Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Viết bởi Minh Thạnh
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CỦA N.I. NIKULIN VÀ NHỮNG HẠT SẠN TRONG MỘT SỐ KIẾN GIẢI PHẬT HỌC
Giáo sư tiến sĩ khoa học N.I. Nikulin
Giáo sư Nhicôlai Ivannôuch Nikulin (1931-2005) là một nhà Việt Nam học người Nga, đặc biệt chuyên về văn học và văn hóa Việt Nam. Ngay từ ở cấp đại học, ông đã chọn nghiên cứu về ngôn ngữ, văn học và văn học Việt Nam. Từ năm 1954, khi mới 23 tuổi, ông đã có mặt tại Hà Nội, và từ đó dành trọn sự nghiệp khoa học của mình để nghiên cứu về văn hóa, văn học Việt Nam. Trong những năm 60, ông nhiều lần đến nghiên cứu ở miễn Bắc, và đến năm 1970, ông đã bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay ở Việt Nam gọi là tiến sĩ, về đề tài Văn học Việt Nam). Tiếp tục nghiên cứu sâu về văn học Việt Nam, năm 1976, ông bảo vệ luận án tiến sĩ (nay ở Việt Nam gọi là tiến sĩ khoa học) với luận án Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX mà chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây. Bên cạnh đó, ông cũng là tác giả cả 200 bài báo và công trình nghiên cứu về Việt Nam nói chung, văn học Việt Nam nói riêng đang trên các tạp chí nghiên cứu và báo của Liên Xô trước đây và Liên Bang Nga hiện nay, cũng như trên báo và tạp chí chuyên về văn hóa và văn học Việt Nam. Ông là người hết sức thông thạo tiếng Việt, biết chữ Hán và chữ Nôm. Phu nhân của ông cũng là một nhà nghiên cứu về tiếng Việt nổi tiếng trong giới học thuật Liên Bang Nga. Do nghiên cứu về văn hóa và văn học Việt Nam với sự tập trung nhất định về văn học cổ (là mảng đề tài mà ông đầu tư nghiên cứu để hoàn thành luận án tiến sĩ khoa học), nên ông có chú ý nghiên cứu đến Phật giáo Việt Nam, một trong những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến văn học cổ Việt Nam. Đối với giới nghiên cứu khoa học xã hội Liên Xô và nước Nga sau đó, ông có thể được coi là một trong những người am hiểu về Phật giáo Việt nam hơn cả. Ông là chủ biên của công trình nghiên cứu Phật giáo và văn học (Moskva-2003), trong đó có 3 bài của ông. Ông từng giữ chức vụ Trưởng ban văn hóa Á-Phi, Viện văn học thế giới Gorki thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga.
Giáo sư N.I. Nikulin mất năm 2005, thọ 74 tuổi, trong khi vẫn đang tiếp tục các công trình nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam. Ngoài cương vị là nhà nghiên cứu về văn hóa và văn học Việt Nam, N.I. Nikulin còn có công đào tạo một số nhà nghiên cứu Việt Nam du học tại Liên Xô và Nga sau này.
Luận án tiến sĩ khoa học “văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”
Đây có thể coi là công trình quan trọng bậc nhất nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam được hoàn thành ở Liên Xô vào giữa thập kỷ 70. Thư mục nghiên cứu của luận án có đến 500 tựa sách, tác phẩm nghiên cứu từ nhiều nguồn: Việt Nam, Liên Xô, Đông Âu, Tây Âu.
So với nhiều công trình nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam của các nhà nghiên cứu trong nước thì luận án Văn học Việt Nam từ thời trung cổ đến hiện đại thế kỷ X-XIX của N.I. Nikulin chỉ là một công trình nghiên cứu tầm trung, và nó chưa phải là cuốn lịch sử văn học hoàn chỉnh, theo đúng nghĩa của loại công trình này. Nhưng theo giáo sư tiến sĩ Mai Quốc Liên, thì đâycó thể xem như là ý đồ của tác giả: “Nhìn chung, bố cục các chương của cuốn sách đi theo một tuyến “phi truyền thống” nếu so bố cục tuyến tính của các cuốn lịch sử văn học Việt Nam đã có (một phần cũng bởi đây là luận án tiến sĩ khoa học của tác giả. Tác giả phải nêu được vấn đề mới qua các chương)”(1)
Quả thật, luận án của Giáo sư N.I. Nikulin có nêu được một số kiến giải mới, so với các công trình đã có. Tuy nhiên, bài viết này giới hạn trong nhiệm vụ nhặt những hạt sạn trong luận án nói trên ở những kiến giải có liên quan đến kiến thức Phật học. Do đó chúng tôi không đi sâu vào những kiến giải chung của luân án. Để bạn đọc có thể hình dung qua về luận án, dưới đây xin giới thiệu tóm tắt luận án như sau:
Luận án gồm có phần dẫn nhập, 4 phần chính, phần kết luận có nhan đề Chủ nghĩa quốc tế và sự ra đời của nền văn học cách mạng ở Việt Nam, và thư mục.
Bốn phần chính của luận án được hình thành theo phương pháp nghiên cứu loại hình so sánh, gồm các vấn đề:
- Văn học Việt Nam thời trung cổ và khu vực văn hóa Viễn Đông
- Các đặc điểm của trường ca và giai đoạn mở đầu việc hình thành trường ca
- Sự phát triển của các truyền thống dân tộc trong thi ca Việt Nam thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX
- Sự phát triển của văn học Việt Nam vào thời cận đại và những tiếp xúc với châu âu
Luận án tiến sĩ khoa học của N.I. Nikulin đã được dịch ra tiếng Việt, in trong bộ Lịch sử văn học Việt Nam, NXB. Văn học 2007. Toàn quyển sách có đến gần 100 trang, trong đó luận án tiến sĩ khoa học mà chúng ta đang tìm hiểu chiếm hơn phân nửa.
Những “hạt sạn” trong luận án tiến sĩ khoa học của N.I. Nikulin có liên quan đến những vấn đề Phật học
1. Một sự mất cân đối rất đáng tiếc
Nội dung của luận án, đặc biệt trong những phần đầu, cho thấy những ảnh hưởng lớn lao của Phật giáo đối với văn học Việt Nam. Vấn đề này có thể đi sâu hơn, tuy nhiên, Giáo sư N.I. Nikulin đã không tập trung khảo sát, mà lại đề cập một cách tản mạn, không cấu thành một đơn vị riêng. Trong khi đó, quan hệ giữa Thiên Chúa giáo và văn học Việt Nam, một mối quan hệ mờ nhạt, thì lại được khảo sát trong hẳn một chương: Sự phản ánh những mối liên hệ văn hóa với Châu âu trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, và rộng hơn, trong cản phần IV: Sự phát triển của văn học Việt Nam vào thời cận đại và những tiếp xúc với Châu Âu. Khái niệm “Châu Âu” ở đây phần lớn được đại diện bởi đạo Thiên Chúa. Nội dung của cả phần này cũng có nhiều điểm cần trao đổi lại. Tuy nhiên, ở đây chỉ đề cập đến vấn đề không tương xứng trong bố cục của luận án. Điều này dẫn đến một sự mất cân đối rất đáng tiếc đối với nội dung của luận án.
2. Sự hạn chế của thư mục
Thư mục tham khảo của luận án Tiến sĩ khoa học Văn học Việt Nam từ thời Trung cổ đến hiện đại- Thế kỷ X-XIX có đến hơn 500 tựa sách và bài nghiên cứu, gần phân nửa là bằng tiếng Nga, hơn 200 tựa bằng tiếng Việt, số còn lại là sách và tài liệu chủ yếu tiếng Pháp. Thế nhưng, trong 200 tựa sách, tài liệu, công trình nghiên cứu tiếng Việt, tuyệt đai đa số đều là sách, tài liệu và công trình nghiên cứu công bố, xuất bản ở miền Bắc trước năm 1975. Sự hạn chế của mảng sách, tài liệu, công trình nghiên cứu Phật học, Phật giáo Việt Nam và văn học Việt Nam của các tác giả ở miền Nam từ 1954 đến 1975, đặc biệt là các tác giả Phật giáo, đã khiến cho thư mục của luận án có một lổ hổng lớn. Và tất nhiên điều đó dẫn đến hạn chế về nội dung của luận án. Những kết luận chưa đầy đủ, có phần phiến diện, hạn chế được nêu ra trong luận án phần lớn từ nguyên nhân hạn chế về thư mục này. Giáo sư N.I. Nikulin đã không biết nhiều đếnc ác ý kiến của các học giả miền Nam trước 1975. Trong đó nhiều học giả là nhà sư nghiên cứu về Phật học và văn học Việt Nam, và chịu ảnh hưởng rất mạnh đối với những ý kiến của các nhà nghiên cứu miền Bắc, như các vị Đặng Thai Mai, Đinh Gia Khánh, Đỗ Văn Hỷ, Nguyễn Huệ Chi, Kiều Thu Hoạch… Đây là một thiếu sót cũng rất đáng tiếc, vì luận án được bảo vệ tại Liên Xô năm 1976, khi đó, Giáo sư N.I. Nikulin đã có thể nghiên cứu sách, tư liệu ở lưu trử tại các thư viện lớn ở miền Nam như thư viện Khoa học Tổng hợp (lúc ấy có tên là Thư viện Quốc gia II), Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Đại học Huế, Thư viện Viện Phật học Vạn Hạnh (một phần của Thư viện Đại học Vạn Hạnh trước đây), Thư viện Đại học Tổng hợp TP.HCM (Thư viện Đại học Văn khoa Sài Gòn), v.v…
Về sau, nếu có dịp, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hệ quả của việc hạn chế về tư liệu tham khảo này trong nội dung luận án.
3. Sự nhầm lẫn giữa thơ và kệ Phật giáo
Đây là một thiếu sót, mà theo chúng tôi, rất đáng lấy làm ngạc nhiên, trong bối cảnh giáo sư N.I. Nikulin là một nhà nghiên cứu được đào tạo từ khoa Ngữ văn học Nga-Xô Viết, với một hệ kiến thức và lý luận văn học phân biệt rất rõ giữa thơ và văn vần. Tiêu chí để xác định thơ là tính hình tượng (theo Pôtepnia) hoặc thủ pháp lạ hóa (theo Shklovski), còn văn vần thì không có yếu tố đó. Nhưng N.I. Nikulin lại căn cứ vào Thập Đắc. Ông viết:
“Các nhà thơ Trung Quốc, các tu sĩ đời Đường như Hàn San và Thập Đắc, đã viết nên các bài “kệ”, dùng các ý tưởng Phật giáo, các hình ảnh và thậm chí cả các trích đoạn từ kinh bổn, nhưng đồng thời vẫn giữ truyền thống thi ca Trung Quốc, nơi mà họ vay mượn không chỉ thành tố thơ về hình thái, mà cả nhiều đoạn trích và các lời nói hình ảnh (…) Thập Đắc khẳng định là không có khác biệt giữa thơ và kệ, rõ ràng là ông muốn nói đến mối quan hệ này với truyền thống thi ca Trung Quốc:
Thơ ta cũng là thơ
Có người gọi là kệ
Thơ kệ đều như nhau
Khi xem nên cặn kẽ”(2)
Đó là cơ sở để N.I. Nikulin khẳng định thể loại của những bài kệ trong Thiền Uyển Tập Anh: “Về mặt nội dung chúng là các bản “tóm lược” thuyết giáo bằng thơ”.(3)
Từ sự lẫn lộn như trên, Giáo sư N.I. Nikulin đã có nhiều đánh giá mâu thuẫn, lộn xộn:
“Do mục đích giảng đạo, nhất là ở giai đoạn đầu, nên kệ của các thiền sư có đặc điểm thiếu vắng hình tượng nhân vật trữ tình, còn hình tượng tác giả đứng sau bài giáo huấn bằng thơ (thường là một lời dạy nào đó của Phật) lại tương ứng vớ hình tượng khái quát của nhà thuyết pháp đại diện cho giới tăng lữ Phật giáo.
Những bài kệ này có thể khá khuôn sáo, ví dụ như các bài thơ của ni sư Diệu Nhân (thế kỷ XI), lặp lại một cách hơi khô khan học thuyết của Phật giáo về “tứ khổ” (sinh lão bệnh tử)
Các bài thơ giáo huấn thường có một đặc trưng là cơ sở triết lý thể hiện trong các hình ảnh có màu sắc biểu cảm. Như người ta đã biết, trong triết học Phật giáo, thiền (zen) ở Viễn Đông, trong Phật học “thiền” ở Việt Nam, người ta không định nghĩa sự vật theo khái niệm, mà theo liên tưởng hình ảnh, là bởi vì chính sự định nghĩa theo cách thứ hai này diễn đạt bằng cách tiếp cập chân lý (…). Các hình ảnh thiên nhiên, sự vận hành của tư duy thi ca được phục vụ cho việc truyền đạt và thể hiện một giáo lý Phật giáo nào đó. Nhiều bài kệ có nét đặc trưng là toát lên một tâm trạng trong sáng, có dấu ấn một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và sự suy ngẫm của bản chất hư vô và cõi thực”. (4)
Nếu là một “bài giáo huấn” thì không thể có sự vận hành của “tư duy thi ca”, và ngược lại. Việc phát biểu một bài giáo huấn dưới hình thức văn vần thì văn bản đó không phải là thơ, vì nó không hình thành từ cảm hứng, không được sáng tác dưới “quy luật của tình cảm”. Còn khởi nguyên của thơ là cảm hứng, dù là cảm hứng bị chi phối bởi một nền tảng triết học.
Như vậy, việc phân biệt thơ và kệ là cần thiết, và phải được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp một (đối với thơ đời Lý), căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài và hoàn cảnh sáng tác ra nó. Đặt dấu bằng giữa thơ và kệ đối với các tác phẩm văn vần đời Lý, thì tất yếu sẽ dẫn đến những đánh giá mâu thuẫn như chúng ta đã thấy. Lúc thì Giáo sư N.I. Nikulin cho rằng những tác phẩm như vậy “thiếu vắn hình tượng nhân vật trữ tình”, “có thể khá khuôn sao”, “một cách hơi khô khan”, lúc thì Giáo sư lại cho rằng “nhiều bài kệ có nét đặc trưng là toát lên một tâm trạng trong sáng, có dấu ấn một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên”. Giáo sư N.I. Nikulin thực chất đã nêu được tiêu chuẩn phân biệt giữa thơ và kệ trong văn học đời Lý, nhưng rất tiếc ông lại không vận dụng nó để xác định có 2 loại thể thơ và kệ mà gộp chung thơ và kệ lại làm một, rồi dùng tiêu chuẩn làm thước đánh giá “chất lượng”. Thực ra ở đây không thể có vấn đề chất lượng và là 2 thể loại khác nhau.
“Các bài thơ” của Ni sư Diệu Nhân mà giáo sư N.I. Nikulin đánh giá là “khuôn sáo” “khô khan” thực chất không có gì là khuôn sáo, khô khan cả vì nó là kệ, là lời phát biểu “giáo huấn”, nên đương nhiên phải vậy. Còn tác phẩm “Thị đệ tử” của thiền sư Vạn Hạnh được Giáo sư N.I. Nikulin đánh giá là “truyền đạt cả một cảm giác sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên” (tr.90 sđd) thì có như thế cũng không lạ, vì nó là thơ, sáng tác bằng “tư duy thi ca”. Đương nhiên, nó phải có tính hình tượng (nếu theo Pôtépma), hay đã có thủ pháp lạ hóa (nếu theo Shklovski). Rất tiếc là giáo sư N.I. Nikulin lại không vận dụng lý luận vốn rất phổ biến của các nhà nghiên cứu văn học lỗi lạc người Nga để có được một cái nhìn chính xác hơn về thơ đời lý.
4. Vấn đề “thế tục hóa thi ca được tăng cường”
Giáo sư N.I. Nikulin đã nhật xét: “Dần dần, khuynh hướng thế tục hóa thi ca được tăng cường” khi ông lần theo dòng chảy của văn học đời Lý (tr.93 sđd). Đánh giá này rõ ràng là gắn liền với sự lầm lẫn giữa thơ và kệ. Khi thấy thơ nhiều hơn thì Giáo sư N.I. Nikulin cho rằng “khuynh hướng thế tục hóa thi ca được tăng cường”. Chúng tôi cho rằng không có vấn đề “khuynh hướng thế tục hóa thi ca được tăng cường” mà chỉ có vấn đề tỷ lệ các bài thơ tăng lên so với các bài kệ. Thơ thì phát nguyên tình cảm. Do vậy, lượng tình cả tăng theo số bài thơ, chứ không phải có vấn đề tăng cường khuynh hướng thế tục hóa. Tình cảm ở đây vẫn là tình cảm trên nền tảng Phật giáo, chân thực, hồn hậu tự nhiên và thoát tục. Điều đó phù hợp với lời nhận xét của Giáo sư Đặng Thai Mai mà Giáo sư N.I. Nikulin đã trích dẫn: “Tình cảm thiên nhiên trong thơ thời đại này- Đặng Thai Mai viết- không bắt nguồn trong cảm hứng gián tiếp, trong điển cố sách vở Trung quốc. Điều đáng quý là từ trong thơ luôn luôn toát ra một ấn tượng chân thực bắt nguồn từ những cảm giác đã sống”. (sđd tr.94). Suốt cả thời Lý, thơ văn vẫn giữ nguyên giá trị tình cảm cao quý như vậy, không thể có vấn đề “thế tục hóa”.
5. Vấn đề “quan niệm của Phật giáo về sự sống như là “sự chết dần trong từng khoảnh khắc”
Có hạt sạn này có lẽ là vì Giáo sư N.I. Nikulin chịu ảnh hưởng quá nhiều từ các nhà nghiên cứu văn học miền Bắc, có nghĩa là vì chỉ nghiên cứu Phật giáo Việt Nam một cách gián tiếp. Nhận định nói trên, như Giáo sư N.I. Nikulin chú thích rõ, là từ nhà nghiên cứu văn học Kiều Thu Hoạch. Thực ra, nói như vậy là sai hoàn toàn đối với tư tưởng Phật giáo. Phật giáo không bao giờ quan niệm sự sống như là sự “chết dần”. Quan niệm cơ bản của Phật giáo là vô thường, tức là luôn thay đổi, biến thiên, có sống có chết, liên tục, không ngừng nghỉ, nhanh chóng. Không phải chỉ là chết và càng không phải là chết dần.
Nếu nói theo cách nói của nhà Phật, sự sống là sự sinh diệt trong từng sát na, tức là trong từng khoảnh khắc ở mức độ hết sức ngắn ngủi, nhanh hơn nhiều so với khoảnh khắc mà chúng ta vẫn thường hiểu. Ở đây, theo đạo Phật, chết là luôn đi kèm với sống, không thể chỉ có cái chết và điều đó diễn ra cực kỳ nhanh chóng, không phải “dần”, như Giáo sư N.I. Nikulin ghi nhận và dùng nó lý giải tác phẩm.
Cách hiểu cụ thể về sự sống như trên dẫn đến một cách nhìn nhận khái quát Phật giáo như là một tôn giáo bi quan, và Phật giáo là ngọn nguồn của quan điểm bi quan (chẳng hạn như kết luận ở trang 278, sđd). Cái nhìn sự sống theo Phật giáo trong con mắt của Giáo sư N.I. Nikulin không khác cái nhìn cuộc sống theo kiểu các nhân vật trữ tình của Xuân Diệu: “Không nhìn thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống mà chỉ biết buồn vì cuộc sống trôi nhanh (“Xuân đang tới nghĩa là Xuân đang qua” (sđd, tr.758). Cái nhìn kiểu như vậy hoàn toàn trái với quan điểm của Phật giáo. Chẳng cần tìm dẫn chứng ở đâu xa, ngay trong tác phẩm của Giáo sư N.I. Nikulin mà chúng ta đang tìm hiểu đây cũng đã có một ví dụ tương phản đó là bài “Cáo tật thị chúng” của Thiền sư Mãn Giác mà chính Giáo sư N.I. Nikulin đánh giá: “Tràn đầy tình yêu cuộc sống và tính trữ tình tinh tế”. Hiểu cuộc sống theo cách của Thiền sư Mãn Giác chính là cách hiểu cơ bản của Phật giáo. “Xuân qua” luôn đi kèm với “Xuân tới” , “hoa rụng” luôn đi với “hoa nở” và cuối cùng kết luận:
“Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”
Vì giáo sư N.I. Nikulin không hiểu được cách nhìn cuộc sống của Phật giáo thể hiện qua bài thơ trên, do đó dẫn đến ngộ nhận “quan niệm của Phật giáo về sự sống như là sự chết dần trong từng khoảnh khắc”. Nếu chỉ là sự chết dần thì bài thơ của Thiền sư Mãn Giác chỉ toàn là hoa rụng và rụng dần cho tới hết.
6. Vấn đề “quan điểm thẩm mỹ của Phật giáo Thiền tông đã trực tiếp dẫn đến những khái niệm về tính tức thời và tính tự phát của cảm hứng, của hanh động sáng tạo…”
Ở đây, chúng ta thấy Giáo sư N.I. Nikulin cho rằng sự ngộ đạo của Phật giáo “tương ứng” với hoạt động cảm hứng và sáng tạo nghệ thuật. Ngộ đạo trong Thiền tông Phật giáo có “tính tức thời”, nhưng còn “tính tự phát” thì có lẽ không phải. “Ngộ” không giống như cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Nó không bắt nguồn từ tình cảm, và cũng không bắt nguồn từ lý trí. Khi nhà sư làm thơ, không hẳn là nhà sư đang “ngộ”, mà là nhà sư đó cũng đang sáng tạo như bao nhà thơ khác, có điều nhà sư sáng tạo dưới ánh sáng của triết học Phật giáo. “Ngộ” thì cũng có thể làm thơ, cũng có thể không làm thơ, nhưng nó không bắt nguồn từ cảm hứng, do đó không tự phát. Đồng nhất “ngộ” với sáng tạo nghệ thuật là hạ thấp vai trò của ngộ. Nhà sư có thể sáng tạo hàng ngàn lần nhưng “ngộ” chỉ một lần. “Ngộ” đến hàng trăm hàng ngàn lần, “tương ứng” với “hành động sáng tạo” thì còn gì là “ngộ”? Giáo sư N.I. Nikulin dẫn một bài thơ của Trần Thánh Tông để xác định cách hiểu của mình:
“Việc thưởng ngoạn thiên nhiên đã tặng cho nhà thơ một cảm hứng bất thần:
Sớm chơi núi mây nổi
Đêm nghỉ bến trăng thanh
Bỗng nhiên được thú lạ
Ngọn bút nảy muôn hình”. (sđd tr.11)
Hiểu “thú lạ” là “ngộ” thì quả thật hết sức khập khiểng. Đây có thể cũng là kết quả của việc nghiên cứu Phật giáo Việt Nam một cách gián tiếp và phiến diện.
7. Lầm lẫn giữa Bụt và Lão Tử?
Ở trang 96, tác phẩm đã dẫn Giáo sư N.I. Nikulin có đoạn viết như sau:
“Nhà sư Trí Bảo (mất năm 1190) người mà thời đó cho phép, không chỉ dừng lại trong khuôn khổ Phật giáo mà còn tiếp thu các yếu tố của học thuyết Lão Tử (ông gọi ông này là ông Bụt) xuất phát từ triết học và tính trữ tình cao siêu tới đạo đức giáo huấn trong sinh hoạt thường ngày. Trí Bảo tự tránh xa câu danh ngôn trong cuốn Đạo Đức Kinh được xem là của Lão Tử “Ai biết giữ mức độ, người đó sẽ không thất bại. Ai biết giới hạn, người đó sẽ không bị nguy hiểm (…)
Bụt dạy của cái đừng ham
Nhiều no ít đủ chớ làm hại ai
Của người- ngọn cỏ chẳng xài
Đức trong như ngọc, tiền tài xem khinh
Bụt răn: mình có vợ mình
Vợ người sao cứ rắp ranh làm gì?
Vơ ại kẻ đó bù trì
Nỡ nào sinh bụng bất nghì tà gian
…
Những lời giáo huấn như thể chỉ có thể dành cho những kẻ thế tục”.
Điều đó là đương nhiên, vì đây là quan điểm nhân thừa Phật giáo. Giáo sư N.I. Nikulin có lẽ vì chưa tìm hiểu sâu vào Phật giáo một cách trực tiếp nên mới ngạc nhiên như vậy. Và điều đáng nói hơn, là ông tưởng làm Bụt là Lão Tử. Trong khi đó, Bụt chính là Phật (Bụt phiên âm từ chữ Buddha), một khái niệm hết sức cơ bản.
Có thể còn nhiều “hạt sạn” nữa đối với những vấn đề liên hệ đến Phật giáo mà bài viết này chưa thể nhặt hết được từ luân án Tiến sĩ Khoa học của Giáo sư N.I. Nikulin. Nhưng nhìn chung, những “hạt sạn” như vậy không làm đảo ngược giá trị của luận án. Tuy thế, thật lấy làm tiếc, vì ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến giá trị của luận án đồ sộ này. Rất tiếc là Giáo sư N.I. Nikulin vẫn không tránh khỏi nhược điểm của một số học giả phương Tây khi nghiên cứu về đạo Phật, đó là vội vàng đưa ra một số kết luận, trong khi chưa nghiên cứu thấu đáo, đúng mức, chẳng hạn như cách nhìn Phật giáo bi quan. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, giáo sư N.I. Nikulin cũng có nhiều cố gắng khi nghiên cứu về những tác phẩm sáng tác dưới ảnh hưởng Phật giáo. Vì vậy tác phẩm của N.I. Nikulin có một số mâu thuẫn. Có vấn đề ông đã hiểu đúng và gần đúng, nhưng lại đưa ra nhận xét trái ngược ở một chỗ khác.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn đề cập đến N.I. Nilulin trong sự trân trọng, như lời của Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc Liên: “Tác phẩm của Nikulin dĩ nhiên còn có những điều cần thảo luận thêm, vì khoa học càng tiến lên, những vẫn đề mới mẻ cần được đặt ra. Cái đẹp ở đây là tình yêu và trí tuệ của tác giả đối với đất nước và văn học Việt Nam- đóng góp đáng quý vào quan hệ hữu nghị và văn hóa giữa hai dân tộc”. (sđd tr.19)
Chú thích:
(1) N.I. Nikulin: Lịch sử Văn học Việt Nam, NXB Văn học 2007, trang 17 (Lời nói đầu của Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc Liên)
(2)(3)(4) sđd.
Nguồn hapluanonline.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CỦA N.I. NIKULIN VÀ NHỮNG HẠT SẠN TRONG MỘT SỐ KIẾN GIẢI PHẬT HỌC
Giáo sư tiến sĩ khoa học N.I. Nikulin
Giáo sư N.I. Nikulin mất năm 2005, thọ 74 tuổi, trong khi vẫn đang tiếp tục các công trình nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam. Ngoài cương vị là nhà nghiên cứu về văn hóa và văn học Việt Nam, N.I. Nikulin còn có công đào tạo một số nhà nghiên cứu Việt Nam du học tại Liên Xô và Nga sau này.
Luận án tiến sĩ khoa học “văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”
Đây có thể coi là công trình quan trọng bậc nhất nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam được hoàn thành ở Liên Xô vào giữa thập kỷ 70. Thư mục nghiên cứu của luận án có đến 500 tựa sách, tác phẩm nghiên cứu từ nhiều nguồn: Việt Nam, Liên Xô, Đông Âu, Tây Âu.
So với nhiều công trình nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam của các nhà nghiên cứu trong nước thì luận án Văn học Việt Nam từ thời trung cổ đến hiện đại thế kỷ X-XIX của N.I. Nikulin chỉ là một công trình nghiên cứu tầm trung, và nó chưa phải là cuốn lịch sử văn học hoàn chỉnh, theo đúng nghĩa của loại công trình này. Nhưng theo giáo sư tiến sĩ Mai Quốc Liên, thì đâycó thể xem như là ý đồ của tác giả: “Nhìn chung, bố cục các chương của cuốn sách đi theo một tuyến “phi truyền thống” nếu so bố cục tuyến tính của các cuốn lịch sử văn học Việt Nam đã có (một phần cũng bởi đây là luận án tiến sĩ khoa học của tác giả. Tác giả phải nêu được vấn đề mới qua các chương)”(1)
Quả thật, luận án của Giáo sư N.I. Nikulin có nêu được một số kiến giải mới, so với các công trình đã có. Tuy nhiên, bài viết này giới hạn trong nhiệm vụ nhặt những hạt sạn trong luận án nói trên ở những kiến giải có liên quan đến kiến thức Phật học. Do đó chúng tôi không đi sâu vào những kiến giải chung của luân án. Để bạn đọc có thể hình dung qua về luận án, dưới đây xin giới thiệu tóm tắt luận án như sau:
Luận án gồm có phần dẫn nhập, 4 phần chính, phần kết luận có nhan đề Chủ nghĩa quốc tế và sự ra đời của nền văn học cách mạng ở Việt Nam, và thư mục.
Bốn phần chính của luận án được hình thành theo phương pháp nghiên cứu loại hình so sánh, gồm các vấn đề:
- Văn học Việt Nam thời trung cổ và khu vực văn hóa Viễn Đông
- Các đặc điểm của trường ca và giai đoạn mở đầu việc hình thành trường ca
- Sự phát triển của các truyền thống dân tộc trong thi ca Việt Nam thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX
- Sự phát triển của văn học Việt Nam vào thời cận đại và những tiếp xúc với châu âu
Luận án tiến sĩ khoa học của N.I. Nikulin đã được dịch ra tiếng Việt, in trong bộ Lịch sử văn học Việt Nam, NXB. Văn học 2007. Toàn quyển sách có đến gần 100 trang, trong đó luận án tiến sĩ khoa học mà chúng ta đang tìm hiểu chiếm hơn phân nửa.
Những “hạt sạn” trong luận án tiến sĩ khoa học của N.I. Nikulin có liên quan đến những vấn đề Phật học
1. Một sự mất cân đối rất đáng tiếc
Nội dung của luận án, đặc biệt trong những phần đầu, cho thấy những ảnh hưởng lớn lao của Phật giáo đối với văn học Việt Nam. Vấn đề này có thể đi sâu hơn, tuy nhiên, Giáo sư N.I. Nikulin đã không tập trung khảo sát, mà lại đề cập một cách tản mạn, không cấu thành một đơn vị riêng. Trong khi đó, quan hệ giữa Thiên Chúa giáo và văn học Việt Nam, một mối quan hệ mờ nhạt, thì lại được khảo sát trong hẳn một chương: Sự phản ánh những mối liên hệ văn hóa với Châu âu trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, và rộng hơn, trong cản phần IV: Sự phát triển của văn học Việt Nam vào thời cận đại và những tiếp xúc với Châu Âu. Khái niệm “Châu Âu” ở đây phần lớn được đại diện bởi đạo Thiên Chúa. Nội dung của cả phần này cũng có nhiều điểm cần trao đổi lại. Tuy nhiên, ở đây chỉ đề cập đến vấn đề không tương xứng trong bố cục của luận án. Điều này dẫn đến một sự mất cân đối rất đáng tiếc đối với nội dung của luận án.
2. Sự hạn chế của thư mục
Thư mục tham khảo của luận án Tiến sĩ khoa học Văn học Việt Nam từ thời Trung cổ đến hiện đại- Thế kỷ X-XIX có đến hơn 500 tựa sách và bài nghiên cứu, gần phân nửa là bằng tiếng Nga, hơn 200 tựa bằng tiếng Việt, số còn lại là sách và tài liệu chủ yếu tiếng Pháp. Thế nhưng, trong 200 tựa sách, tài liệu, công trình nghiên cứu tiếng Việt, tuyệt đai đa số đều là sách, tài liệu và công trình nghiên cứu công bố, xuất bản ở miền Bắc trước năm 1975. Sự hạn chế của mảng sách, tài liệu, công trình nghiên cứu Phật học, Phật giáo Việt Nam và văn học Việt Nam của các tác giả ở miền Nam từ 1954 đến 1975, đặc biệt là các tác giả Phật giáo, đã khiến cho thư mục của luận án có một lổ hổng lớn. Và tất nhiên điều đó dẫn đến hạn chế về nội dung của luận án. Những kết luận chưa đầy đủ, có phần phiến diện, hạn chế được nêu ra trong luận án phần lớn từ nguyên nhân hạn chế về thư mục này. Giáo sư N.I. Nikulin đã không biết nhiều đếnc ác ý kiến của các học giả miền Nam trước 1975. Trong đó nhiều học giả là nhà sư nghiên cứu về Phật học và văn học Việt Nam, và chịu ảnh hưởng rất mạnh đối với những ý kiến của các nhà nghiên cứu miền Bắc, như các vị Đặng Thai Mai, Đinh Gia Khánh, Đỗ Văn Hỷ, Nguyễn Huệ Chi, Kiều Thu Hoạch… Đây là một thiếu sót cũng rất đáng tiếc, vì luận án được bảo vệ tại Liên Xô năm 1976, khi đó, Giáo sư N.I. Nikulin đã có thể nghiên cứu sách, tư liệu ở lưu trử tại các thư viện lớn ở miền Nam như thư viện Khoa học Tổng hợp (lúc ấy có tên là Thư viện Quốc gia II), Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Đại học Huế, Thư viện Viện Phật học Vạn Hạnh (một phần của Thư viện Đại học Vạn Hạnh trước đây), Thư viện Đại học Tổng hợp TP.HCM (Thư viện Đại học Văn khoa Sài Gòn), v.v…
Về sau, nếu có dịp, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hệ quả của việc hạn chế về tư liệu tham khảo này trong nội dung luận án.
3. Sự nhầm lẫn giữa thơ và kệ Phật giáo
Đây là một thiếu sót, mà theo chúng tôi, rất đáng lấy làm ngạc nhiên, trong bối cảnh giáo sư N.I. Nikulin là một nhà nghiên cứu được đào tạo từ khoa Ngữ văn học Nga-Xô Viết, với một hệ kiến thức và lý luận văn học phân biệt rất rõ giữa thơ và văn vần. Tiêu chí để xác định thơ là tính hình tượng (theo Pôtepnia) hoặc thủ pháp lạ hóa (theo Shklovski), còn văn vần thì không có yếu tố đó. Nhưng N.I. Nikulin lại căn cứ vào Thập Đắc. Ông viết:
“Các nhà thơ Trung Quốc, các tu sĩ đời Đường như Hàn San và Thập Đắc, đã viết nên các bài “kệ”, dùng các ý tưởng Phật giáo, các hình ảnh và thậm chí cả các trích đoạn từ kinh bổn, nhưng đồng thời vẫn giữ truyền thống thi ca Trung Quốc, nơi mà họ vay mượn không chỉ thành tố thơ về hình thái, mà cả nhiều đoạn trích và các lời nói hình ảnh (…) Thập Đắc khẳng định là không có khác biệt giữa thơ và kệ, rõ ràng là ông muốn nói đến mối quan hệ này với truyền thống thi ca Trung Quốc:
Thơ ta cũng là thơ
Có người gọi là kệ
Thơ kệ đều như nhau
Khi xem nên cặn kẽ”(2)
Đó là cơ sở để N.I. Nikulin khẳng định thể loại của những bài kệ trong Thiền Uyển Tập Anh: “Về mặt nội dung chúng là các bản “tóm lược” thuyết giáo bằng thơ”.(3)
Từ sự lẫn lộn như trên, Giáo sư N.I. Nikulin đã có nhiều đánh giá mâu thuẫn, lộn xộn:
“Do mục đích giảng đạo, nhất là ở giai đoạn đầu, nên kệ của các thiền sư có đặc điểm thiếu vắng hình tượng nhân vật trữ tình, còn hình tượng tác giả đứng sau bài giáo huấn bằng thơ (thường là một lời dạy nào đó của Phật) lại tương ứng vớ hình tượng khái quát của nhà thuyết pháp đại diện cho giới tăng lữ Phật giáo.
Những bài kệ này có thể khá khuôn sáo, ví dụ như các bài thơ của ni sư Diệu Nhân (thế kỷ XI), lặp lại một cách hơi khô khan học thuyết của Phật giáo về “tứ khổ” (sinh lão bệnh tử)
Các bài thơ giáo huấn thường có một đặc trưng là cơ sở triết lý thể hiện trong các hình ảnh có màu sắc biểu cảm. Như người ta đã biết, trong triết học Phật giáo, thiền (zen) ở Viễn Đông, trong Phật học “thiền” ở Việt Nam, người ta không định nghĩa sự vật theo khái niệm, mà theo liên tưởng hình ảnh, là bởi vì chính sự định nghĩa theo cách thứ hai này diễn đạt bằng cách tiếp cập chân lý (…). Các hình ảnh thiên nhiên, sự vận hành của tư duy thi ca được phục vụ cho việc truyền đạt và thể hiện một giáo lý Phật giáo nào đó. Nhiều bài kệ có nét đặc trưng là toát lên một tâm trạng trong sáng, có dấu ấn một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và sự suy ngẫm của bản chất hư vô và cõi thực”. (4)
Nếu là một “bài giáo huấn” thì không thể có sự vận hành của “tư duy thi ca”, và ngược lại. Việc phát biểu một bài giáo huấn dưới hình thức văn vần thì văn bản đó không phải là thơ, vì nó không hình thành từ cảm hứng, không được sáng tác dưới “quy luật của tình cảm”. Còn khởi nguyên của thơ là cảm hứng, dù là cảm hứng bị chi phối bởi một nền tảng triết học.
Như vậy, việc phân biệt thơ và kệ là cần thiết, và phải được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp một (đối với thơ đời Lý), căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài và hoàn cảnh sáng tác ra nó. Đặt dấu bằng giữa thơ và kệ đối với các tác phẩm văn vần đời Lý, thì tất yếu sẽ dẫn đến những đánh giá mâu thuẫn như chúng ta đã thấy. Lúc thì Giáo sư N.I. Nikulin cho rằng những tác phẩm như vậy “thiếu vắn hình tượng nhân vật trữ tình”, “có thể khá khuôn sao”, “một cách hơi khô khan”, lúc thì Giáo sư lại cho rằng “nhiều bài kệ có nét đặc trưng là toát lên một tâm trạng trong sáng, có dấu ấn một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên”. Giáo sư N.I. Nikulin thực chất đã nêu được tiêu chuẩn phân biệt giữa thơ và kệ trong văn học đời Lý, nhưng rất tiếc ông lại không vận dụng nó để xác định có 2 loại thể thơ và kệ mà gộp chung thơ và kệ lại làm một, rồi dùng tiêu chuẩn làm thước đánh giá “chất lượng”. Thực ra ở đây không thể có vấn đề chất lượng và là 2 thể loại khác nhau.
“Các bài thơ” của Ni sư Diệu Nhân mà giáo sư N.I. Nikulin đánh giá là “khuôn sáo” “khô khan” thực chất không có gì là khuôn sáo, khô khan cả vì nó là kệ, là lời phát biểu “giáo huấn”, nên đương nhiên phải vậy. Còn tác phẩm “Thị đệ tử” của thiền sư Vạn Hạnh được Giáo sư N.I. Nikulin đánh giá là “truyền đạt cả một cảm giác sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên” (tr.90 sđd) thì có như thế cũng không lạ, vì nó là thơ, sáng tác bằng “tư duy thi ca”. Đương nhiên, nó phải có tính hình tượng (nếu theo Pôtépma), hay đã có thủ pháp lạ hóa (nếu theo Shklovski). Rất tiếc là giáo sư N.I. Nikulin lại không vận dụng lý luận vốn rất phổ biến của các nhà nghiên cứu văn học lỗi lạc người Nga để có được một cái nhìn chính xác hơn về thơ đời lý.
4. Vấn đề “thế tục hóa thi ca được tăng cường”
Giáo sư N.I. Nikulin đã nhật xét: “Dần dần, khuynh hướng thế tục hóa thi ca được tăng cường” khi ông lần theo dòng chảy của văn học đời Lý (tr.93 sđd). Đánh giá này rõ ràng là gắn liền với sự lầm lẫn giữa thơ và kệ. Khi thấy thơ nhiều hơn thì Giáo sư N.I. Nikulin cho rằng “khuynh hướng thế tục hóa thi ca được tăng cường”. Chúng tôi cho rằng không có vấn đề “khuynh hướng thế tục hóa thi ca được tăng cường” mà chỉ có vấn đề tỷ lệ các bài thơ tăng lên so với các bài kệ. Thơ thì phát nguyên tình cảm. Do vậy, lượng tình cả tăng theo số bài thơ, chứ không phải có vấn đề tăng cường khuynh hướng thế tục hóa. Tình cảm ở đây vẫn là tình cảm trên nền tảng Phật giáo, chân thực, hồn hậu tự nhiên và thoát tục. Điều đó phù hợp với lời nhận xét của Giáo sư Đặng Thai Mai mà Giáo sư N.I. Nikulin đã trích dẫn: “Tình cảm thiên nhiên trong thơ thời đại này- Đặng Thai Mai viết- không bắt nguồn trong cảm hứng gián tiếp, trong điển cố sách vở Trung quốc. Điều đáng quý là từ trong thơ luôn luôn toát ra một ấn tượng chân thực bắt nguồn từ những cảm giác đã sống”. (sđd tr.94). Suốt cả thời Lý, thơ văn vẫn giữ nguyên giá trị tình cảm cao quý như vậy, không thể có vấn đề “thế tục hóa”.
5. Vấn đề “quan niệm của Phật giáo về sự sống như là “sự chết dần trong từng khoảnh khắc”
Có hạt sạn này có lẽ là vì Giáo sư N.I. Nikulin chịu ảnh hưởng quá nhiều từ các nhà nghiên cứu văn học miền Bắc, có nghĩa là vì chỉ nghiên cứu Phật giáo Việt Nam một cách gián tiếp. Nhận định nói trên, như Giáo sư N.I. Nikulin chú thích rõ, là từ nhà nghiên cứu văn học Kiều Thu Hoạch. Thực ra, nói như vậy là sai hoàn toàn đối với tư tưởng Phật giáo. Phật giáo không bao giờ quan niệm sự sống như là sự “chết dần”. Quan niệm cơ bản của Phật giáo là vô thường, tức là luôn thay đổi, biến thiên, có sống có chết, liên tục, không ngừng nghỉ, nhanh chóng. Không phải chỉ là chết và càng không phải là chết dần.
Nếu nói theo cách nói của nhà Phật, sự sống là sự sinh diệt trong từng sát na, tức là trong từng khoảnh khắc ở mức độ hết sức ngắn ngủi, nhanh hơn nhiều so với khoảnh khắc mà chúng ta vẫn thường hiểu. Ở đây, theo đạo Phật, chết là luôn đi kèm với sống, không thể chỉ có cái chết và điều đó diễn ra cực kỳ nhanh chóng, không phải “dần”, như Giáo sư N.I. Nikulin ghi nhận và dùng nó lý giải tác phẩm.
Cách hiểu cụ thể về sự sống như trên dẫn đến một cách nhìn nhận khái quát Phật giáo như là một tôn giáo bi quan, và Phật giáo là ngọn nguồn của quan điểm bi quan (chẳng hạn như kết luận ở trang 278, sđd). Cái nhìn sự sống theo Phật giáo trong con mắt của Giáo sư N.I. Nikulin không khác cái nhìn cuộc sống theo kiểu các nhân vật trữ tình của Xuân Diệu: “Không nhìn thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống mà chỉ biết buồn vì cuộc sống trôi nhanh (“Xuân đang tới nghĩa là Xuân đang qua” (sđd, tr.758). Cái nhìn kiểu như vậy hoàn toàn trái với quan điểm của Phật giáo. Chẳng cần tìm dẫn chứng ở đâu xa, ngay trong tác phẩm của Giáo sư N.I. Nikulin mà chúng ta đang tìm hiểu đây cũng đã có một ví dụ tương phản đó là bài “Cáo tật thị chúng” của Thiền sư Mãn Giác mà chính Giáo sư N.I. Nikulin đánh giá: “Tràn đầy tình yêu cuộc sống và tính trữ tình tinh tế”. Hiểu cuộc sống theo cách của Thiền sư Mãn Giác chính là cách hiểu cơ bản của Phật giáo. “Xuân qua” luôn đi kèm với “Xuân tới” , “hoa rụng” luôn đi với “hoa nở” và cuối cùng kết luận:
“Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”
Vì giáo sư N.I. Nikulin không hiểu được cách nhìn cuộc sống của Phật giáo thể hiện qua bài thơ trên, do đó dẫn đến ngộ nhận “quan niệm của Phật giáo về sự sống như là sự chết dần trong từng khoảnh khắc”. Nếu chỉ là sự chết dần thì bài thơ của Thiền sư Mãn Giác chỉ toàn là hoa rụng và rụng dần cho tới hết.
6. Vấn đề “quan điểm thẩm mỹ của Phật giáo Thiền tông đã trực tiếp dẫn đến những khái niệm về tính tức thời và tính tự phát của cảm hứng, của hanh động sáng tạo…”
Ở đây, chúng ta thấy Giáo sư N.I. Nikulin cho rằng sự ngộ đạo của Phật giáo “tương ứng” với hoạt động cảm hứng và sáng tạo nghệ thuật. Ngộ đạo trong Thiền tông Phật giáo có “tính tức thời”, nhưng còn “tính tự phát” thì có lẽ không phải. “Ngộ” không giống như cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Nó không bắt nguồn từ tình cảm, và cũng không bắt nguồn từ lý trí. Khi nhà sư làm thơ, không hẳn là nhà sư đang “ngộ”, mà là nhà sư đó cũng đang sáng tạo như bao nhà thơ khác, có điều nhà sư sáng tạo dưới ánh sáng của triết học Phật giáo. “Ngộ” thì cũng có thể làm thơ, cũng có thể không làm thơ, nhưng nó không bắt nguồn từ cảm hứng, do đó không tự phát. Đồng nhất “ngộ” với sáng tạo nghệ thuật là hạ thấp vai trò của ngộ. Nhà sư có thể sáng tạo hàng ngàn lần nhưng “ngộ” chỉ một lần. “Ngộ” đến hàng trăm hàng ngàn lần, “tương ứng” với “hành động sáng tạo” thì còn gì là “ngộ”? Giáo sư N.I. Nikulin dẫn một bài thơ của Trần Thánh Tông để xác định cách hiểu của mình:
“Việc thưởng ngoạn thiên nhiên đã tặng cho nhà thơ một cảm hứng bất thần:
Sớm chơi núi mây nổi
Đêm nghỉ bến trăng thanh
Bỗng nhiên được thú lạ
Ngọn bút nảy muôn hình”. (sđd tr.11)
Hiểu “thú lạ” là “ngộ” thì quả thật hết sức khập khiểng. Đây có thể cũng là kết quả của việc nghiên cứu Phật giáo Việt Nam một cách gián tiếp và phiến diện.
7. Lầm lẫn giữa Bụt và Lão Tử?
Ở trang 96, tác phẩm đã dẫn Giáo sư N.I. Nikulin có đoạn viết như sau:
“Nhà sư Trí Bảo (mất năm 1190) người mà thời đó cho phép, không chỉ dừng lại trong khuôn khổ Phật giáo mà còn tiếp thu các yếu tố của học thuyết Lão Tử (ông gọi ông này là ông Bụt) xuất phát từ triết học và tính trữ tình cao siêu tới đạo đức giáo huấn trong sinh hoạt thường ngày. Trí Bảo tự tránh xa câu danh ngôn trong cuốn Đạo Đức Kinh được xem là của Lão Tử “Ai biết giữ mức độ, người đó sẽ không thất bại. Ai biết giới hạn, người đó sẽ không bị nguy hiểm (…)
Bụt dạy của cái đừng ham
Nhiều no ít đủ chớ làm hại ai
Của người- ngọn cỏ chẳng xài
Đức trong như ngọc, tiền tài xem khinh
Bụt răn: mình có vợ mình
Vợ người sao cứ rắp ranh làm gì?
Vơ ại kẻ đó bù trì
Nỡ nào sinh bụng bất nghì tà gian
…
Những lời giáo huấn như thể chỉ có thể dành cho những kẻ thế tục”.
Điều đó là đương nhiên, vì đây là quan điểm nhân thừa Phật giáo. Giáo sư N.I. Nikulin có lẽ vì chưa tìm hiểu sâu vào Phật giáo một cách trực tiếp nên mới ngạc nhiên như vậy. Và điều đáng nói hơn, là ông tưởng làm Bụt là Lão Tử. Trong khi đó, Bụt chính là Phật (Bụt phiên âm từ chữ Buddha), một khái niệm hết sức cơ bản.
Có thể còn nhiều “hạt sạn” nữa đối với những vấn đề liên hệ đến Phật giáo mà bài viết này chưa thể nhặt hết được từ luân án Tiến sĩ Khoa học của Giáo sư N.I. Nikulin. Nhưng nhìn chung, những “hạt sạn” như vậy không làm đảo ngược giá trị của luận án. Tuy thế, thật lấy làm tiếc, vì ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến giá trị của luận án đồ sộ này. Rất tiếc là Giáo sư N.I. Nikulin vẫn không tránh khỏi nhược điểm của một số học giả phương Tây khi nghiên cứu về đạo Phật, đó là vội vàng đưa ra một số kết luận, trong khi chưa nghiên cứu thấu đáo, đúng mức, chẳng hạn như cách nhìn Phật giáo bi quan. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, giáo sư N.I. Nikulin cũng có nhiều cố gắng khi nghiên cứu về những tác phẩm sáng tác dưới ảnh hưởng Phật giáo. Vì vậy tác phẩm của N.I. Nikulin có một số mâu thuẫn. Có vấn đề ông đã hiểu đúng và gần đúng, nhưng lại đưa ra nhận xét trái ngược ở một chỗ khác.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn đề cập đến N.I. Nilulin trong sự trân trọng, như lời của Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc Liên: “Tác phẩm của Nikulin dĩ nhiên còn có những điều cần thảo luận thêm, vì khoa học càng tiến lên, những vẫn đề mới mẻ cần được đặt ra. Cái đẹp ở đây là tình yêu và trí tuệ của tác giả đối với đất nước và văn học Việt Nam- đóng góp đáng quý vào quan hệ hữu nghị và văn hóa giữa hai dân tộc”. (sđd tr.19)
Chú thích:
(1) N.I. Nikulin: Lịch sử Văn học Việt Nam, NXB Văn học 2007, trang 17 (Lời nói đầu của Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc Liên)
(2)(3)(4) sđd.
Nguồn hapluanonline.