Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Ở nước ta, nghề in bản gỗ khắc ra đời ở kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý cách nay hơn 800 năm, gắn với tên tuổi của nhà sư Tín Học theo nghề truyền thống của gia đình. Ấn phẩm hồi đó là sách Kinh Phật lưu hành trong các chùa chiền. Đến thế kỷ XV, dưới triều Lê sơ, Thị Lang bộ Lễ kiêm Bí thư giám học sinh Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) từng hai lần đi sứ sang Trung Quốc đã nghiên cứu thêm kỹ thuật in khắc gỗ về dạy nghề cho dân làng quê ông (Hồng Liễu và Liễu Tràng-Gia Lộc, Hải Dương), từ đó ông được tôn thờ làm tổ sư nghề in. Ngày nay, một con đường thuộc quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh được mang tên Lương Nhữ Học.
Giữa thế kỷ XIX, khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn và du nhập kỹ thuật in ty pô, nghề in bản gỗ khắc vẫn tiếp tục được sử dụng vì bấy giờ chữ quốc ngữ la tinh chưa phổ biến rộng rãi. Một trong những địa điểm in khắc gỗ ở Sài Gòn lúc đó là Xóm Dầu (Phụng Du phường). Hiện còn lưu lại cuốn Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu in chữ Nôm năm 1865 tại Sài Gòn. Đây là một trong số ít cuốn sách hiếm in khắc gỗ cuối cùng ở Nam Bộ.
Xưa kia, nhân dân ta hiếu học chữ thánh hiền nên quí trọng những người thợ in có công sao chép, phổ biến kiến thức. Bản thân người thợ in khắc gỗ, vốn yêu mến văn chường, chữ nghĩa, trọng đức khinh tài, đã coi nghề của mình là việc nghĩa không hám lợi danh, thao tác rất cẩn trọng, ít khi để sai sót trong ấn phẩm.
Nghề in chữ đúc (typô) đầu tiên du nhập vào Việt Nam năm 1861 tại Sài Gòn sau đội quân xâm lược của đô đốc Pháp Bonard. Xưởng in này đưa từ Paris sang, gồm máy, chữ, mực, giấy và 4 công nhân Pháp. ấn phẩm đầu tiên là Bulletin officiel de l’Expédition de Cochinchine, 1861. (Công báo của quân viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ). Xưởng này cũng in công văn, giấy tờ quản lý, sách mỏng v.v… phục vụ chính sách xâm lược của chúng.
Tiếp đó, các nhà in của chính quyền thực dân và tư bản Pháp lần lượt ra đời như: Imprimerie Impériale, Imprimerie du gouvernement, Imprimerie Guillaud et Martinon, Imprimerie Rey et Curiol.v.v.. Bên đạo Thiên chúa có nhà in xưa nhất là Imprimerie de la Mission (Nhà in Nhà Chung) hoạt động từ 1865 đến 1943. Tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ được in tại Sài Gòn năm 1865 là Gia Định Báo, mỗi tháng ra 1-2 số. Những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều sách dịch từ Hán-Nôm, Pháp văn ra quốc ngữ hoặc sáng tác bằng quốc ngữ được in ở Sài Gòn. Có thể kể một số cuốn như: Đại Nam quốc sử diễn ca (1875), Đại học Trung Dung (1881), Lục Vân Tiên truyện (1889), Kim Vân Kiều truyện (1889)k, Truyện Phan-Sa diễn ra quốc ngữ (Fables de la Fontaine ) (1886), các sách của Trương Vĩnh Ký: Chuyện đời xưa (1866), Truyện Khôi hài (1882), Gia huấn ca (1883).., của Huỳnh Tịnh Của: Phép toán (Arithmétique) (1867), Gia Lễ (1886), Đai Nam quấc âm tự vị (1895-1896), Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1896) v.v…
Những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ phổ biến mạnh hơn trước, công việc dịch thuật, sáng tác văn học nhiều thể loại rất phong phú đã kích thích mở rộng thị trường sách báo quốc ngữ, đòi hỏi một sự phát triển đột biến của ngành in, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cùng với tư bản Pháp, nhiều nhà tư sản Việt, Hoa ở Sài Gòn đã sớm chen chân kinh doanh trên lĩnh vực này như: Phát Toán (1909) J.Việt (1917), J. Nguyễn Văn Viết et fils (1922), á Đông-Chợ Lớn (1923), Quan Đồng Âm-Chợ Lớn (1923), Nguyễn Văn Của (1923), Xưa nay (1926), Bảo tồn (1927) v.v…
Nếu trong hai thập niên đầu thế kỷ chỉ có khoảng 20 nhà in đăng ký hành nghề thì hai thập niên kế đó (1920-1940), con số này tăng gấp 4 lần, lên tới gần 80 cơ sở, tuy rằng nhiều nhà in chỉ sống một vài năm rồi đóng cửa hoặc sáp nhập vào các cơ sở khác. Theo tư liệu lưu trữ, đầu năm 1937, toàn Đông Dương có 88 nhà in đang hoạt động in được sách báo. Riêng Sài Gòn đã có 28 nhà in đó, trong đó có tới 18 cơ sở mang tên Việt, Hoa (chiếm trên 60%), tuy năng lực và kỹ thuật in kém nhiều so với các nhà in của tư bản ngoại quốc. Vì là kỹ thuật in mới du nhập nên lúc đầu, công nhân Pháp phải sang thao tác về sau họ tuyển mộ và đào tạo công nhân người bản xứ vì mức lương rẻ mạt so với công nhân chính quốc.
Ra đời thuộc loại sớm của công nhân Việt Nam, do yêu cầu nghề nghiệp, công nhân ngành in có một số đặc điểm riêng như: phải biết 3 thứ chữ: quốc ngữ, Pháp ngữ và có vốn Hán-Nôm, tiếp xúc thường xuyên với sách vở, với giới cầm bút nên có trình độ hiểu biết nhất định, có tư thế chững chạc của những người có "chữ nghĩa". Anh em thợ sắp chữ gọi nghề in bị bạc đãi là "nghề nhặt cứt chuột" dù rằng nhìn bề ngoài ăn mặc giống thầy thông, thầy phán: "Trông xa tưởng là những ông phán. Đến gần: ra một toán thợ in!.."
Dưới ách thống trị của thực dân, lại bị tư sản áp bức bóc lột nặng nề, công nhân in Sài Gòn đã sớm giác ngộ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tích cực tham gia phong trào cách mạng từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chỉ xin ghi lại một số cuộc đấu tranh tiêu biểu:
Ngày 21.10.1930, công nhân nhà in Joseph Nguyễn Văn Viết đình công. Các báo Đuốc Nhà Nam ở Sài Gòn và Đông Pháp ở Hà Nội đều đăng tin và bình luận. Lý do: một thợ máy bị chủ cúp lương 1 piastre (đồng bạc Đông Dương) vì tội đánh và bôi mực lên mặt con khỉ hung tợn của chủ nuôi để gác cửa sau nhà in. Thợ đồng lòng đình công cả chục ngày đòi chủ phải trả lại tiền cúp phạt và trả cả lương cho những ngày thợ đình công.
Những tháng cuối năm 1932, công nhân nhà in Moderne do Testelin làm chủ đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi. Vì nhà in này in báo Công luận-Opinion nên được báo đưa tin và biểu đồng tình. Trong bức thư ngỏ của công nhân nhà in đăng trên báo Công luận ngày 21.10.1932 đã nêu rõ những thủ đoạn của chủ Testelin. Từ tháng 5.1931, viện lý do khủng hoảng kinh tế nên chủ bớt mỗi ngày 1 giờ công (tức là làm 7giờ/ngày) song lương thì chỉ cho mượn lúc 5 cắc, lúc đôi ba đồng, không thanh toán lương nhiều tháng liền. Cuối năm 1931, chủ lại quy định chỉ trả lương cho công nhân bằng 20% số tiền lời của chủ hàng tháng, tính ra chỉ bằng một nửa mức lương trước. Đã vậy tình trạng nợ lương cứ kéo dài, rồi lại hạ tỉ lệ xuống còn 15%, chưa kể việc gian lận trong việc công bố số tiền lời của chủ để cắt bớt lương nữa của công dân khi đình công là đòi chủ trả đủ 20% theo quy định, trả các tháng nợ lương, còn không thì nghỉ việc hết. Cuộc đấu tranh đó đã giành được thắng lợi, gây được tiếng vang trong công dân thành phố.
Tháng 6.1933, 21 công nhân nhà in Aspar đình công chống chủ đã bắt phạt công nhân hết sức vô lý. Theo các báo ra ngày 9.6.1933 thì khi chủ giao hàng bị thiếu 5 cuốn vé xe hơi, lại bắt phạt công nhân 100 đồng bạc. Thợ rủ nhau bỏ việc và đưa ra tòa kiện lại chủ. Sau đó chủ yêu cầu trừ lương mỗi người 5 đồng nhưng thợ không chịu, thà đi kéo xe kiếm ăn còn hơn chịu ức hiếp.
Cuối tháng 9.1933 thợ nhà in C.Ardin đình công chống chủ giảm lương. Báo chí Sài Gòn ra ngày 30.9.1933 cho biết: trước đó chủ đã bớt 40% lương, sau đó bớt thêm 15%, nay lại bớt 10% nữa. thợ không thể sống nổi nên mới đìnhcông. Chủ đối phó bằng cách niêm yết tuyển thợ mới nhưng không ai vô làm, cuối cùng chủ phải nhượng bộ.
Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh công khai ở Sài Gòn, công nhân nhà in đã tích cực còn cử người hoạt động trong các tổ chức của giới lao động.
Tháng 4.1933, trong "Sổ lao động" do đồng chí Nguyễn Văn Tạo đứng đầu, ra tranh cử Hội đồng Thành phố Sài Gòn, có một đại biểu công ngành in là Nguyễn Xuân Vinh. "Sổ lao động" này đã trúng cử với số phiếu rất cao so với 2 sổ khác của phái Lập Hiến và phe ủng hộ thực dân.
Năm 1936, nhân thắng lợi của mặt trận Bình Dân Pháp, các "ủy ban hành động" của phong trào Đông Dương Đại Hội được tổ chức khắp nơi. Thống đốc Nam Kỳ cho phép các nhà in lập hội tương tế mang tên "Association mutuelle des employés in digènes des imprimeries de Cochinchine" (Nam Kỳ ấn công tương tế hội). Nhưng Ban trị sự hội này gồm những cai, sếp thân cận với chủ nên không có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy phong trào công nhân in Sài Gòn. Vì vậy, một "ủy ban hành động thợ nhà in" ra đời đăng hiệu triệu trên báo chí Sài Gòn ngày 27.8.1936 kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực để tham gia các chương trình hành động đòi các quyền tự do dân chủ. Ủy ban này đóng trụ sở ở nhà số 25, đường Verdun (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), gồm 7 người: Trần Văn Nhựt, Võ Văn Trọng, Phùng Thanh Vân, Hồ Văn Diệm, Võ Đảo Tiên, Hồ Tấn Huê và Lê Văn Nhan. Anh chị em các nhà in đã hoạt động rất tích cực trong việc in ấn các sách báo, truyền đơn cổ động cho Đông Dương Đại hội.
Cuối năm 1936, để tiến hành đợt đấu tranh nhân dịp đón Justin Godard (Thượng nghị sĩ Pháp) và Toàn quyền Đông Dương J.Brévié đến Sài Gòn, cần phải in rất nhiều bản kiến nghị và truyền đơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các ủy ban hành động vận động công nhân và cả chủ nhà in tham gia in ấn tài liệu. Nhiều chủ nhà in đã in thuê truyền đơn cho các ủy ban hành động và bị bọn mật thám mời lên bót Catinat tra hỏi và đe dọa. Như trường hợp ông Khương Kim Nhuận, chủ nhà in Cao Bình nhận với đồng chí Nguyễn Văn Trấn, in 40.000 truyền đơn 8 trang để phục vụ đấu tranh tháng 1.1937. In xong, ông cho xe traction chở truyền đơn về Chợ Đệm bàn giao an toàn. Sau đó bót Catinat mời ông Nhuận lên tra hỏi. Nhờ đã chuẩn bị đối phó trước bằng cách ghi giá in gấp đôi bình thường trong phắc-tuya (hóa đơn) nên ông Nhuận trả lời: Không làm chính trị mà vì giá mắc gấp đôi, lại thu tiền trước nên in để kiếm lời.
Trong đấu tranh công khai, Ban công đoàn của Thành ủy Sài Gòn chủ trương vận động tổ chức các nghiệp đoàn. Tháng 6.1937, ủy ban sản xuất nghiệp đoàn được thành lập ở Sài Gòn, đặt trụ sở tại nhà số 36, đường Alsace Lorraine (nay là Phó Đức Chính). Ủy ban đã tổ chức in nhiều truyền đơn bằng giấy màu và nhờ các báo đăng lời hiệu triệu tập hợp công nhân đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình. Trong ủy ban gồm 15 người, có một đại biểu ngành in là đồng chí Nguyễn Văn Gia, công nhân sắp chữ ở nhà in Portail. Đồng chí đã tích cực hoạt động tổ chức các hội ái hữu ngành in của Sài Gòn và tham gia các cuộc đấu tranh nghiệp đoàn của Thành phố.
Cùng với việc tận dụng các nhà in hợp pháp để in ấn sách báo công khai, các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng cũng như sau khi Đảng ra đời đã lập các cơ sở in bí mật, tùy điều kiện mà sử dụng mọi phương pháp in từ thô sơ đến tiên tiến để in tài liệu bí mật nội bộ.
Tin tức báo chi công khai ở Sài Gòn cho biết từ 1926 đến 1928, bọn mật thám đã phát hiện nhiều tờ báo-in bí mật như Công, Nông, Binh, báo Bônsơvích.v.v.. Cuối năm 1928, mật thám Sài Gòn đã lục soát bắt được một tổ chức in ấn của Tân Việt cách mạng đảng ở đường Barbier (nay là Thạch Thị Thanh). Địch đã bắt các đồng chí Nguyễn Duy Trinh và Đào Xuân Mai, tịch thu tất cả phương tiện in và tài liệu ấn phẩm.
Tại Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam hiện nay có lưu trữ hai bản gốc in "Luận cương chính trị" năm 1930 của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong đó có một bản gốc do Liên Xô chụp, in bằng "xu xoa" (thạch), chữ tím, năm 1930. Bản này có thể là in tại cơ quan in bí mật ở Sài Gòn vì lúc đó Trung ương Đảng đóng tại Sài Gòn.
"In xu xoa" (thạch) bằng cách nấu rau câu đổ ra khay cho nguội đông lại, tạo mặt phẳng bằng một tấm kiếng. Tài liệu được viết bằng mực tím đặt trên giấy xong đặt lên mặt thạch cho ngấm chữ xuống đó rồi gỡ giấy đi, ta có một khuôn in để đặt giấy in xuống vuốt cho thấm chữ. "In giấy sáp" (in stencil) thì phải dùng bút sắt mũi nhọn viết trên tờ giấy sáp cho thủng theo chữ viết rồi đặt lên mặt bàn lăn, để giấy trắng dưới giấy sáp rồi lăn mực mặt trên cho thấm chữ xuống giấy in. Đây là cách in stencil đơn giản nhất, có thể in hàng trăm bản.
Các báo Cờ Đỏ, Cờ Vô Sản, tạp chí Cộng Sản và Cộng sản tùng thơ v.v… thời ấy được in bằng những cách thủ công đó. Vào năm 1935, Đảng Cộng sản Pháp có gửi cho Xứ ủy Nam Kỳ một máy in quay tại loại nhỏ, tên là Rotative Gestner, cũng dùng giấy sáp, mỗi vòng quay được một trang. Nhược điểm của máy là hơi to, khó di chuyển và khi quay thì kêu lạch cạch, khó giữ bí mật. Đến năm 1944, Xứ ủy có một bộ phận in typô, sắp chữ, máy đạp: Phương tiện in và thợ được đưa từ nhà in Nguyễn Phú Hữu-Sài Gòn chuyển ra đặt bí mật ở quận Thủ Thừa (nay thuộc Long An) để in báo Tiền Phong. Bộ phận Việt Minh (thường gọi là Việt Minh cũ của các đồng chí Trần Văn Trà, Hoàng Dư Khương đặt nhà in bí mật ở Đakao, in báo Giải phóng)
Sau đảo chính của Nhật (9.3.1945), đồng chí Trần Văn Giàu đã chuyển cho nhóm sinh viên Huỳnh Văn Tiểng cái máy in bằng giấy sáp quay tay nói trên để in hàng ngàn Bản tin Việt Minh phát hành bí mật ở Sài Gòn, đưa tin chiến thắng phát xít Đức của Liên Xô và Đồng Minh. Máy in được đặt dưới hầm bí mật tại nhà của một nhân sĩ yêu nước là ông Trần Văn Nguyên, số 90 đường Richaud (nay là Nguyễn Đình Chiểu).
Các cơ sở cách mạng hoạt động tốt trong các nhà in Portail, Ardin, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Phú Hữu, Nhành Mai, Bảo tồn, SAPI, Thạch Mậu v.v… Khi phong trào Thanh niên Tiền phong ra đời, báo Tiền Phong đặt nhà in và tòa soạn báo ở 14 Charner (nay là Nguyễn Huệ). Sau tổng khởi nghĩa Tháng tám 1945, một số cơ sở in mới được cấp tốc xây dựng cùng với các cơ sở cũ đã tích cực in sách báo, tài liệu phục vụ việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.
Khi Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945), nhiều nhà in ở Sài Gòn được di chuyển về các tỉnh để tiếp tục nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược.
[Theo Hiệp hội ngành in HCM]
Giữa thế kỷ XIX, khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn và du nhập kỹ thuật in ty pô, nghề in bản gỗ khắc vẫn tiếp tục được sử dụng vì bấy giờ chữ quốc ngữ la tinh chưa phổ biến rộng rãi. Một trong những địa điểm in khắc gỗ ở Sài Gòn lúc đó là Xóm Dầu (Phụng Du phường). Hiện còn lưu lại cuốn Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu in chữ Nôm năm 1865 tại Sài Gòn. Đây là một trong số ít cuốn sách hiếm in khắc gỗ cuối cùng ở Nam Bộ.
Xưa kia, nhân dân ta hiếu học chữ thánh hiền nên quí trọng những người thợ in có công sao chép, phổ biến kiến thức. Bản thân người thợ in khắc gỗ, vốn yêu mến văn chường, chữ nghĩa, trọng đức khinh tài, đã coi nghề của mình là việc nghĩa không hám lợi danh, thao tác rất cẩn trọng, ít khi để sai sót trong ấn phẩm.
Nghề in chữ đúc (typô) đầu tiên du nhập vào Việt Nam năm 1861 tại Sài Gòn sau đội quân xâm lược của đô đốc Pháp Bonard. Xưởng in này đưa từ Paris sang, gồm máy, chữ, mực, giấy và 4 công nhân Pháp. ấn phẩm đầu tiên là Bulletin officiel de l’Expédition de Cochinchine, 1861. (Công báo của quân viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ). Xưởng này cũng in công văn, giấy tờ quản lý, sách mỏng v.v… phục vụ chính sách xâm lược của chúng.
Tiếp đó, các nhà in của chính quyền thực dân và tư bản Pháp lần lượt ra đời như: Imprimerie Impériale, Imprimerie du gouvernement, Imprimerie Guillaud et Martinon, Imprimerie Rey et Curiol.v.v.. Bên đạo Thiên chúa có nhà in xưa nhất là Imprimerie de la Mission (Nhà in Nhà Chung) hoạt động từ 1865 đến 1943. Tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ được in tại Sài Gòn năm 1865 là Gia Định Báo, mỗi tháng ra 1-2 số. Những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều sách dịch từ Hán-Nôm, Pháp văn ra quốc ngữ hoặc sáng tác bằng quốc ngữ được in ở Sài Gòn. Có thể kể một số cuốn như: Đại Nam quốc sử diễn ca (1875), Đại học Trung Dung (1881), Lục Vân Tiên truyện (1889), Kim Vân Kiều truyện (1889)k, Truyện Phan-Sa diễn ra quốc ngữ (Fables de la Fontaine ) (1886), các sách của Trương Vĩnh Ký: Chuyện đời xưa (1866), Truyện Khôi hài (1882), Gia huấn ca (1883).., của Huỳnh Tịnh Của: Phép toán (Arithmétique) (1867), Gia Lễ (1886), Đai Nam quấc âm tự vị (1895-1896), Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1896) v.v…
Những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ phổ biến mạnh hơn trước, công việc dịch thuật, sáng tác văn học nhiều thể loại rất phong phú đã kích thích mở rộng thị trường sách báo quốc ngữ, đòi hỏi một sự phát triển đột biến của ngành in, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cùng với tư bản Pháp, nhiều nhà tư sản Việt, Hoa ở Sài Gòn đã sớm chen chân kinh doanh trên lĩnh vực này như: Phát Toán (1909) J.Việt (1917), J. Nguyễn Văn Viết et fils (1922), á Đông-Chợ Lớn (1923), Quan Đồng Âm-Chợ Lớn (1923), Nguyễn Văn Của (1923), Xưa nay (1926), Bảo tồn (1927) v.v…
Nếu trong hai thập niên đầu thế kỷ chỉ có khoảng 20 nhà in đăng ký hành nghề thì hai thập niên kế đó (1920-1940), con số này tăng gấp 4 lần, lên tới gần 80 cơ sở, tuy rằng nhiều nhà in chỉ sống một vài năm rồi đóng cửa hoặc sáp nhập vào các cơ sở khác. Theo tư liệu lưu trữ, đầu năm 1937, toàn Đông Dương có 88 nhà in đang hoạt động in được sách báo. Riêng Sài Gòn đã có 28 nhà in đó, trong đó có tới 18 cơ sở mang tên Việt, Hoa (chiếm trên 60%), tuy năng lực và kỹ thuật in kém nhiều so với các nhà in của tư bản ngoại quốc. Vì là kỹ thuật in mới du nhập nên lúc đầu, công nhân Pháp phải sang thao tác về sau họ tuyển mộ và đào tạo công nhân người bản xứ vì mức lương rẻ mạt so với công nhân chính quốc.
Ra đời thuộc loại sớm của công nhân Việt Nam, do yêu cầu nghề nghiệp, công nhân ngành in có một số đặc điểm riêng như: phải biết 3 thứ chữ: quốc ngữ, Pháp ngữ và có vốn Hán-Nôm, tiếp xúc thường xuyên với sách vở, với giới cầm bút nên có trình độ hiểu biết nhất định, có tư thế chững chạc của những người có "chữ nghĩa". Anh em thợ sắp chữ gọi nghề in bị bạc đãi là "nghề nhặt cứt chuột" dù rằng nhìn bề ngoài ăn mặc giống thầy thông, thầy phán: "Trông xa tưởng là những ông phán. Đến gần: ra một toán thợ in!.."
Dưới ách thống trị của thực dân, lại bị tư sản áp bức bóc lột nặng nề, công nhân in Sài Gòn đã sớm giác ngộ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tích cực tham gia phong trào cách mạng từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chỉ xin ghi lại một số cuộc đấu tranh tiêu biểu:
Ngày 21.10.1930, công nhân nhà in Joseph Nguyễn Văn Viết đình công. Các báo Đuốc Nhà Nam ở Sài Gòn và Đông Pháp ở Hà Nội đều đăng tin và bình luận. Lý do: một thợ máy bị chủ cúp lương 1 piastre (đồng bạc Đông Dương) vì tội đánh và bôi mực lên mặt con khỉ hung tợn của chủ nuôi để gác cửa sau nhà in. Thợ đồng lòng đình công cả chục ngày đòi chủ phải trả lại tiền cúp phạt và trả cả lương cho những ngày thợ đình công.
Những tháng cuối năm 1932, công nhân nhà in Moderne do Testelin làm chủ đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi. Vì nhà in này in báo Công luận-Opinion nên được báo đưa tin và biểu đồng tình. Trong bức thư ngỏ của công nhân nhà in đăng trên báo Công luận ngày 21.10.1932 đã nêu rõ những thủ đoạn của chủ Testelin. Từ tháng 5.1931, viện lý do khủng hoảng kinh tế nên chủ bớt mỗi ngày 1 giờ công (tức là làm 7giờ/ngày) song lương thì chỉ cho mượn lúc 5 cắc, lúc đôi ba đồng, không thanh toán lương nhiều tháng liền. Cuối năm 1931, chủ lại quy định chỉ trả lương cho công nhân bằng 20% số tiền lời của chủ hàng tháng, tính ra chỉ bằng một nửa mức lương trước. Đã vậy tình trạng nợ lương cứ kéo dài, rồi lại hạ tỉ lệ xuống còn 15%, chưa kể việc gian lận trong việc công bố số tiền lời của chủ để cắt bớt lương nữa của công dân khi đình công là đòi chủ trả đủ 20% theo quy định, trả các tháng nợ lương, còn không thì nghỉ việc hết. Cuộc đấu tranh đó đã giành được thắng lợi, gây được tiếng vang trong công dân thành phố.
Tháng 6.1933, 21 công nhân nhà in Aspar đình công chống chủ đã bắt phạt công nhân hết sức vô lý. Theo các báo ra ngày 9.6.1933 thì khi chủ giao hàng bị thiếu 5 cuốn vé xe hơi, lại bắt phạt công nhân 100 đồng bạc. Thợ rủ nhau bỏ việc và đưa ra tòa kiện lại chủ. Sau đó chủ yêu cầu trừ lương mỗi người 5 đồng nhưng thợ không chịu, thà đi kéo xe kiếm ăn còn hơn chịu ức hiếp.
Cuối tháng 9.1933 thợ nhà in C.Ardin đình công chống chủ giảm lương. Báo chí Sài Gòn ra ngày 30.9.1933 cho biết: trước đó chủ đã bớt 40% lương, sau đó bớt thêm 15%, nay lại bớt 10% nữa. thợ không thể sống nổi nên mới đìnhcông. Chủ đối phó bằng cách niêm yết tuyển thợ mới nhưng không ai vô làm, cuối cùng chủ phải nhượng bộ.
Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh công khai ở Sài Gòn, công nhân nhà in đã tích cực còn cử người hoạt động trong các tổ chức của giới lao động.
Tháng 4.1933, trong "Sổ lao động" do đồng chí Nguyễn Văn Tạo đứng đầu, ra tranh cử Hội đồng Thành phố Sài Gòn, có một đại biểu công ngành in là Nguyễn Xuân Vinh. "Sổ lao động" này đã trúng cử với số phiếu rất cao so với 2 sổ khác của phái Lập Hiến và phe ủng hộ thực dân.
Năm 1936, nhân thắng lợi của mặt trận Bình Dân Pháp, các "ủy ban hành động" của phong trào Đông Dương Đại Hội được tổ chức khắp nơi. Thống đốc Nam Kỳ cho phép các nhà in lập hội tương tế mang tên "Association mutuelle des employés in digènes des imprimeries de Cochinchine" (Nam Kỳ ấn công tương tế hội). Nhưng Ban trị sự hội này gồm những cai, sếp thân cận với chủ nên không có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy phong trào công nhân in Sài Gòn. Vì vậy, một "ủy ban hành động thợ nhà in" ra đời đăng hiệu triệu trên báo chí Sài Gòn ngày 27.8.1936 kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực để tham gia các chương trình hành động đòi các quyền tự do dân chủ. Ủy ban này đóng trụ sở ở nhà số 25, đường Verdun (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), gồm 7 người: Trần Văn Nhựt, Võ Văn Trọng, Phùng Thanh Vân, Hồ Văn Diệm, Võ Đảo Tiên, Hồ Tấn Huê và Lê Văn Nhan. Anh chị em các nhà in đã hoạt động rất tích cực trong việc in ấn các sách báo, truyền đơn cổ động cho Đông Dương Đại hội.
Cuối năm 1936, để tiến hành đợt đấu tranh nhân dịp đón Justin Godard (Thượng nghị sĩ Pháp) và Toàn quyền Đông Dương J.Brévié đến Sài Gòn, cần phải in rất nhiều bản kiến nghị và truyền đơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các ủy ban hành động vận động công nhân và cả chủ nhà in tham gia in ấn tài liệu. Nhiều chủ nhà in đã in thuê truyền đơn cho các ủy ban hành động và bị bọn mật thám mời lên bót Catinat tra hỏi và đe dọa. Như trường hợp ông Khương Kim Nhuận, chủ nhà in Cao Bình nhận với đồng chí Nguyễn Văn Trấn, in 40.000 truyền đơn 8 trang để phục vụ đấu tranh tháng 1.1937. In xong, ông cho xe traction chở truyền đơn về Chợ Đệm bàn giao an toàn. Sau đó bót Catinat mời ông Nhuận lên tra hỏi. Nhờ đã chuẩn bị đối phó trước bằng cách ghi giá in gấp đôi bình thường trong phắc-tuya (hóa đơn) nên ông Nhuận trả lời: Không làm chính trị mà vì giá mắc gấp đôi, lại thu tiền trước nên in để kiếm lời.
Trong đấu tranh công khai, Ban công đoàn của Thành ủy Sài Gòn chủ trương vận động tổ chức các nghiệp đoàn. Tháng 6.1937, ủy ban sản xuất nghiệp đoàn được thành lập ở Sài Gòn, đặt trụ sở tại nhà số 36, đường Alsace Lorraine (nay là Phó Đức Chính). Ủy ban đã tổ chức in nhiều truyền đơn bằng giấy màu và nhờ các báo đăng lời hiệu triệu tập hợp công nhân đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình. Trong ủy ban gồm 15 người, có một đại biểu ngành in là đồng chí Nguyễn Văn Gia, công nhân sắp chữ ở nhà in Portail. Đồng chí đã tích cực hoạt động tổ chức các hội ái hữu ngành in của Sài Gòn và tham gia các cuộc đấu tranh nghiệp đoàn của Thành phố.
Cùng với việc tận dụng các nhà in hợp pháp để in ấn sách báo công khai, các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng cũng như sau khi Đảng ra đời đã lập các cơ sở in bí mật, tùy điều kiện mà sử dụng mọi phương pháp in từ thô sơ đến tiên tiến để in tài liệu bí mật nội bộ.
Tin tức báo chi công khai ở Sài Gòn cho biết từ 1926 đến 1928, bọn mật thám đã phát hiện nhiều tờ báo-in bí mật như Công, Nông, Binh, báo Bônsơvích.v.v.. Cuối năm 1928, mật thám Sài Gòn đã lục soát bắt được một tổ chức in ấn của Tân Việt cách mạng đảng ở đường Barbier (nay là Thạch Thị Thanh). Địch đã bắt các đồng chí Nguyễn Duy Trinh và Đào Xuân Mai, tịch thu tất cả phương tiện in và tài liệu ấn phẩm.
Tại Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam hiện nay có lưu trữ hai bản gốc in "Luận cương chính trị" năm 1930 của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong đó có một bản gốc do Liên Xô chụp, in bằng "xu xoa" (thạch), chữ tím, năm 1930. Bản này có thể là in tại cơ quan in bí mật ở Sài Gòn vì lúc đó Trung ương Đảng đóng tại Sài Gòn.
"In xu xoa" (thạch) bằng cách nấu rau câu đổ ra khay cho nguội đông lại, tạo mặt phẳng bằng một tấm kiếng. Tài liệu được viết bằng mực tím đặt trên giấy xong đặt lên mặt thạch cho ngấm chữ xuống đó rồi gỡ giấy đi, ta có một khuôn in để đặt giấy in xuống vuốt cho thấm chữ. "In giấy sáp" (in stencil) thì phải dùng bút sắt mũi nhọn viết trên tờ giấy sáp cho thủng theo chữ viết rồi đặt lên mặt bàn lăn, để giấy trắng dưới giấy sáp rồi lăn mực mặt trên cho thấm chữ xuống giấy in. Đây là cách in stencil đơn giản nhất, có thể in hàng trăm bản.
Các báo Cờ Đỏ, Cờ Vô Sản, tạp chí Cộng Sản và Cộng sản tùng thơ v.v… thời ấy được in bằng những cách thủ công đó. Vào năm 1935, Đảng Cộng sản Pháp có gửi cho Xứ ủy Nam Kỳ một máy in quay tại loại nhỏ, tên là Rotative Gestner, cũng dùng giấy sáp, mỗi vòng quay được một trang. Nhược điểm của máy là hơi to, khó di chuyển và khi quay thì kêu lạch cạch, khó giữ bí mật. Đến năm 1944, Xứ ủy có một bộ phận in typô, sắp chữ, máy đạp: Phương tiện in và thợ được đưa từ nhà in Nguyễn Phú Hữu-Sài Gòn chuyển ra đặt bí mật ở quận Thủ Thừa (nay thuộc Long An) để in báo Tiền Phong. Bộ phận Việt Minh (thường gọi là Việt Minh cũ của các đồng chí Trần Văn Trà, Hoàng Dư Khương đặt nhà in bí mật ở Đakao, in báo Giải phóng)
Sau đảo chính của Nhật (9.3.1945), đồng chí Trần Văn Giàu đã chuyển cho nhóm sinh viên Huỳnh Văn Tiểng cái máy in bằng giấy sáp quay tay nói trên để in hàng ngàn Bản tin Việt Minh phát hành bí mật ở Sài Gòn, đưa tin chiến thắng phát xít Đức của Liên Xô và Đồng Minh. Máy in được đặt dưới hầm bí mật tại nhà của một nhân sĩ yêu nước là ông Trần Văn Nguyên, số 90 đường Richaud (nay là Nguyễn Đình Chiểu).
Các cơ sở cách mạng hoạt động tốt trong các nhà in Portail, Ardin, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Phú Hữu, Nhành Mai, Bảo tồn, SAPI, Thạch Mậu v.v… Khi phong trào Thanh niên Tiền phong ra đời, báo Tiền Phong đặt nhà in và tòa soạn báo ở 14 Charner (nay là Nguyễn Huệ). Sau tổng khởi nghĩa Tháng tám 1945, một số cơ sở in mới được cấp tốc xây dựng cùng với các cơ sở cũ đã tích cực in sách báo, tài liệu phục vụ việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.
Khi Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945), nhiều nhà in ở Sài Gòn được di chuyển về các tỉnh để tiếp tục nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược.
[Theo Hiệp hội ngành in HCM]