huyvietnamhoc
New member
- Xu
- 0
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỈNH QUẢNG NAM
QUẢNG là rộng rãi, NAM là phương Nam, đối diện phương Bắc. Vậy QUẢNG NAM nghĩa là mở rộng về phương Nam. Ðịa danh Quảng Nam biểu dương một chiến lược quyết định vô cùng quan yếu của dân tộc Việt Nam.Quảng Nam phản ảnh trung thực tiến trình lịch sử Nam tiến không ngừng suốt mấy mươi thế kỷ, phát xuất từ Ðộng Ðình hồ, phía nam sông Dương Tử cho đến ngày nay, của dân tộc Việt Nam đã phát triển, tiến hóa và sinh tồn, hầu góp mặt xứng đáng và chính danh cùng những dân tộc anh em vùng Ðông Nam Á nói riêng và những dân tộc bạn bè trên hoàn vũ nói chung.
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam ngày nay.
(Click vào hình để xem chi tiết)
Từ Ðạo QUẢNG NAM đến Tỉnh QUẢNG NAM (1301-1831)
Thoạt tiên, năm 1306, theo lời giao ước gả Công Chúa Huyền Trân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông (năm 1301) trong dịp viếng thăm hữu nghị Việt Nam, vua ChiêmThành là Chế Mân dâng hai châu: châu Ô và châu Rí làm sính lễ để xin cưới Công Chúa Huyền Trân.
Năm 1307, sau nghi lễ tiễn đưa Công Chúa Huyền Trân về Chiêm Quốc, vuaTrần Nhân Tông tiếp thu hai châu Ô và Rí, di dân khẩn hoang và đổi tên là Thuận Châu (bắc Hải Vân quan) và Hóa Châu (nam Hải Vân quan). Dân Chiêm Thành bỏ đất lui về phía Nam.
Năm 1402, sau khi tiếm ngôi nhà Trần, Hồ quý Ly chia Hóa châu, gồm đất Chiêm Ðộng, Cổ Lũy, lập thành 4 châu là Thăng Châu (Thăng Bình và phía Bắc), Hóa Châu, Tư Châu và Nghi Châu (Quảng Ngãi và phía Nam), di dân canh tác và đặt quan An Phủ Sứ cai trị. Dân Chiêm Thành lại bỏ đất lui dần về phía Nam.
Năm 1470, Hồng Ðức nguyên niên, Vua Lê Thánh Tông sau trận đại thắng bắt được Vua Chiêm Thành là Trà Toàn, triệt để khai thác sự chia rẽ của hoàng tộc Chiêm Thành, chia Chiêm Thành ra làm ba nước nhỏ, phong ba vua: Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan, chủ đích làm suy yếu đối phương. Lại lấy Hóa Châu gồm đất Chiêm Ðộng, Ðồ Bàn, Ðại Chiêm và Cổ Lũy lập thành đạo Quảng Nam (địa danh Quảng Nam bắt đầu xuất hiện trên lịch sử Việt Nam từ đây). Ðạo Quảng Nam gồm có 3 phủ và 9 huyện (tiền thân của Nam, Ngải, Bình, Phú sau này) và đặt quan cai trị.
Năm 1570, Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Ðạo Quảng Nam, truyền nối con cháu (Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Chu,...) lấn dần vào Nam, xâm chiếm trọn vẹn nước Chiêm Thành, lập phủ Diên Khánh (Khánh Hoà), phủ Bình Thuận, huyện Yên Phúc và huyện Hòa Ða (Bình Thuận).
Năm 1744, Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát, sau khi chiếm được Hà Tiên, Rạch Giá, chia nước ra làm 12 dinh: Chính dinh (Thừa Thiên), Cựu dinh (Ái Tử), Quảng Bình dinh, Vũ Xá dinh, Bố Chính dinh, Quảng Nam dinh (Quảng Ngãi phủ và Qui Nhơn phủ), Phú Yên dinh, Bình Khang dinh, Bình Thuận dinh (đất Chiêm Thành), Trấn Biên dinh, Phiên Trấn dinh, Long Hồ dinh (đất Chân Lạp). Ðồng thờì lấy Hội An làm cửa biển duy nhất buôn bán với nước ngoài, nên người ngoại quốc thường gọi là Quảng Nam Quốc.
Năm 1806 Vua Gia Long, sau khi thống nhất được đất nước, chia nước ra làm 23 trấn. Bắc Thành có 11 trấn, Gia Ðịnh thành có 5 trấn, miền trung có 7 trấn, trong đó có Quảng Ngải trấn, Bình Ðịnh trấn và Phú Yên trấn; và 4 doanh, thuộc đất kinh kỳ: Trực Lệ, Quảng Ðức doanh (Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. Như thế Ðạo Quảng Nam hay Quảng Nam doanh bắt đầu từ đây chính thức chia thành 3 trấn: Quảng Ngãi trấn, Bình Ðịnh trấn, Phú Yên trấn và 1 doanh là Quảng Nam doanh.
Năm 1831,Vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh và đặt chức Tổng Ðốc, Tuần Phủ, Bố Chánh Sứ, Án Sát, Lãnh Binh trông coi việc cai trị. Và địa danh Tỉnh QUẢNG NAM có từ đây.
Cuộc Sống Việt _ Theo quangnam.info