà nước, Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã có xu hướng vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh và thực tế đã đem lại những kết quả tốt đẹp.


Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp” nhằm đưa các kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh.


Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và phương pháp luận chủ yếu về xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của Tổng Công ty trong thời gian qua.
 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá vấn đề tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đến hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trong kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh khốc liệt, do đó muốn giành được lợi thế cạnh tranh ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải tiến hành hoạt động xúc tiến hỗn hợp và các chính sách marketing trong đó chính sách về kênh phân phối có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong thời gian thực tập tại công ty, em thấy hiệu quả hoạt động của kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Hệ Thống Quy chưa được tốt lắm. Do đó, được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đặc biệt là thầy giáo TS.Nguyễn Mạnh Quân và các nhân viên trong Công ty TNHH Hệ Thống Quy em đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TNHH Hệ Thống Quy”.
 
Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất.


Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý chiến lược kinh doanh là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước có bề dầy lịch sử, hiện nay đứng trước sự vận động của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của ngành. Công ty cũng đang cố gắng tìm tòi sáng tạo cho mình một chiến lược phát triển kinh doanh tương đối bền vững trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản trị chiến lược vào điều kiện thực tiễn của công ty nhằm tạo ra cho mình một chiến lược kinh doanh trong định hướng 5-10 năm tới hoặc dài hơn nữa.


Tuy nhiên môi trường kinh doanh luôn thay đổi và việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới và cũng có thể nói không thể đề ra một chiến lược được xem là hoàn hảo nhất.


Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Châu trên cơ sở hệ thống lý thuyết đã được trang bị ở nhà trường và căn cứ vào thực tế của công ty, em đã chủ động lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu" làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top