Giới thiệu lịch sử tỉnh Quảng Trị
Ở vị trí bản lề của đất nước, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông bao la, với diện tích 4.795km2, với dân số 608.950 người và với 7 huyện, 2 thị xã, 136 xã phường - Quảng Trị là một tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược và đã từng có một lịch sử rất đặc thù.
Phải đến năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1832) thì Quảng Trị với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức hình thành nhưng lịch sử của vùng đất đã có từ xa xưa. Những bằng chứng xác thực về khảo cổ học cho thấy hàng vạn năm trước những tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me sống trên triền đông - tây Trường Sơn và những tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo sống ở các vùng đồng bằng ven biển là những chủ nhân đầu tiên đã sớm cùng cộng cư ở đây. Chính họ là những người đi tiên phong trong công cuộc khai sơn phá thạch xây dựng vùng đất này.
Trong lịch sử, Quảng Trị đã từng chịu nhiều biến động, xáo trộn và cắt chia. Nguyên là một phần trong bộ Việt Thường của nước Văn Lang - Âu Lạc đến thời kỳ Hán thuộc là một phần của quận Nhật Nam (từ năm 179 trước Công nguyên). Tiếp đó là một phần của Vương quốc Chămpa (gồm châu Ô và một phần châu Ma Linh). Đến 1069 với võ công của nhà Lý, từ Bắc cầu Đông Hà được trả về Đại Việt nhưng phải đến tháng 6/1306, sau cuộc tình nhuốm màu sắc chính trị của Huyền Trân công chúa với vua Chăm là Chế Mân thì cả tỉnh Quảng Trị mới hoàn tất việc trở về đất mẹ Việt Nam. Nhưng thế kỷ XV, Quảng Trị trở thành chiến trường ác liệt với quân xâm lược nhà Minh. Rồi các thế kỷ tiếp nối lại là vùng tranh chấp ác liệt giữa các tập đoàn thống trị: Lê-Mạc, Trịnh-Mạc, Nguyễn-Mạc và Trịnh-Nguyễn. Trong thời kỳ hiện đại, khi dân tộc ta tiến hành hai cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại chống xâm lược, đất Quảng Trị sau nhiều năm khói lửa chống Pháp lại được lịch sử chọn làm nơi đối đầu khốc liệt nhất về chính trị, nơi tập trung binh lực hùng mạnh nhất của cả hai bên và cũng là nơi diễn ra các chiến dịch có tính chiến lược trong cuộc quyết chiến với tên sen đầm quốc tế hùng mạnh - đế quốc Mỹ. Suốt cả một quá trình lịch sử lâu dài cũng là quá trình nhân dân Quảng Trị cầm súng, cầm gươm chống giặc ngoại xâm và cũng là quá trình gồng mình lên chống đỡ thiên tai dồn dập. Khói lửa chiến tranh, bão tố, lũ lụt cùng những xáo trộn, chia cắt... là một thực tế nghiệt ngã, tàn phá nặng nề vùng đất này và đã làm cho con người phải chịu biết bao gian khổ, mất mát, đau thương.
Về văn hoá, tuy có chung các quy luật của văn hoá Việt Nam nhưng với một diễn trình lịch sử và một vị trị địa lý khá đặc thù nên Quảng Trị đã là nơi gặp gỡ, tiếp nhận và giao hoà nhiều hệ văn hoá khác nhau. Trên cái nền của văn hoá tiền và sơ sử mà hội tụ ở đó không ít dấu tích của văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Đông Sơn là quá trình tiếp biến khi tiếp cận với văn hoá Hán, Chămpa, Đại Việt, kể cả văn hoá phương Tây... Tất cả đã đan vào nhau trong khả năng dung hoà, dung hợp của người Quảng Trị để trở thành tài sản của chính mình trên hành trình tiến về phía trước.
Với một phức thể về địa lý, lịch sử, văn hoá và xã hội mang nhiều nét khu biệt đó, các thế hệ người Quảng Trị đã nối tiếp nhau cùng cộng sinh, vượt qua mọi thách thức, chung sức chung lòng xây dựng quê hương. Quá trình đó đã tạo ra bản lĩnh và làm nên những phẩm chất tốt đẹp cảu con người Quảng Trị. Đó là "kiên cường, bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh vì nghĩa lớn. Cần cù, tự lập tự cường trong sản xuất và xây dựng đời sống. Có tâm hồn trong sáng, bình dị, khí khái, bộc trực, thẳng thắn và rất mực thuỷ chung". (1)
Cơ sở sâu xa làm nên sức mạnh ý chí trong những ngặt nghèo của hoàn cảnh, đó chính là khát vọng sống, khát vọng vươn tới một ngày mai tươi sáng hơn như một câu ca dao mà chính người Quảng Trị là tác giả:
Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong cổ sử vẫn gọi Quảng Trị là: "Trấn biên", "trọng trấn", "phên dậu", "cửa ngõ"... phía nam tổ quốc. Càng không phải vô tình khi ba lần trong ba thời điểm cam go lịch sử đã chọn Quảng Trị làm "thủ phủ":
- Lần 1: (1558-1626) Nguyễn Hoàng chọn làm nơi định đô dinh chúa để khởi động sự nghiệp nhà Nguyễn .
- Lần 2: Năm 1885, vua Hàm Nghi xây thành Tân Sở (Cam Lộ) để dựng cờ cần vương cứu nước, chống ngoại xâm.
- Lần 3: Năm 1973, thị trấn Cam Lộ vinh dự được chọn đặt trụ sở của chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam để thay mặt toàn miền Nam tiếp nhận quốc thư của các đại sứ.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại, khi Quảng Trị trở thành "tuyến đầu của Tổ quốc", hàng vạn người con ưu tú của đất Việt đã về đây tụ nghĩa, cùng quân và dân Quảng Trị làm nên những chiến công lẫy lừng. Nhiều tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Quảng Trị đã không chỉ còn là một địa danh thông thường mà đã thành những biểu trưng về một thời oanh liệt của dân tộc. Vinh dự thay khi đã có 57 cá nhân, 130 đơn vị, 100% huyện -
(2)Nho học Việt Nam - NXB Giáo dục -1995
(3)Tiến trình lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Ngọc (NXB Giáo dục-năm 2000, Trang 160)
tiến cử và thi tuyển. Nhờ những chính sách tiến bộ này mà tại một số làng, xã đã lập đền Văn Thánh thờ Khổng Tử, nhiều làng xây dựng các hương ước, khoán ước khích lệ sự học, phong trào đi học đã có những khởi động tích cực. Học lúc này là Nho học với vị thánh là Khổng Tử nên đã có một tục lệ mới ra đời: trước khi cho con đi học, gia đình đưa con đến đền Văn Thánh khấn lạy với lễ vật là một con gà, một đĩa xôi, sau đó mới gửi con cho một ông đồ nho dạy chữ Hán để học. Như vậy, thế kỷ XVI-XVII, thời chúa Nguyễn, tuy chưa có gì nổi trội nhưng đã tạo được tiền đề cho giáo dục Quảng Trị, chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn vào thời triều Nguyễn (1802-1945).
Ngay từ buổi đầu cai trị đất nước, các vua triều Nguyễn đã lấy Nho giáo làm quốc giáo và lấy Nho học làm hệ thống giáo dục duy nhất áp dụng trên toàn quốc. Quốc Tử Giám được chuyển từ Hà Nội vào Huế. Bộ máy quản lý giáo dục được hình thành từ triều đình đến phủ, huyện. Hệ thống trường học được phát triển mạnh hơn. Triều đình cho xây Văn Miếu ở các tỉnh, các Văn chỉ ở các huyện (có nhiều nơi đến xã), cho dựng bia ghi tên những người khoa bảng trong địa hạt. Các làng xã cho lập Hội Tư Văn gồm những người khoa bảng và theo nho học. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình được tổ chức thường xuyên hơn. Tính từ kỳ thi Hương đầu tiên vào năm 1807 đến kỳ thi Hội cuối cùng vào năm Kỷ Mùi (1919) thì đã có 47 khoá thi Hương, lấy đỗ 5.252 cử nhân và 39 khoá thi Hội, thi Đình, lấy đỗ 558 người (trong đó có 292 tiến sĩ và 266 phó bảng).
Là tỉnh ở sát cạnh kinh đô lại có một số yếu tố tiền đề từ thời chúa Nguyễn, Quảng Trị giờ đây có thêm thuận lợi để phát triển. Theo " Đại Nam thực lục chính biên" tập VI và tập XII thì:
"Quý Mùi _ Minh Mạng (7-1823) đặt chức đốc học ở Quảng Trị, lấy tri huyện Yên Lãng Trương Cam Triêm bổ làm phó đốc học".(1)
(1) Đại Nam thực lục chính biên - NXB Sử học, năm 1962, Trang 205
"Quý Tỵ _ Minh Mạng (1833) thăng giáo thụ là Hồ Sỹ Trinh lên đốc học Quảng Trị".(1)
Cơ quan đốc học Quảng Trị đóng ở xã Thạch Hãn, phía tây bắc tỉnh lỵ. Đến thời Thành Thái (1907) chuyển về phía nam tỉnh lỵ. Lúc này, tỉnh có hai phủ (Triệu Phong- Cam Lộ) có quan Giáo thụ, có ba huyện thuộc phủ Triệu Phong (Vĩnh Linh -Do Linh -Hải Lăng) có quan huấn đạo. Ngoài các trường đã có tại tỉnh và hai phủ, các trường mới ở các huyện được hình thành. Học xá của huyện Do Linh ra đời vào thời Thành Thái thứ 2 (1890) và học xá tại Cam Lộ ra đời vào năm Thành Thái thứ 17 (1905). Như vậy so với các thời trước, các trường học đã được phát triển khá hơn nhất là vào thời Minh Mạng, Tự Đức. Đây là các trường quốc lập và được tổ chức, quản lý khá chặt chẽ. Tại làng xã không có trường công lập mà chỉ có trường dân lập hoặc học tại tư gia: "Trong dân gian thì xưa nay việc học tập vẫn hoàn toàn tự dân lo liệu lấy. Thầy học thì có từ thầy khoá, thầy đồ, thầy tư dạy trẻ con cho đến bậc đại khoa" (2). Đây cũng là thời kỳ phát triển việc xây dựng các hương ước, khoán ước với các quy định rất cụ thể phục vụ cho việc phát triển sự học.
Về hình thức tổ chức học tại các làng xã, ở Quảng Trị không có gì khác so với nhiều địa phương khác mà nhà nghiên cứu nho học Nguyễn Thế Long đã khái quát: "Lớp học thường đặt ở nhà thầy đồ hoặc một nhà giàu đứng ra mời thầy về dạy con mình và trẻ em gần đó. Thầy giáo ngồi trên phản hoặc chõng, học sinh trải chiếu ra sàn để học hoặc nằm phủ phục để viết. Có bốn mức về trình độ: Mông học; ấu học, Trung tập và sau đó lên học bậc Đại tập ở tỉnh, rồi tham gia các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình do Triều Đình tổ chức"
(1) Đại Nam thực lục chính biên - NXB Sử học, năm 1962, Trang 34)
(2) Đào Duy Anh - Việt Nam văn hoá sử cương. NXB Đồng Tháp, 1998
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, biến nước ta thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. " Cùng với chính sách cai trị nham hiểm, các thủ đoạn đàn áp những người yêu nước và khai thác, bọc lột thuộc địa tàn nhẫn, thâm độc, chúng thực thi những âm mưu rất xảo quyệt về giáo dục", " chủ trương nhất quán của chúng là thi hành chính sách ngu dân" (1). Chương trình "Phát triển giáo dục theo chiều nằm chứ không phát triển giáo dục theo chiều đứng" của toàn quyền Martin năm 1924 chính là kế hoạch thực thi ý đồ đen tối đó. Hậu quả trực tiếp của nó là 95% dân số Việt Nam mù chữ, cả nước năm 1940 chỉ có 44 vạn học sinh tiểu học, 5.000 học sinh trung học và 700 sinh viên đại học. Trong cái "khung" chung đó, lại là tỉnh nghèo, ở xa trung tâm nên giáo dục Quảng Trị càng không có sự phát triển gì đáng kể. Hệ thống giáo dục bao gồm các hương trường, liên hương trường và trường sơ cấp. Thực tế cho thấy, đến năm 1939-1940 toàn tỉnh cũng chỉ có 6 trường tiểu học: 1 trường tỉnh và 5 trường của huyện (Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Do Linh). Ngoài ra, có một số trường tiểu học với ba lớp đầu cấp ở Ngô Xá, Tường Vân (Triệu Phong), Mai Xá (Do Linh), An Ba Đông (Vĩnh Linh),
Ở vị trí bản lề của đất nước, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông bao la, với diện tích 4.795km2, với dân số 608.950 người và với 7 huyện, 2 thị xã, 136 xã phường - Quảng Trị là một tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược và đã từng có một lịch sử rất đặc thù.
Phải đến năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1832) thì Quảng Trị với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức hình thành nhưng lịch sử của vùng đất đã có từ xa xưa. Những bằng chứng xác thực về khảo cổ học cho thấy hàng vạn năm trước những tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me sống trên triền đông - tây Trường Sơn và những tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo sống ở các vùng đồng bằng ven biển là những chủ nhân đầu tiên đã sớm cùng cộng cư ở đây. Chính họ là những người đi tiên phong trong công cuộc khai sơn phá thạch xây dựng vùng đất này.
Trong lịch sử, Quảng Trị đã từng chịu nhiều biến động, xáo trộn và cắt chia. Nguyên là một phần trong bộ Việt Thường của nước Văn Lang - Âu Lạc đến thời kỳ Hán thuộc là một phần của quận Nhật Nam (từ năm 179 trước Công nguyên). Tiếp đó là một phần của Vương quốc Chămpa (gồm châu Ô và một phần châu Ma Linh). Đến 1069 với võ công của nhà Lý, từ Bắc cầu Đông Hà được trả về Đại Việt nhưng phải đến tháng 6/1306, sau cuộc tình nhuốm màu sắc chính trị của Huyền Trân công chúa với vua Chăm là Chế Mân thì cả tỉnh Quảng Trị mới hoàn tất việc trở về đất mẹ Việt Nam. Nhưng thế kỷ XV, Quảng Trị trở thành chiến trường ác liệt với quân xâm lược nhà Minh. Rồi các thế kỷ tiếp nối lại là vùng tranh chấp ác liệt giữa các tập đoàn thống trị: Lê-Mạc, Trịnh-Mạc, Nguyễn-Mạc và Trịnh-Nguyễn. Trong thời kỳ hiện đại, khi dân tộc ta tiến hành hai cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại chống xâm lược, đất Quảng Trị sau nhiều năm khói lửa chống Pháp lại được lịch sử chọn làm nơi đối đầu khốc liệt nhất về chính trị, nơi tập trung binh lực hùng mạnh nhất của cả hai bên và cũng là nơi diễn ra các chiến dịch có tính chiến lược trong cuộc quyết chiến với tên sen đầm quốc tế hùng mạnh - đế quốc Mỹ. Suốt cả một quá trình lịch sử lâu dài cũng là quá trình nhân dân Quảng Trị cầm súng, cầm gươm chống giặc ngoại xâm và cũng là quá trình gồng mình lên chống đỡ thiên tai dồn dập. Khói lửa chiến tranh, bão tố, lũ lụt cùng những xáo trộn, chia cắt... là một thực tế nghiệt ngã, tàn phá nặng nề vùng đất này và đã làm cho con người phải chịu biết bao gian khổ, mất mát, đau thương.
Với một phức thể về địa lý, lịch sử, văn hoá và xã hội mang nhiều nét khu biệt đó, các thế hệ người Quảng Trị đã nối tiếp nhau cùng cộng sinh, vượt qua mọi thách thức, chung sức chung lòng xây dựng quê hương. Quá trình đó đã tạo ra bản lĩnh và làm nên những phẩm chất tốt đẹp cảu con người Quảng Trị. Đó là "kiên cường, bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh vì nghĩa lớn. Cần cù, tự lập tự cường trong sản xuất và xây dựng đời sống. Có tâm hồn trong sáng, bình dị, khí khái, bộc trực, thẳng thắn và rất mực thuỷ chung". (1)
Cơ sở sâu xa làm nên sức mạnh ý chí trong những ngặt nghèo của hoàn cảnh, đó chính là khát vọng sống, khát vọng vươn tới một ngày mai tươi sáng hơn như một câu ca dao mà chính người Quảng Trị là tác giả:
Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong cổ sử vẫn gọi Quảng Trị là: "Trấn biên", "trọng trấn", "phên dậu", "cửa ngõ"... phía nam tổ quốc. Càng không phải vô tình khi ba lần trong ba thời điểm cam go lịch sử đã chọn Quảng Trị làm "thủ phủ":
- Lần 1: (1558-1626) Nguyễn Hoàng chọn làm nơi định đô dinh chúa để khởi động sự nghiệp nhà Nguyễn .
- Lần 2: Năm 1885, vua Hàm Nghi xây thành Tân Sở (Cam Lộ) để dựng cờ cần vương cứu nước, chống ngoại xâm.
- Lần 3: Năm 1973, thị trấn Cam Lộ vinh dự được chọn đặt trụ sở của chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam để thay mặt toàn miền Nam tiếp nhận quốc thư của các đại sứ.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại, khi Quảng Trị trở thành "tuyến đầu của Tổ quốc", hàng vạn người con ưu tú của đất Việt đã về đây tụ nghĩa, cùng quân và dân Quảng Trị làm nên những chiến công lẫy lừng. Nhiều tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Quảng Trị đã không chỉ còn là một địa danh thông thường mà đã thành những biểu trưng về một thời oanh liệt của dân tộc. Vinh dự thay khi đã có 57 cá nhân, 130 đơn vị, 100% huyện -
----------------------------------------------------------------------------------------
(1)Lịch sử ngành Văn hoá - Thông tin Quảng Trị - NXB 2001 . Trang 10.(2)Nho học Việt Nam - NXB Giáo dục -1995
(3)Tiến trình lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Ngọc (NXB Giáo dục-năm 2000, Trang 160)
tiến cử và thi tuyển. Nhờ những chính sách tiến bộ này mà tại một số làng, xã đã lập đền Văn Thánh thờ Khổng Tử, nhiều làng xây dựng các hương ước, khoán ước khích lệ sự học, phong trào đi học đã có những khởi động tích cực. Học lúc này là Nho học với vị thánh là Khổng Tử nên đã có một tục lệ mới ra đời: trước khi cho con đi học, gia đình đưa con đến đền Văn Thánh khấn lạy với lễ vật là một con gà, một đĩa xôi, sau đó mới gửi con cho một ông đồ nho dạy chữ Hán để học. Như vậy, thế kỷ XVI-XVII, thời chúa Nguyễn, tuy chưa có gì nổi trội nhưng đã tạo được tiền đề cho giáo dục Quảng Trị, chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn vào thời triều Nguyễn (1802-1945).
Ngay từ buổi đầu cai trị đất nước, các vua triều Nguyễn đã lấy Nho giáo làm quốc giáo và lấy Nho học làm hệ thống giáo dục duy nhất áp dụng trên toàn quốc. Quốc Tử Giám được chuyển từ Hà Nội vào Huế. Bộ máy quản lý giáo dục được hình thành từ triều đình đến phủ, huyện. Hệ thống trường học được phát triển mạnh hơn. Triều đình cho xây Văn Miếu ở các tỉnh, các Văn chỉ ở các huyện (có nhiều nơi đến xã), cho dựng bia ghi tên những người khoa bảng trong địa hạt. Các làng xã cho lập Hội Tư Văn gồm những người khoa bảng và theo nho học. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình được tổ chức thường xuyên hơn. Tính từ kỳ thi Hương đầu tiên vào năm 1807 đến kỳ thi Hội cuối cùng vào năm Kỷ Mùi (1919) thì đã có 47 khoá thi Hương, lấy đỗ 5.252 cử nhân và 39 khoá thi Hội, thi Đình, lấy đỗ 558 người (trong đó có 292 tiến sĩ và 266 phó bảng).
Là tỉnh ở sát cạnh kinh đô lại có một số yếu tố tiền đề từ thời chúa Nguyễn, Quảng Trị giờ đây có thêm thuận lợi để phát triển. Theo " Đại Nam thực lục chính biên" tập VI và tập XII thì:
"Quý Mùi _ Minh Mạng (7-1823) đặt chức đốc học ở Quảng Trị, lấy tri huyện Yên Lãng Trương Cam Triêm bổ làm phó đốc học".(1)
(1) Đại Nam thực lục chính biên - NXB Sử học, năm 1962, Trang 205
"Quý Tỵ _ Minh Mạng (1833) thăng giáo thụ là Hồ Sỹ Trinh lên đốc học Quảng Trị".(1)
Cơ quan đốc học Quảng Trị đóng ở xã Thạch Hãn, phía tây bắc tỉnh lỵ. Đến thời Thành Thái (1907) chuyển về phía nam tỉnh lỵ. Lúc này, tỉnh có hai phủ (Triệu Phong- Cam Lộ) có quan Giáo thụ, có ba huyện thuộc phủ Triệu Phong (Vĩnh Linh -Do Linh -Hải Lăng) có quan huấn đạo. Ngoài các trường đã có tại tỉnh và hai phủ, các trường mới ở các huyện được hình thành. Học xá của huyện Do Linh ra đời vào thời Thành Thái thứ 2 (1890) và học xá tại Cam Lộ ra đời vào năm Thành Thái thứ 17 (1905). Như vậy so với các thời trước, các trường học đã được phát triển khá hơn nhất là vào thời Minh Mạng, Tự Đức. Đây là các trường quốc lập và được tổ chức, quản lý khá chặt chẽ. Tại làng xã không có trường công lập mà chỉ có trường dân lập hoặc học tại tư gia: "Trong dân gian thì xưa nay việc học tập vẫn hoàn toàn tự dân lo liệu lấy. Thầy học thì có từ thầy khoá, thầy đồ, thầy tư dạy trẻ con cho đến bậc đại khoa" (2). Đây cũng là thời kỳ phát triển việc xây dựng các hương ước, khoán ước với các quy định rất cụ thể phục vụ cho việc phát triển sự học.
Về hình thức tổ chức học tại các làng xã, ở Quảng Trị không có gì khác so với nhiều địa phương khác mà nhà nghiên cứu nho học Nguyễn Thế Long đã khái quát: "Lớp học thường đặt ở nhà thầy đồ hoặc một nhà giàu đứng ra mời thầy về dạy con mình và trẻ em gần đó. Thầy giáo ngồi trên phản hoặc chõng, học sinh trải chiếu ra sàn để học hoặc nằm phủ phục để viết. Có bốn mức về trình độ: Mông học; ấu học, Trung tập và sau đó lên học bậc Đại tập ở tỉnh, rồi tham gia các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình do Triều Đình tổ chức"
----------------------------------------------------------------------------------------
(1) Đại Nam thực lục chính biên - NXB Sử học, năm 1962, Trang 34)
(2) Đào Duy Anh - Việt Nam văn hoá sử cương. NXB Đồng Tháp, 1998
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, biến nước ta thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. " Cùng với chính sách cai trị nham hiểm, các thủ đoạn đàn áp những người yêu nước và khai thác, bọc lột thuộc địa tàn nhẫn, thâm độc, chúng thực thi những âm mưu rất xảo quyệt về giáo dục", " chủ trương nhất quán của chúng là thi hành chính sách ngu dân" (1). Chương trình "Phát triển giáo dục theo chiều nằm chứ không phát triển giáo dục theo chiều đứng" của toàn quyền Martin năm 1924 chính là kế hoạch thực thi ý đồ đen tối đó. Hậu quả trực tiếp của nó là 95% dân số Việt Nam mù chữ, cả nước năm 1940 chỉ có 44 vạn học sinh tiểu học, 5.000 học sinh trung học và 700 sinh viên đại học. Trong cái "khung" chung đó, lại là tỉnh nghèo, ở xa trung tâm nên giáo dục Quảng Trị càng không có sự phát triển gì đáng kể. Hệ thống giáo dục bao gồm các hương trường, liên hương trường và trường sơ cấp. Thực tế cho thấy, đến năm 1939-1940 toàn tỉnh cũng chỉ có 6 trường tiểu học: 1 trường tỉnh và 5 trường của huyện (Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Do Linh). Ngoài ra, có một số trường tiểu học với ba lớp đầu cấp ở Ngô Xá, Tường Vân (Triệu Phong), Mai Xá (Do Linh), An Ba Đông (Vĩnh Linh),
vào Quốc học (Huế) hoặc Võ Tánh (Quy Nhơn)... Rõ ràng là giáo dục Quảng Trị trong thời Pháp thuộc, cả hệ thống tổ chức cũng như quy mô người học đều bé nhỏ. Mục đích đào tạo là phản động, nội dung thì nghèo nàn và xa rời thực tế. Tuy nhiên, đúng như nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Âm mưu đồng hoá thông qua giáo dục của chúng đã thất bại về cơ bản". Số đông học sinh Quảng Trị được học qua nhà trường thời Pháp đã không thành tay sai đắc lực của thực dân, trái lại vẫn giữ được lòng yêu nước, thương dân...