• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng ta nhiều trong dung môi hữu cơ. Vậy nó có cấu tạo như thế nào? Tính chất vật lí, tính chất hoá học là gì? Cùng tìm hiểu qua bài 2: Lipit
Bài 2 Lipit.png

Bài 2: Lipit

I. Khái niệm

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.
Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

II. Cấu tạo

Gồm gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch dài, không phân nhánh) + gốc hiđrocacbon của glixerol.
Axit béo: Các axit béo thường có trong chất béo là
axit stearic (CH3[CH2]16COOH),
axit panmitic (CH3[CH2]14COOH),
axit oleic (cis−CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH).
Công thức cấu tạo của chất béo

Công thức chung của chất béo

trong đó R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Ví dụ:
(C17H35COO)3C3H5: tritearylglixerol (tritearin)
(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin)
(C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein)

III. Tính chất vật lí

Nhẹ hơn nước, không tan trong nước
Khi phân tử chất béo có chứa gốc hiđrocacbon không no, chất béo ở trạng thái lỏng ; có chứa gốc hiđrocacbon no, chất béo ở trạng thái rắn.
Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước, nhẹ hơn nước; nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ

IV. Tính chất hóa học

a) Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
(CH3[CH2]16COO)C3H5 + 3H2O
\overset{t^{\circ } , H^{+} }{\rightleftharpoons}
3CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3

b) Phản ứng thủy phân trong môi trường bazo (phản ứng xà phòng hóa)
(CH3[CH2]16COO)C3H5 + 3NaOH
\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}
3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3

c) Phản ứng hidro hóa

Chất béo có chứa các gốc axit béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối đôi:
Chất béo không no + H2
\overset{Ni, t^{\circ } , xt}{\rightarrow}
chất béo no
(C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + 3H2
\overset{Ni, t^{\circ } , xt}{\rightarrow}
(C17H35COO)3C3H5 (rắn)

d. Phản ứng oxi hóa
Chất béo tác dụng với oxi của không khí tạo thành andehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

V. Ứng dụng của chất béo

1. Vai trò của chất béo trong cơ thể

Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.
Chất béo còn là nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể.
Đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.

2. Ứng dụng của chất béo

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol. Một số loại dầu thực vật được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel.
Chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp…
Grixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ…

Qua bài học này, chúng ta cần ghi nhớ cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của chất béo. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu giành điểm cao trong các kì thi.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top