Luận văn: Biện luận giữa LLSX và QHSX trong thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH ở Việt Nam
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet20.pdf[/PDF]
Sinh Viên: ĐOÀN THỊ CẨM VÂN[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet20.pdf[/PDF]
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử loài người không gì khác hơn là lịch sử phát sinh, phát triển và thay
thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Sự thay thế một hình thái kinh tế - xã
hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác thường được thực hiện thông qua một
cuộc cách mạng xã hội. Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng đó là mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mâu thuẫn này sớm hay muộn cũng sẽ
được giải quyết nhằm xoá bỏ quan hệ sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Vì thế, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản, xuyên suốt, bao trùm toàn bộ lịch sử vận
động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp lên cao. Đây là nền tảng lý
luận và phương pháp luận để giải thích các quá trình phát triển của lịch sử xã hội
loài người.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã chỉ ra
rằng, sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữa các
yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất sẽ đem lại những phương thức liên kết có hiệu quả cao giữa
người lao động với tư liệu sản xuất, thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Việt Nam tiến hành thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu thế
của thời đại, phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với khát vọng của nhân
dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội “có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp” [4, tr.70]. Để thực hiện được điều này thì phương hướng cơ bản đầu tiên
của nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường” [4, tr.72].
2
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã từng chứng kiến một bước ngoặt về tốc
độ phát triển kinh tế, về trình độ của lực lượng sản xuất thế giới. Bước ngoặt mang
tính cách mạng đó được tạo ra sau cuộc cách mạng công nghiệp (diễn ra đầu tiên ở
Anh), từ đó, một dòng thác công nghiệp hóa đã lan nhanh cả bề sâu và bề rộng trên
toàn thế giới. Rất nhiều quốc gia đã trở thành cường quốc trên thế giới nhờ tiến
hành thành công quá trình công nghiệp hóa. Nhiều quốc gia khác đã “đuổi kịp” các
nước phát triển, đưa đất nước thóat khỏi nghèo nàn, lạc hậu khi tiến hành thành
công quá trình công nghiệp hóa. Vì thế, tiến hành công nghiệp hóa là sự lựa chọn
hàng đầu của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, thế giới đang chuyển từ giai đoạn văn minh công nghiệp sang văn
minh hậu công nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra
mạnh mẽ, đã và đang tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật của một nền kinh tế phát triển cao
hơn hẳn nền kinh tế công nghiệp được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: kinh
tế số hóa, kinh tế thông tin, kinh tế tri thức. Cùng với nó là quá trình toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra như là một trong những xu thế phát triển tất
yếu của quan hệ quốc tế hiện đại và không một quốc gia nào có thể tránh khỏi sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của nó.
Trong bối cảnh đó, vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ
sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sớm đưa đất nước đạt tới trình độ phát triển
đồng đều với các nền kinh tế khu vực và thế giới là sự quan tâm hàng đầu của Đảng,
Nhà nước và của cả dân tộc Việt Nam. Muốn vậy, công nghiệp hóa nhất thiết phải
được tiến hành đồng thời với quá trình hiện đại hóa, gắn quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa với quá trình phát triển của nền kinh tế tri thức trên thế giới nhằm mục
tiêu vừa phát triển nhanh và bền vững, Đó cũng là con đường duy nhất giúp chúng
ta “rút ngắn thời gian”, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chính vì vậy, phương hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức của Đảng và Nhà nước là phù hợp với thực tiễn đất nước
và hoàn cảnh quốc tế. Xét dưới góc độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, quá
3
trình này sẽ góp phần phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay đặc biệt là
nguồn lực con người và công cụ sản xuất, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất
tiến bộ, phù hợp, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không
ngừng nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống nhân dân.
Sau 20 năm thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và
10 năm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức,
tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau tăng cao hơn năm trước; kinh tế vĩ mô
tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế được cải thiện
việc huy động các nguồn nội lực và ngoại lực cho phát triển có chuyển biến tích
cực. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực sản
xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm có sự cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử
dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực
và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế.