LỊCH SỬ CỦA NHỮNG CHIẾC GƯƠNG
Gương ra đời khoảng 600 năm trước Công nguyên. Thế nhưng, mãi đến thế kỷ XIX, nhân loại mới có được những chiếc gương như ngày nay...
Con người chỉ mới bắt đầu làm những chiếc gương đơn giản khoảng 600 năm Trước Công Nguyên.
Gương ra đời đầy khó khăn
Họ sử dụng một loại đá, gọi là đá Opxiđian (Obsidian) đánh bóng để tạo ra một bề mặt phản chiếu hình ảnh. Sau đó, họ bắt đầu làm các loại gương tinh xảo dạng những chiếc đĩa bằng đồng, thiếc, bạc, vàng, thậm chí là chì… được đánh bóng lên.
Gương phản chiếu hình ảnh như thế nào?
Khi ánh sáng đập vào bề mặt một vật gì và bị phản xạ lại vào mắt thì chúng ta mới thấy được vật đó. Trong ảnh dưới đây, con bướm ta nhìn thấy trong gương thực ra chỉ là ảnh ảo do mắt bị đánh lừa.
Theo các định luật phản xạ, khi một tia sáng đập vào một bề mặt phẳng, nhẵn nó bị dội lại theo một cách nhất định, giống như khi ném một quả bóng vào một bức tường nó sẽ bị dội lại. Góc đến hay còn gọi là góc tới luôn bằng với góc phản xạ. Giao điểm các tia phản xạ từ một điểm sẽ tạo thành ảnh của điểm đó.
Tuy nhiên, chỉ có những người giàu mới có khả năng sử dụng loại gương này. Đồng thời, do trọng lượng của vật liệu, những chiếc gương thường chỉ có đường kính khoảng 20cm và sử dụng chủ yếu để trang trí. Chỉ có một ngoại lệ là ở ngọn hải đăng Alexandria, dùng một tấm gương kim loại lớn phản chiếu sáng mặt trời vào ban ngày và phản chiếu ánh lửa vào ban đêm để báo hiệu cho thuyền bè.
Những chiếc gương làm bằng thủy tinh ra đời từ cuối thời Trung cổ, nhưng để sản xuất ra chúng thì khá khó khăn và tốn kém. Một trong những vấn đề đó là do cát được sử dụng để làm thủy tinh chứa quá nhiều các tạp chất nên gương không rõ ràng. Ngoài ra, do sức nóng của kim loại nóng chảy khi gắn vào phía sau hầu như luôn luôn làm vỡ kính.
Mãi cho đến thời kỳ Phục Hưng, khi người Florence, nước Ý lần đầu tiên phát minh ra một quy trình để làm mặt sau bằng chì ở nhiệt độ thấp gần giống gương hiện đại. Những loại gương này dần được cải thiện rõ ràng hơn cho các nghệ sĩ sử dụng để phối cảnh, vẽ tranh chân dung tự họa…
Tiết lộ bí quyết sản xuất gương, có thể bị ám sát
Sau đó, người dân ở Venice, nước Áo đã bắt đầu chinh phục thị trường làm gương với các kỹ thuật thủy tinh đặc biệt.
Các kỹ thuật này được giữ kín vì sinh lợi cao. Những người thợ thủ công có ý định bán công thức chế tạo gương cho nước ngoài thường bị ám sát. Vào thời điểm này, các nhà khoa học cũng đã nhận ra giá trị của các loại gương có thể dùng thay cho thấu kính trong các loại kính viễn vọng… Tất nhiên, vào lúc này thì gương vẫn chỉ dành cho những người giàu có do đắt.
Quy trình sản xuất gương hiện đại được nhà hóa học người Đức Justus Von Leibig phát minh ra năm 1835. Nó vẫn được làm bằng thủy tinh nhưng phía sau được tráng một lớp bạc mỏng hoặc nhôm vào mặt sau của tấm kính. Và đến nay hầu hết quy trình này được thực hiện bằng cách nung nóng nhôm trong chân không rồi sau đó tráng vào một tấm thủy tinh mát.
Ba loại gương cơ bản
Đến nay, đã có nhiều loại gương được sản xuất để phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống. Nhưng có ba loại gương cơ bản:
Gương phẳng: Hiện nay, gương phẳng loại gương được ứng dụng rộng rãi nhất. Nó dùng làm gương soi, gương trang trí, chiếu hậu, dùng trong các loại kính viễn vọng, hiển vi, ống nhòm.
Gương cầu lồi:
Gương cầu lồi
Gương cầu lồi là loại gương phình ra ở rìa ngoài, phản xạ ở gần rìa có góc rộng hơn so với ở trong tâm tạo ra ảnh ảo và nhỏ hơn so với vật thật. Chính vì thế gương cầu lồi có nhiều công dụng mà thường thấy là làm các loại kính chiếu hậu cho các phương tiện giao thông, giúp ta nhìn gần và thấy nhiều vật phía sau hơn.
Gương cầu lõm: Gương cầu lõm hay còn gọi là gương hội tụ là loại gương cong vào phía trong giống như mặt trong của cái muỗng.
Chính vì vậy ánh sáng sẽ hội tụ lại ở một điểm nằm phía trước gương gọi là tiêu điểm. Điều này tạo ra một ảnh thật ngay phía trước gương. Khi nhìn xa, ảnh như bị lộn ngược nhưng nếu tới gần vượt qua tiêu điểm thì ảnh bạn sẽ bình thường trở lại và được phóng đại.
Do đó, gương cầu lõm được sử dụng trong các loại gương dùng cạo râu, trang điểm dùng trong các là mặt trời để tập trung năng lượng ánh sáng mặt trời nhằm đốt các lò hơi lò nung…
Ngoài ra, còn có các loại gương khác ít phổ biến hơn như:
Gương hai chiều: Đây là loại gương có một mặt thủy tinh được phủ một lớp vật liệu rất mỏng và phản xạ rất nhẹ. Khi những mặt này được xoay về phía được chiếu sáng, thì một số ánh sáng sẽ phản xạ đi còn số khác sẽ xuyên qua bề mặt bên kia.
Điều này làm cho người đứng bên phía mặt bên tối thấy được phía bên sáng kia nhưng bên phía sáng lại không nhìn thấy được bên tối. Điều này cũng giống vào ban đêm ta rất khó nhìn ra bên ngoài qua cửa kính nếu trong nhà bật đèn. Loại gương này thường dùng trong các phòng thẩm vấn của cảnh sát, các cửa kính xe bảo vệ chuyên dụng…
Gương không đảo chiều: Loại gương này được khi John Derby sáng chế năm 1887. Nó gồm hai gương đặt vuông góc nhau, không làm đảo chiều của hình ảnh vật trong gương.
Gương âm thanh: Đây là loại gương lớn được xây bằng những cái đĩa bê tông khổng lồ dùng phản xạ và phân phối âm thanh thay vì ánh sáng.
Quân đội Anh đã sử dụng chúng trước khi phát minh ra như một hệ thống radar như hệ thống cảnh báo chống lại các cuộc tấn công trong không trung.
Nguồn: Báo Đất Việt*
Gương ra đời khoảng 600 năm trước Công nguyên. Thế nhưng, mãi đến thế kỷ XIX, nhân loại mới có được những chiếc gương như ngày nay...
Con người chỉ mới bắt đầu làm những chiếc gương đơn giản khoảng 600 năm Trước Công Nguyên.
Gương ra đời đầy khó khăn
Họ sử dụng một loại đá, gọi là đá Opxiđian (Obsidian) đánh bóng để tạo ra một bề mặt phản chiếu hình ảnh. Sau đó, họ bắt đầu làm các loại gương tinh xảo dạng những chiếc đĩa bằng đồng, thiếc, bạc, vàng, thậm chí là chì… được đánh bóng lên.
Gương phản chiếu hình ảnh như thế nào?
Khi ánh sáng đập vào bề mặt một vật gì và bị phản xạ lại vào mắt thì chúng ta mới thấy được vật đó. Trong ảnh dưới đây, con bướm ta nhìn thấy trong gương thực ra chỉ là ảnh ảo do mắt bị đánh lừa.
Tuy nhiên, chỉ có những người giàu mới có khả năng sử dụng loại gương này. Đồng thời, do trọng lượng của vật liệu, những chiếc gương thường chỉ có đường kính khoảng 20cm và sử dụng chủ yếu để trang trí. Chỉ có một ngoại lệ là ở ngọn hải đăng Alexandria, dùng một tấm gương kim loại lớn phản chiếu sáng mặt trời vào ban ngày và phản chiếu ánh lửa vào ban đêm để báo hiệu cho thuyền bè.
Những chiếc gương làm bằng thủy tinh ra đời từ cuối thời Trung cổ, nhưng để sản xuất ra chúng thì khá khó khăn và tốn kém. Một trong những vấn đề đó là do cát được sử dụng để làm thủy tinh chứa quá nhiều các tạp chất nên gương không rõ ràng. Ngoài ra, do sức nóng của kim loại nóng chảy khi gắn vào phía sau hầu như luôn luôn làm vỡ kính.
Mãi cho đến thời kỳ Phục Hưng, khi người Florence, nước Ý lần đầu tiên phát minh ra một quy trình để làm mặt sau bằng chì ở nhiệt độ thấp gần giống gương hiện đại. Những loại gương này dần được cải thiện rõ ràng hơn cho các nghệ sĩ sử dụng để phối cảnh, vẽ tranh chân dung tự họa…
Tiết lộ bí quyết sản xuất gương, có thể bị ám sát
Sau đó, người dân ở Venice, nước Áo đã bắt đầu chinh phục thị trường làm gương với các kỹ thuật thủy tinh đặc biệt.
Các kỹ thuật này được giữ kín vì sinh lợi cao. Những người thợ thủ công có ý định bán công thức chế tạo gương cho nước ngoài thường bị ám sát. Vào thời điểm này, các nhà khoa học cũng đã nhận ra giá trị của các loại gương có thể dùng thay cho thấu kính trong các loại kính viễn vọng… Tất nhiên, vào lúc này thì gương vẫn chỉ dành cho những người giàu có do đắt.
Quy trình sản xuất gương hiện đại được nhà hóa học người Đức Justus Von Leibig phát minh ra năm 1835. Nó vẫn được làm bằng thủy tinh nhưng phía sau được tráng một lớp bạc mỏng hoặc nhôm vào mặt sau của tấm kính. Và đến nay hầu hết quy trình này được thực hiện bằng cách nung nóng nhôm trong chân không rồi sau đó tráng vào một tấm thủy tinh mát.
Ba loại gương cơ bản
Đến nay, đã có nhiều loại gương được sản xuất để phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống. Nhưng có ba loại gương cơ bản:
Gương phẳng: Hiện nay, gương phẳng loại gương được ứng dụng rộng rãi nhất. Nó dùng làm gương soi, gương trang trí, chiếu hậu, dùng trong các loại kính viễn vọng, hiển vi, ống nhòm.
Gương cầu lồi:
Gương cầu lồi
Gương cầu lõm: Gương cầu lõm hay còn gọi là gương hội tụ là loại gương cong vào phía trong giống như mặt trong của cái muỗng.
Chính vì vậy ánh sáng sẽ hội tụ lại ở một điểm nằm phía trước gương gọi là tiêu điểm. Điều này tạo ra một ảnh thật ngay phía trước gương. Khi nhìn xa, ảnh như bị lộn ngược nhưng nếu tới gần vượt qua tiêu điểm thì ảnh bạn sẽ bình thường trở lại và được phóng đại.
Do đó, gương cầu lõm được sử dụng trong các loại gương dùng cạo râu, trang điểm dùng trong các là mặt trời để tập trung năng lượng ánh sáng mặt trời nhằm đốt các lò hơi lò nung…
Ngoài ra, còn có các loại gương khác ít phổ biến hơn như:
Gương hai chiều
Điều này làm cho người đứng bên phía mặt bên tối thấy được phía bên sáng kia nhưng bên phía sáng lại không nhìn thấy được bên tối. Điều này cũng giống vào ban đêm ta rất khó nhìn ra bên ngoài qua cửa kính nếu trong nhà bật đèn. Loại gương này thường dùng trong các phòng thẩm vấn của cảnh sát, các cửa kính xe bảo vệ chuyên dụng…
Gương không đảo chiều: Loại gương này được khi John Derby sáng chế năm 1887. Nó gồm hai gương đặt vuông góc nhau, không làm đảo chiều của hình ảnh vật trong gương.
Gương âm thanh: Đây là loại gương lớn được xây bằng những cái đĩa bê tông khổng lồ dùng phản xạ và phân phối âm thanh thay vì ánh sáng.
Quân đội Anh đã sử dụng chúng trước khi phát minh ra như một hệ thống radar như hệ thống cảnh báo chống lại các cuộc tấn công trong không trung.
Nguồn: Báo Đất Việt*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: