Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
1/Nokia
Cái tên Nokia được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1865 với sự ra đời của Nhà máy gỗ công nghiệp Nokia ở Tây Nam Phần Lan do kỹ sư mỏ Fredrik Idestam khởi xướng.
Tiếp theo là sự ra đời của Công ty Sản phẩm cao su Phần Lan và năm 1912 là công ty Sản phẩm cáp Phần Lan.
Dần dần, cùng với thời gian, quyền làm chủ của 2 công ty trên và Nokia được chuyển vào tay của một vài người chủ. Cuối cùng, vào năm 1967, 3 công ty trên sát nhập thành tập đoàn Nokia.
Ngay từ trong những ngày đầu thành lập, Nokia đã hoạt động trong lĩnh vực thông tin vì nó sản xuất giấy, một phương tiện thông tin cơ bản. Tiếp sau đấy là lĩnh vực kỹ thuật với sự ra đời của nhà máy Sản phẩm cao su Phần Lan vào đầu thế kỷ 20.
Cao su, hoá chất các loại là những nghành công nghiệp mũi nhọn cơ bản vào thời bấy giờ. Vào đầu thế kỷ 20 diễn ra một sự thay đổi lớn lao nữa là sự phát triển, mở rộng của công nghiệp điện và điều này đã dẫn đến sự ra đời của nhà máy sản phẩm cáp Phần Lan vào năm 1912. Một cách tự nhiên, nhà máy này dần dần còn sản xuất cả dây cáp cho ngành công nghiệp điện tín và cho một thiết bị tiên tiến nữa là điện thoại.
Sau 50 năm hoạt động, một Bộ phận điện tử đã được thành lập tại công ty sản phẩm cáp Phần Lan và điều này đã mở đường cho sự phát triển của công ty ở một lĩnh vực mới là viễn thông.
Năm 1967 tập đoàn Nokia được thành lập bằng việc sát nhập công ty Nokia kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất giấy với công ty Sản phẩm cao su Phần Lan và công ty Sản phẩm cáp Phần Lan.
Thiết kế luôn là một khâu được chú trọng ở Nokia và ngày nay thiết kế điện thoại di động của Nokia được xem là một chuẩn mực mới cho các hãng sản xuất điện thoại trên thế giới.
Ví dụ như: vỏ ngoài nhiều màu sắc, có thể thay đổi đã làm cho điện thoại trở thành một món đồ thời trang.
Ngay từ những năm 1960, khi mà Nokia còn được biết đến nhiều như là một công ty sản xuất cao su, nó đã có những ý tưởng như sản xuất những đôi ủng cao su màu sắc tươi sáng trong khi hầu hết những đôi ủng đều có màu đen.
Tuy nhiên trong những năm 1960, điểm đáng chú ý nhất là Nokia bắt đầu thâm nhập vào thị trường viễn thông.
Năm 1963, điện thoại vô tuyến đã được Nokia phát triển, sau đó là mô-đem dữ liệu vào năm 1965, rất lâu trước khi những phương tiện trên được thị trường đại chúng biết đến.
Vào những năm 1980, máy vi tính được xem như là sản phẩm sẽ rất phát triển trong tương lai và Nokia cũng không nằm ngoài trào lưu đó khi là nhà sản xuất máy tính, màn hình và TV. Lúc ấy, TV độ phân giải cao, kết nối vệ tinh và dich vụ teletext là mong ước của một người chủ gia đình hiện đại.
Trên nền tảng đó, những sự thay đổi đã được tiến hành. Năm 1981, mạng điện thoại di động quốc tế đầu tiên trên thế giới NMT ra đời ở Bắc Âu và Nokia là nhà sản xuất “xe điện thoại” đầu tiên cho mạng điện thoại này.
Thực ra, vào đầu những năm 1980, điện thoại “có thể di chuyển” đã có nhưng vẫn còn nặng và cồng kềnh. Đến năm 1987, Nokia bắt đầu sản xuất điện thoại di động “cầm tay” và Nokia bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ nghịch với kích thước của điện thoại ngày càng thu nhỏ.
Những thay đổi kinh ngạc về công nghệ cũng như là những thay đổi trong môi trường chính trị đã tạo điều kiện cho sự ra đời của mạng không dây toàn cầu. Công nghệ trong thời điểm này là công nghệ tiêu chuẩn kỹ thuật số, GMS, có thể truyền dữ liệu đồng thời với âm thanh chất lượng cao.
Năm 1987, liên minh Châu Âu đặt mục tiêu là phổ biến chuẩn GMS trong Châu Âu truớc ngày 01/07/1991 và Phần Lan hoàn thành mục tiêu nhờ Nokia và những nhà điều hành.
Công nghệ và chính trị tiếp tục định hình cho sự phát triển của các ngành công nghiệp. Những năm 1980 và 1990 sự bãi bỏ những quy định liên quan đến chính trị, tạo điều kiện cho sự cạnh tranh và hình thành nhu cầu của khách hàng.
Và Nokia cũng thay đổi theo, vào năm 1992, Jorma Ollila, người sau này là chủ tịch của Tập đoàn điện thoại di động Nokia, đã được chỉ định làm người đứng đầu của cả tập đoàn Nokia. Sự thay đổi này đã dẫn đến sự từ bỏ những hoạt động không phải là chủ lực của tập đoàn và tập trung vào thị trường viễn thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Những năm đầu thập kỷ 90, có rất ít người nghĩ rằng kỹ thuật số sẽ thay đổi thế giới lớn lao đến như vậy. Và chính sự sáng suốt này đã dẫ tới sự thành công của thương hiệu Nokia trên thị trường điện thoại di động ngày nay.
2/ SAMSUNG - kiệt tác của LEE - kun -hee
Nhắc đến samsung không chỉ là 1 hãng điện thoại mà còn nổi tiếng về các mặt hàng điện tử khác thực tế người sáng lập ra nó là chủ tịch Lee - Byung - chul nhưng nó thực sự nổi tiếng và đi lên dưới bàn tay của LEE - kun -hee ( con trai Lee - Byung - chul )
Năm 1938, Công ty Samsung được thành lập với 40 công nhân và chuyên buôn bán trái cây, cá khô. Năm 1960, Công ty điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh mới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu. Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc.
Khi kế thừa sự nghiệp do người cha quá cố để lại, Lee Kun-hee đã ở tuổi 45. Thời trai trẻ, Lee đã được tiếp thu rất đầy đủ kiến thức kinh tế tại Đại học Waseda (Nhật Bản), nhận bằng MBA của Đại học George Washington (Mỹ) và học hỏi được rất nhiều từ thực tế thương trường. Do vậy, sau khi lên điều hành Samsung, Lee đã quyết tâm áp dụng những kiến thức kinh tế cùng kinh nghiệm thực tiễn để đổi mới một cách toàn diện quy trình sản xuất, sản phẩm truyền thống của Samsung. Ý tưởng mà Lee nung nấu là Samsung phải trở thành một thương hiệu toàn cầu, một biểu tượng và niềm tự hào của người Hàn Quốc.
Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Theo yêu cầu của Lee, các sản phẩm mới của Samsung phải mang đậm dấu ấn văn hóa Hàn Quốc, phải "cân bằng giữa lý trí và tình cảm". Chủ tịch Lee đã thuê công ty thiết kế tên tuổi của Mỹ IDEO để nghiên cứu thiết kế màn hình cho máy vi tính.
Năm 1995, Samsung thành lập một phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để các chuyên gia có thể mặc sức nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết kế hàng đầu của trường Cao đẳng Nghệ thuật Padadena (Mỹ). Số lượng các chuyên gia thiết kế của Samsung cũng tăng gấp đôi (470 người). Các nhân viên thiết kế của Samsung còn được cử đi tham quan những công trình kiến trúc vĩ đại trên khắp thế giới tại Ai Cập, Ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ để tìm ra ý tưởng mới. Kể từ năm 2000 đến nay, kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20% đến 30% hằng năm.
"Các kế hoạch của chúng ta phải tạo ra tương lai chứ không phải để đối phó với tương lai", Chủ tịch Lee Kun-hee đã tuyên bố với nhân viên dưới quyền như vậy khi nói về định hướng cho kế hoạch phát triển của Samsung. Đầu thập kỷ 90, trong khi sự nghiệp kinh doanh của Samsung đang khởi sắc thì Chủ tịch Lee đã cảnh báo với các lãnh đạo chủ chốt của Samsung rằng châu Á sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối thập kỷ này.
Chính vì vậy, khi cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á xảy ra (1997), Samsung đã có kế hoạch đối phó. Khi đó, Samsung đã phải giảm bớt 24.000 công nhân (khoảng 30%) và dời nhà máy sang một số nước có nguồn nhân công rẻ hơn như Trung Quốc, Malaysia, Mexico... Đây chính là kinh nghiệm mà Tập đoàn Sony (Nhật Bản) sau này đã áp dụng. Đồng thời, trong thời gian này, Samsung cũng đã đầu tư hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu, sản xuất hàng loạt chip điện tử, màn hình tinh thể lỏng (LCD) và các sản phẩm kỹ thuật số khác.
Năm 1998, Samsung đã triển khai tiếp một cuộc cách mạng trong sản xuất kinh doanh, chuyển từ cơ chế tập trung sản xuất sang cơ chế tiếp cận thị trường. Theo yêu cầu của Chủ tịch Lee, Samsung đã bỏ ra 6 tỷ USD cho việc nghiên cứu, tiếp thị để tìm hiểu được một cách đầy đủ nhất tâm lý người tiêu dùng và quảng bá hình ảnh Samsung trên toàn thế giới. Năm 1999, Chủ tịch Lee đã đích thân thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc là Eric Kim về phụ trách công tác tiếp thị sản phẩm cho Samsung
Khi đó, các nhân viên dưới quyền của Lee đã phản đối quyết liệt vì họ cho rằng không ai hiểu tâm lý người Hàn bằng chính họ. Lee tuyên bố: "Ai dám cản trở Kim hãy bước qua xác tôi". Đến năm 2006, thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn cầu với tổng giá trị thị trường của Samsung Electronics đạt 100 tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt 9,5 tỉ USD (2007)...
Vào 1995, một sự kiện có một không hai đã xảy ra tại Nhà máy Gumi (thuộc Samsung). Theo lệnh của Chủ tịch Lee, khoảng 2.000 công nhân đã phải tập trung trong sân nhà máy. Trước mặt các công nhân Gumi là một đống hàng điện tử do chính họ sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu USD. Mọi người đều đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1" và được lệnh phải dùng búa đập hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều công nhân đã gạt nước mắt khi phải tự tay hủy bỏ sản phẩm lao động của chính họ. Kết cục này xảy ra sau khi những chiếc điện thoại di động do Nhà máy Gumi sản xuất được Chủ tịch Lee tặng cho một số quan khách của ông đã gặp sự cố.
3/ Sony Ericsson - Sự kết hợp hoàn hảo
Được thành lập nảm 2001 từ sự liên doanh của công ty Sony Nhật Bản và Ericsson của Thuỵ Điển, Sony Ericssion đang tiến vào thế kỷ 21. Từ lúc thành lập, công ty đã kết hợp sự nổi tiếng về chất lượng và mẫu mã của Sony với danh tiếng về nhà sáng tạo trong ngành kỹ thuật của Ericsson. Còn bây giờ nó đi theo hướng: tự xây dựng mình như một thương hiệu điện thoại di động hấp dẫn và sáng tạo nhất thế giới.
Để phát triển thương hiệu và cung cấp sản phẩm tốt cho khách hàng, Sony Ericsson đang được nâng đỡ bởi 2 công ty mẹ. Năm 2005, Sony Ercisson nhận thêm thương hiệu Walkman từ Sony để mở rộng sản phẩm cho khách hàng. Máy nghe nhạc Walkman đã phát triển trong lĩnh vực của riêng mình, nó mang đến cho khách hàng trải nghiệm về âm nhạc di động. Với máy nghe nhạc nổi bật, bộ nhớ có thể mở rộng và dễ dàng chuyển nhạc vào phần mềm, walkman nhanh chóng trở thành sự lựa chọn tiêu dùng về âm nhạc di động.
Năm 2005 Sony Ericsson bán được 51.2 triệu điện thoại trên toàn thế giới, tăng lên từ 42.3 triệu từ năm 2004, chắc chắn rằng năm 2005 là năm tốt nhất cho công ty. Đó chính là thành công của sự ra đời điện thoại Walkman đầu tiên trên thế giới, w800i vào ngày 12/8/2005.
Năm 2006, Sony Ericsson tiếp tục với hình ảnh di động truyền thống của mình bằng việc cho ra đời tên Cyber-shot từ Sony. Cái điện thoại Cyper-shot đầu tiên xuất hiện từ mùa hè năm 2006 và sẽ làm nổi bật camera 3.2 mega Pixel cũng như là đảm bảo chất lượng hình ảnh tuyệt hảo từ điện thoại di động.
Có thể nói tuy được thành lập năm 2001 dưới sự kết hợp của 2 đại gia trong làng giải trí SONY ERICSSON đã tạo được uy tín đáng kể.Đây là hãng điện thoại có bước nhảy nhanh nhất .Tuy chia tay công ty symbial ( sau này công ty này được nokia thu mua lại ) nhưng SONY vẫn có 1 điểm riêng biêt.Một sự kết hợp hoàn hảo
4/ BLACK BERRY - Dần khẳng định thế mạnh
Sự ra đời của BB như 1 trở ngại lớn đối với các hãng ĐT nổi tiếng khác.
BlackBerry được khai sinh bởi một tên tuổi lừng danh trên thị trường viễn thông, đó chính là hãng Research In Motion Limited (RIM) của Canada. Đây là nhà thiết kế, nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp không dây cải tiến cho thị trường viễn thông di dộng trên khắp thế giới.
Năm 1999, RIM đã cho ra đời một thiết bị cầm tay không dây với tên gọi là BlackBerry. Sản phẩm này có hỗ trợ email, điện thoại di động, gửi tin nhắn văn bản, fax qua internet và lướt web cùng một số dịch vụ thông tin không dây khác. BlackBerry thực sự là một sản phẩm của RIM với hướng tập trung vào khai thác các giải pháp kết nối không dây trên điện thoại di động. Có thể nói BlackBerry là một công cụ mang tính cách mạng thời bấy giờ vì nó cho phép những người sử dụng điện thoại di động có thể gửi và nhận email dù họ có đi đến đâu.
RIM - công ty sản sinh ra BlackBerry
Được thành lập vào năm 1984, hiện RIM đang có trụ sở tại Waterloo, bang Ontario của Canada. Thông qua việc phát triển và triển khai các dịch vụ, phần cứng và phần mềm có mối liên hệ với nhau và có khả năng hỗ trợ cho các tiêu chuẩn của mạng lưới không dây nhiều chiều, RIM đã cung cấp nền tảng và các giải pháp nhằm tiếp cận với hệ thống thông tin liên tục bao gồm thư điện tử (email), điện thoại, tin nhắn, Internet và các ứng dụng mạng nội bộ (intranet).
Công nghệ của RIM còn tạo điều kiện cho các công ty thứ ba khác phát triển theo. Đó chính là các nhà sản xuất, các công ty phát triển sản phẩm - tăng cường các tính năng của nhiều sản phẩm, dịch vụ nhờ sự kết nối không dây với các dữ liệu.
Nguồn gốc cái tên BlackBerry
Cái tên BlackBerry được RIM nhất trí thông qua chỉ sau vài tuần làm việc với công ty Lexicon Branding. Đây là một công ty về thương hiệu nổi tiếng đã từng đặt tên cho Intel Pentium và Apple PowerBook. Một trong những chuyên gia ở Lexicon đã có ý tưởng rằng các phím trên sản phẩm của RIM trông nhỏ bé như những hạt trong quả dâu tây. Tuy nhiên, nếu gọi theo từ “straw” thì phát âm rất chậm nên đã có đề nghị đổi tên thành blackberry (thay vì strawberry). Và ý kiến này đã được RIM đồng ý.
5/ MOTOROLA - 1 con đương chông gai nhưng huy hoàng
Paul Galvin chính là Cha đẻ của đế chế Motorola
Khởi nghiệp từ việc bán bắp rang tại nhà ga giữa những giờ học, Paul Galvin đã thấu hiểu rõ những kỹ năng tiếp thị trong kinh doanh. Ngay trước khi sáng lập ra Mototrola, ông đã có tới hai lần bị phá sản. Nhưng cuối cùng, Galvin đã thành công trong việc chế tạo mặt hàng radio trên xe hơi và mở ra một chiến lược kinh doanh cho riêng mình: đó là bán các sản phẩm điện tử xách tay nhỏ gọn.
Paul Galvin chào đời tại Harvard vào ngày 29-6-1895. Ngay từ khi còn đi học phổ thông, cậu đã thể hiện niềm say mê kinh doanh đặc biệt của mình. Trong khi các bạn đồng niên chúi đầu vào học, cậu bé Paul 13 tuổi đã lang thang tại nhà ga để bán bắp rang.
Ngay từ thời đó, cậu bé đã biết tìm hiểu kỹ thị trường và làm quen được với chính sách điều tiết của chính phủ, một trong những cơ sở của nền kinh tế hiện đại. Paul đã “làm ăn” như thế cho đến khi thi vào trường đại học tổng hợp bang Illinois năm 1914. Sau khi tốt nghiệp, Paul nhập ngũ vào năm 1917 và sang châu Âu chiến đấu. Khi trở về quê hương, Paul tìm được việc làm tạm thời tại một nhà máy chế tạo ắc qui. Chính tại đây, niềm đam mê kinh doanh từ hồi nhỏ của anh lại bùng phát.
Hai lần phá sản đầu tiên
Paul đã quyết định mở một công ty sản xuất pin tại bang Wisconsin cùng với một đồng nghiệp tên là Edward Stewart. Tuy nhiên Stewart-Galvin Battery Company chỉ tồn tại được có 3 năm, sau khi chính phủ bắt đóng cửa vì không chịu nộp thuế. Để có tiền nuôi vợ con, Paul đã phải tạm gác niềm đam mê kinh doanh của mình, bằng lòng với vị trí thư ký riêng của Emil Brach, chủ nhân của hãng bánh kẹo Brach Candy.
Nhưng chỉ 3 năm sau, Paul lại cùng với đối tác cũ Edward Stewart tổ chức lại việc sản xuất pin, nhưng lần này là ở Chicago. Có điều là công ty này còn “yểu mệnh” hơn sau hai năm tồn tại.
Tuy nhiên, Paul đã không đầu hàng. Anh vét nốt 750 USD còn lại để mua trang bị bán đấu giá của các công ty sản xuất thiết bị điện. Trong lúc đang gặp khó khăn, cậu em trai Josef đã quyết định “chung lưng đấu cật” với ông anh, khi góp vào thêm 565 USD để đảm bảo những chi phí tiếp theo.
Thế là Galvin Manufacturing Corporation được thành lập vào ngày 25-9-1928, trụ sở đặt tại Chicago. Mối lo ngại tiếp tục phá sản đã kết thúc và Paul bắt đầu toàn tâm lo cho sự nghiệp của đời mình.
Từ những chiếc radio dùng cho xe hơi
Trong những năm 1920, cuộc sống của người dân Mỹ thường gắn liền với hai loại đồ vật: đó là xe hơi và radio. Việc xuất hiện một mẫu radio được đánh giá là một sự kiện không kém phần quan trọng so với việc giới thiệu một mẫu xe hơi mới. Tuy nhiên, mọi nỗ lực trước đó nhằm kết nối hai thành tựu của kỹ thuật mới này đều gặp thất bại.
Nguyên nhân là do nhiễu của máy phát và bộ chia lửa khiến radio hoạt động rất tồi trên xe hơi. Để có thể nghe được chương trình phát thanh, người ta buộc phải tắt động cơ xe. Ngoài ra, những bóng đèn linh kiện trong radio cũng rất dễ vỡ khi xe bị xóc. Nói chung là radio và xe hơi được coi là “không thể đồng hành” cho tới khi kỹ sư Wiliam Lear đề nghị Galvin chế tạo một loại radio mới dành cho xe hơi.
Vài tháng sau, khi tới công tác ở NewYork, Galvin đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một thông báo, trong đó quảng cáo lắp được radio trên xe hơi với giá 240 USD trong khi một chiếc xe hơi khi đó chỉ gần 650 USD. Thế là, ý tưởng của Lear đã không còn là chuyện nực cười đối với Galvin nữa. Ông lập tức quay trở lại Chicago và chỉ thị cho các nhân viên: phải chế tạo cho được loại radio dùng trên xe hơi có giá dưới 240 USD.
Galvin tin rằng, phương pháp tốt nhất để lôi kéo sự chú ý của mọi người đối với sản phẩm mới là phải trưng bày được nó tại kỳ họp của Hiệp hội các nhà sản xuất radio tại Atlantic-City, sẽ diễn ra chỉ sau đó có vài tháng. Chỉ hai ngày trước khi cuộc họp diễn ra, mẫu đầu tiên của chiếc radio đã được làm xong mà không kịp có thời gian để thử nghiệm. Nó được đưa tới cuộc họp trên chính chiếc xe “Studebaker” của Paul. Giá thành của chiếc máy khi đó chỉ là 110 USD. Kết thúc hội nghị, Paul đã nhận được một vài hợp đồng.
Sau này, khi bắt tay vào sản xuất hàng loạt, Galvin đã nghĩ cho chiếc radio một nhãn hiệu thương mại đặc biệt. Ông kết hợp từ “chuyển động” (theo tiếng Anh là motion) và tên gọi của loại nhãn hiệu radio dùng tại nhà đang phổ biến lúc bấy giờ Victrola. Và thế là nhãn hiệu Motorola ra đời.
Trên đà phát triển
Công ty của Galvin nhanh chóng sản xuất thêm loại radio xách tay. Cho đến năm 1936, khi radio đã có mặt trong khoảng một nửa gia đình tại Mỹ, Paul bắt đầu tìm kiếm một thị trường mới. Ý tưởng sản xuất điện đài dành cho quân đội bắt đầu nảy sinh trong đầu Paul trong chuyến đi nghỉ cùng gia đình tại châu Âu vào năm 1936.
Galvin tin chắc rằng, sắp sửa nổ ra một cuộc chiến tranh mới tại châu Âu. Ông lệnh cho các kỹ sư của công ty phải chế tạo loại điện đài mới cho quân đội thay cho loại điện đài cồng kềnh và lạc hậu không thể nghe và nói cùng một lúc. Paul đã không hề sai lầm – chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra chỉ 3 năm sau đó.
Paul đã đề xuất quân đội Mỹ nên phát triển xu hướng liên lạc vô tuyến kép (tức là vừa nghe vừa nói như điện thoại). Thiết bị mới này đã mở đường cho công ty đến với những đơn đặt hàng rất lớn của quân đội. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ chính là bạn hàng lớn nhất của Galvin, giúp cho doanh số của công ty chỉ riêng trong năm 1940 đã lên tới 9,9 triệu USD.
Thời kỳ hoàng kim của Galvin đã đến thực sự. Cho đến cuối thời gian chiến tranh, công ty đã sản xuất cho quân đội Mỹ tổng cộng 130 ngàn chiếc điện đài.
Doanh thu của công ty tăng tới 80 triệu USD vào năm 1944. Tuy nhiên, Paul thừa hiểu rằng, chiến tranh sẽ không kéo dài mãi. Paul lại bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm mới, có thể cho phép công ty của ông tiếp tục phát triển ngay trong thời bình. Và năm 1947, chiếc máy thu hình “Gold View” đã được tung ra thị trường với giá 179,95 USD rẻ hơn loại máy thu hình của hãng RCA tới hơn 100 USD với tính năng tương tự.
Chính nhờ sản phẩm mới này, Motorola đã bù lại được khoản sụt giảm doanh số 34 triệu USD, sau khi các đơn đặt hàng từ quân đội kết thúc vào năm 1945. Đến năm 1949, doanh số của công ty đã đạt được mức bằng với năm 1944 và tăng lên gấp đôi vào năm 1950 với con số 177 triệu USD.
Đến lúc này, Paul Galvin (đã được 50 tuổi) đã bắt đầu chuẩn bị cho đứa con trai Robert duy nhất của mình vào chiếc ghế người kế nhiệm. Năm 1948, chàng thanh niên 26 tuổi Robert Galvin đã trở thành phó chủ tịch điều hành của Motorola và đến năm 1956 trở thành chủ tịch. Robert vẫn được cha chăm chú theo dõi và dìu dắt cho tới khi ông qua đời vào năm 1959.
Người con được thừa hưởng từ cha một công ty với doanh số hàng năm tới 225 triệu USD đã nhớ lại: “Cha tôi không bao giờ có một kế hoạch phát triển công ty cụ thể chuẩn bị trước, nhưng ông là một người có khả năng ứng tấu bẩm sinh”.
6/ I PHONE APPLE - Cuộc chiến với hacker phone
Steven Paul Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco, California. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra ham mê điện tử và từng gọi điện cho William Hewlett, Chủ tịch của Hewlett-Packard, đề nghị được tham gia một dự án cho trường học và không những yêu cầu của ông được chấp thuận mà còn được nhận vào làm thêm khi nghỉ hè.
Sau khi bỏ học, Jobs gặp Wozniak khi đang làm việc tại Atari, một trong những công ty trò chơi điện tử đầu tiên của Mỹ. Rất ấn tượng bởi khả năng lắp ráp linh kiện điện tử của Wozniak, Jobs đề nghị hai người cùng thành lập công ty và Apple Computer ra đời ngày 1/4/1976.
Năm sau, hai người giới thiệu sản phẩm Apple I tại California và một cửa hàng địa phương đã đề nghị mua 50 chiếc, Jobs đã bán chiếc Volkswagen của mình để lấy tiền trang trải chi phí hoạt động của công ty.
Dưới sự lãnh đạo của Jobs, Apple tung ra sản phẩm iMac mới rất thành công trên thị trường. Đây là loại máy tính để bàn phục vụ những người làm công việc thiết kế. Apple tiếp tục thành công với hệ điều hành Macintosh mới và Jobs chú trọng chiến lược điều phối giao tiếp giữa các thiết bị như điện thoại di động và thiết bị chơi nhạc MP3.
Đó chính là khởi nguồn ,nền tảng vững chắc để rồi sự ra đời của I PHONE là tất yếu
Trước đây mặc dù iPhone là một thiết bị hoàn toàn mới chưa được thử nghiệm nhiều,
chứ đùng nói đến chuyện sản xuất nhưng nó lại sử dụng một loại hệ điều hành đã xuất hiện từ lâu nên khả năng iPhone trở thành "sàn đấu" cho các hacker là một điều hoàn toàn có thể, Maynor cảnh báo.
7/ O2 liệu có còn như xưa
Được thành lập năm 2001 bởi liên doanh hai hãng viễn thông Anh Quốc là British Telecom và BT Wirereless, O2 là một nhà điều hành mạng (Network providerer) viễn thông chủ yếu hoạt động tại thị trường châu Âu. Ở châu Á, chi nhánh O2 Asia được thành lập nhằm mục đích cung cấp phần cứng là những mẫu điện thoại thông minh PDA phone và smartphone sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Mobile
O2, thương hiệu đã rất quen thuộc với người sử dụng điện thoại di động thế giới. Cái tên này dường như gắn liền với những mẫu điện thoại lai PDA (PDA phone) có tên XDA nổi tiếng. XDA là viết tắt của cụm từ eXtra Digital Assistant - thiết bị trợ giúp số mở rộng. Mọi chuyện chỉ mới bắt đầu từ giữa năm 2002 sau sự xuất hiện của series sản phẩm XDA I (tên mã là HTC Wallaby). Theo các số liệu nghiên cứu thị trường, trong vòng hơn một năm riêng XDA đã bán được hơn 64.000 chiếc ở châu Âu. Ở phân khúc thị trường điện thoại PDA này, O2 chiếm 36% thị phần Bắc Âu, gần 60% thị phần UK.
Sự nổi tiếng của Thương hiệu điện thoại O2 rực rỡ nhất vào nửa cuối năm 2003 với sản phẩm PDA phone thế hệ thứ 2 của O2 là XDA II. Có thể không quá khi cho rằng chính các PDA phone O2 mới làm nên sự phổ cập của dòng sản phẩm này đối với người sử dụng trên toàn thế giới ngày nay. Đối với giới tiêu dùng các sản phẩm công nghệ ở Việt Nam, vào những năm 2003 - 2006, thương hiệu O2 đã có từng được đánh đồng với những chiếc PDA phone, như cách gọi ta thường gặp ở miền nam về chữ Honda thay xe máy thời kỳ sau thống nhất đất nước. Đây cũng là thời điểm mà nhà sản xuất PDA phone sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Mobile lớn nhất thế giới là HTC vẫn còn những hợp đồng sản xuất ODM/OEM cho các hãng viễn thông trong đó có O2. Hàng loạt sản phẩm O2 XDA I, O2 XDA II, O2 XDA IIs, O2 XDA IIi, O2 XDA Exec, O2 XDA Mini, O2 Xphone, O2 Xphone II đều do HTC chế tạo. Đây cũng là thời điểm phát triển rực rỡ nhất của PDA phone O2.
Mọi sự thay đổi chỉ sau khi được tập đoàn viễn thông Telefónica S.A. của Tây Ban Nha mua lại tháng 1 năm 2006 với giá 18 tỷ bảng Anh và giữa năm 2006 với những chiến lược kinh doanh mới của HTC đứng ra bán trực tiếp đến người tiêu dùng (xem lại các bài viết về HTC trên những số e-Chip SE trước). Chính sách kinh doanh những sản phẩm PDA phone và smartphone của O2 có những thay đổi đáng kể theo từng chi nhánh O2 khu vực. Ở châu Âu với 2 chi nhánh chính là O2 UK và O2 Germany, những sản phẩm PDA phone và smartphone ODM/OEM do HTC chế tạo vẫn được phân phối với khách hàng dưới những dạng gói dịch vụ kèm theo thuê bao.
Sự thay đổi lớn nhất xảy ra ở chi nhánh O2 châu Á với việc chấm dứt đặt hàng từ HTC, O2 Asia xúc tiến tìm các nguồn sản phẩm ODM/OEM từ những nhà sản xuất phần cứng khác ở Đài loan như Quanta, Asus v.v... Hàng loạt sản phẩm điện thoại thông minh xuất hiện thời gian này do O2 phân phối ở châu Á đều từ những nhà cung cấp ngoài HTC như AsusTek là O2 XDA Zinc và O2 Graphite; Gigabyte Communications với O2 XDA Stealth; Quanta Computer là series O2 XDA Atom (Atom, Atom Exec, Atom Life) và Arima với O2 XDA Flame. Sự đa dạng hóa nguồn cung này phần nào giảm bớt áp lực do phụ thuộc quá nhiều vào HTC. Mặt khác, với hàng loạt sản phẩm liên tiếp ra đời, O2 Asia đã bổ sung đầy đủ giải sản phẩm đủ sức cạnh tranh với Dopod, một công ty thuộc sở hữu của HTC phân phối các sản phẩm tương đương cạnh tranh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với sự năng động vốn có của nó, kết thúc năm 2006, O2 Asia đã chiếm hơn 10% thị phần PDA phone ở châu Á. Có những thị trường như Ấn độ, PDA phone và smartphone O2 chiếm đến 35% thị phần.
Nhưng mọi chuyện cũng bắt đầu từ những thay đổi này của O2. Sự đa dạng nhà cung cấp ODM/OEM có phần vội vàng đã làm cho chất lượng sản phẩm PDA phone O2 theo chiều hướng đi xuống. Ở góc độ người tiêu dùng, những mẫu PDA phone O2 do chi nhánh châu Á phân phối đều gặp phải những vấn đề về chất lượng sản phẩm hay tương thích mạng hạ tầng viễn thông của mỗi quốc gia. Ngay từ mẫu PDA phone đầu tiên không do HTC sản xuất là XDA Atom đã gặp hàng loạt lỗi nghiêm trọng như không tương thích với hàng loạt mạng di động ở Việt Nam, Indonesia, v.v... hay hình thức và chất liệu sản phẩm kém xa so với các sản phẩm do HTC chế tạo. Rõ ràng, những nhà sản xuất mới không thể có trình độ và kinh nghiệm bằng HTC. Nhưng những mẫu sản phẩm sau này của O2 Asia mặc dù đặt hàng từ những công ty có kinh nghiệm sản xuất PDA như Asus, Arima vẫn gặp phải những vấn đề tương tự mà dường như O2 không xử lý triệt để. Mới nhất là O2 XDA Flame cũng gặp phải vấn đề về chất lượng sóng và pin khá tồi. Không những gặp phải vấn đề tại thị trường châu Á, một số sản phẩm do O2 Asia đặt hàng dự định phân phối vào châu Âu như chiếc PDA phone 3G O2 XDA Zinc cũng bị từ chối do không vượt qua những thử nghiệm về mạng tại UK.
Không những vậy, O2 Asia còn gặp phải những vấn đề về dịch vụ sau bán hàng. Những khách hàng khu vực châu Á ở Singapore, Malaysia, Thailand phàn nàn khá nhiều về sự hỗ trợ ngày càng kém của O2 đối với những sản phẩm của mình trên một số diễn đàn của cộng đồng người sử dụng PDA phone. Có thể những lời phàn nàn này là số ít nhưng nó cũng nói lên phần nào về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của O2 Asia dần tỉ lệ nghịch với sự nổi tiếng của thương hiệu này. Còn ở Việt Nam, khi mà hàng nhập khẩu chính thức chỉ chiếm thị phần quá nhỏ so với hàng nhập lậu không có chế độ bảo hành chính hãng, những sản phẩm của O2 không được đảm bảo về chất lượng bởi nhà cung cấp cũng đã làm cho cái tên PDA phone O2 mất dần niềm tin với khách hàng. Điều này đã và đang xảy ra khi mà thương hiệu HTC và Dopod ngày càng chiếm nhiều sự tin tưởng về chất lượng đối với người dùng PDA phone Việt Nam trong năm nay.
Với những bất lợi về chất lượng sản phẩm cũng như trong chế độ hậu mãi, rõ ràng hãng còn quá nhiều công việc cần phải xử lý trong tương lai để khẳng định vị thế thương hiệu O2 trong quá khứ. Trong bối cảnh miếng bánh béo bở ở thị trường chế tạo các thiết bị di động cầm tay sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Mobile ngày càng có nhiều nhà sản xuất bước chân vào và sự thay đổi chóng mặt của ngành công nghệ thông tin và viễn thông, nếu không có biện pháp điều chỉnh kinh doanh phù hợp, O2 Asia rất dễ chỉ còn lại là một vài dòng lịch sử trong ngành sản xuất PDA phone trên thế giới. Hi vọng bằng những thế mạnh về giá trị thương hiệu và kinh nghiệm trong quá khứ, và có những chiến lược kinh doanh thay đổi kịp thời, O2 sẽ lấy lại những gì mình đang dần để mất ở châu Á.
Sưu tầm
Cái tên Nokia được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1865 với sự ra đời của Nhà máy gỗ công nghiệp Nokia ở Tây Nam Phần Lan do kỹ sư mỏ Fredrik Idestam khởi xướng.
Tiếp theo là sự ra đời của Công ty Sản phẩm cao su Phần Lan và năm 1912 là công ty Sản phẩm cáp Phần Lan.
Dần dần, cùng với thời gian, quyền làm chủ của 2 công ty trên và Nokia được chuyển vào tay của một vài người chủ. Cuối cùng, vào năm 1967, 3 công ty trên sát nhập thành tập đoàn Nokia.
Ngay từ trong những ngày đầu thành lập, Nokia đã hoạt động trong lĩnh vực thông tin vì nó sản xuất giấy, một phương tiện thông tin cơ bản. Tiếp sau đấy là lĩnh vực kỹ thuật với sự ra đời của nhà máy Sản phẩm cao su Phần Lan vào đầu thế kỷ 20.
Cao su, hoá chất các loại là những nghành công nghiệp mũi nhọn cơ bản vào thời bấy giờ. Vào đầu thế kỷ 20 diễn ra một sự thay đổi lớn lao nữa là sự phát triển, mở rộng của công nghiệp điện và điều này đã dẫn đến sự ra đời của nhà máy sản phẩm cáp Phần Lan vào năm 1912. Một cách tự nhiên, nhà máy này dần dần còn sản xuất cả dây cáp cho ngành công nghiệp điện tín và cho một thiết bị tiên tiến nữa là điện thoại.
Sau 50 năm hoạt động, một Bộ phận điện tử đã được thành lập tại công ty sản phẩm cáp Phần Lan và điều này đã mở đường cho sự phát triển của công ty ở một lĩnh vực mới là viễn thông.
Năm 1967 tập đoàn Nokia được thành lập bằng việc sát nhập công ty Nokia kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất giấy với công ty Sản phẩm cao su Phần Lan và công ty Sản phẩm cáp Phần Lan.
Thiết kế luôn là một khâu được chú trọng ở Nokia và ngày nay thiết kế điện thoại di động của Nokia được xem là một chuẩn mực mới cho các hãng sản xuất điện thoại trên thế giới.
Ví dụ như: vỏ ngoài nhiều màu sắc, có thể thay đổi đã làm cho điện thoại trở thành một món đồ thời trang.
Ngay từ những năm 1960, khi mà Nokia còn được biết đến nhiều như là một công ty sản xuất cao su, nó đã có những ý tưởng như sản xuất những đôi ủng cao su màu sắc tươi sáng trong khi hầu hết những đôi ủng đều có màu đen.
Tuy nhiên trong những năm 1960, điểm đáng chú ý nhất là Nokia bắt đầu thâm nhập vào thị trường viễn thông.
Năm 1963, điện thoại vô tuyến đã được Nokia phát triển, sau đó là mô-đem dữ liệu vào năm 1965, rất lâu trước khi những phương tiện trên được thị trường đại chúng biết đến.
Vào những năm 1980, máy vi tính được xem như là sản phẩm sẽ rất phát triển trong tương lai và Nokia cũng không nằm ngoài trào lưu đó khi là nhà sản xuất máy tính, màn hình và TV. Lúc ấy, TV độ phân giải cao, kết nối vệ tinh và dich vụ teletext là mong ước của một người chủ gia đình hiện đại.
Trên nền tảng đó, những sự thay đổi đã được tiến hành. Năm 1981, mạng điện thoại di động quốc tế đầu tiên trên thế giới NMT ra đời ở Bắc Âu và Nokia là nhà sản xuất “xe điện thoại” đầu tiên cho mạng điện thoại này.
Thực ra, vào đầu những năm 1980, điện thoại “có thể di chuyển” đã có nhưng vẫn còn nặng và cồng kềnh. Đến năm 1987, Nokia bắt đầu sản xuất điện thoại di động “cầm tay” và Nokia bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ nghịch với kích thước của điện thoại ngày càng thu nhỏ.
Những thay đổi kinh ngạc về công nghệ cũng như là những thay đổi trong môi trường chính trị đã tạo điều kiện cho sự ra đời của mạng không dây toàn cầu. Công nghệ trong thời điểm này là công nghệ tiêu chuẩn kỹ thuật số, GMS, có thể truyền dữ liệu đồng thời với âm thanh chất lượng cao.
Năm 1987, liên minh Châu Âu đặt mục tiêu là phổ biến chuẩn GMS trong Châu Âu truớc ngày 01/07/1991 và Phần Lan hoàn thành mục tiêu nhờ Nokia và những nhà điều hành.
Công nghệ và chính trị tiếp tục định hình cho sự phát triển của các ngành công nghiệp. Những năm 1980 và 1990 sự bãi bỏ những quy định liên quan đến chính trị, tạo điều kiện cho sự cạnh tranh và hình thành nhu cầu của khách hàng.
Và Nokia cũng thay đổi theo, vào năm 1992, Jorma Ollila, người sau này là chủ tịch của Tập đoàn điện thoại di động Nokia, đã được chỉ định làm người đứng đầu của cả tập đoàn Nokia. Sự thay đổi này đã dẫn đến sự từ bỏ những hoạt động không phải là chủ lực của tập đoàn và tập trung vào thị trường viễn thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Những năm đầu thập kỷ 90, có rất ít người nghĩ rằng kỹ thuật số sẽ thay đổi thế giới lớn lao đến như vậy. Và chính sự sáng suốt này đã dẫ tới sự thành công của thương hiệu Nokia trên thị trường điện thoại di động ngày nay.
2/ SAMSUNG - kiệt tác của LEE - kun -hee
Nhắc đến samsung không chỉ là 1 hãng điện thoại mà còn nổi tiếng về các mặt hàng điện tử khác thực tế người sáng lập ra nó là chủ tịch Lee - Byung - chul nhưng nó thực sự nổi tiếng và đi lên dưới bàn tay của LEE - kun -hee ( con trai Lee - Byung - chul )
Năm 1938, Công ty Samsung được thành lập với 40 công nhân và chuyên buôn bán trái cây, cá khô. Năm 1960, Công ty điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh mới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu. Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc.
Khi kế thừa sự nghiệp do người cha quá cố để lại, Lee Kun-hee đã ở tuổi 45. Thời trai trẻ, Lee đã được tiếp thu rất đầy đủ kiến thức kinh tế tại Đại học Waseda (Nhật Bản), nhận bằng MBA của Đại học George Washington (Mỹ) và học hỏi được rất nhiều từ thực tế thương trường. Do vậy, sau khi lên điều hành Samsung, Lee đã quyết tâm áp dụng những kiến thức kinh tế cùng kinh nghiệm thực tiễn để đổi mới một cách toàn diện quy trình sản xuất, sản phẩm truyền thống của Samsung. Ý tưởng mà Lee nung nấu là Samsung phải trở thành một thương hiệu toàn cầu, một biểu tượng và niềm tự hào của người Hàn Quốc.
Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Theo yêu cầu của Lee, các sản phẩm mới của Samsung phải mang đậm dấu ấn văn hóa Hàn Quốc, phải "cân bằng giữa lý trí và tình cảm". Chủ tịch Lee đã thuê công ty thiết kế tên tuổi của Mỹ IDEO để nghiên cứu thiết kế màn hình cho máy vi tính.
Năm 1995, Samsung thành lập một phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để các chuyên gia có thể mặc sức nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết kế hàng đầu của trường Cao đẳng Nghệ thuật Padadena (Mỹ). Số lượng các chuyên gia thiết kế của Samsung cũng tăng gấp đôi (470 người). Các nhân viên thiết kế của Samsung còn được cử đi tham quan những công trình kiến trúc vĩ đại trên khắp thế giới tại Ai Cập, Ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ để tìm ra ý tưởng mới. Kể từ năm 2000 đến nay, kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20% đến 30% hằng năm.
"Các kế hoạch của chúng ta phải tạo ra tương lai chứ không phải để đối phó với tương lai", Chủ tịch Lee Kun-hee đã tuyên bố với nhân viên dưới quyền như vậy khi nói về định hướng cho kế hoạch phát triển của Samsung. Đầu thập kỷ 90, trong khi sự nghiệp kinh doanh của Samsung đang khởi sắc thì Chủ tịch Lee đã cảnh báo với các lãnh đạo chủ chốt của Samsung rằng châu Á sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối thập kỷ này.
Chính vì vậy, khi cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á xảy ra (1997), Samsung đã có kế hoạch đối phó. Khi đó, Samsung đã phải giảm bớt 24.000 công nhân (khoảng 30%) và dời nhà máy sang một số nước có nguồn nhân công rẻ hơn như Trung Quốc, Malaysia, Mexico... Đây chính là kinh nghiệm mà Tập đoàn Sony (Nhật Bản) sau này đã áp dụng. Đồng thời, trong thời gian này, Samsung cũng đã đầu tư hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu, sản xuất hàng loạt chip điện tử, màn hình tinh thể lỏng (LCD) và các sản phẩm kỹ thuật số khác.
Năm 1998, Samsung đã triển khai tiếp một cuộc cách mạng trong sản xuất kinh doanh, chuyển từ cơ chế tập trung sản xuất sang cơ chế tiếp cận thị trường. Theo yêu cầu của Chủ tịch Lee, Samsung đã bỏ ra 6 tỷ USD cho việc nghiên cứu, tiếp thị để tìm hiểu được một cách đầy đủ nhất tâm lý người tiêu dùng và quảng bá hình ảnh Samsung trên toàn thế giới. Năm 1999, Chủ tịch Lee đã đích thân thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc là Eric Kim về phụ trách công tác tiếp thị sản phẩm cho Samsung
Khi đó, các nhân viên dưới quyền của Lee đã phản đối quyết liệt vì họ cho rằng không ai hiểu tâm lý người Hàn bằng chính họ. Lee tuyên bố: "Ai dám cản trở Kim hãy bước qua xác tôi". Đến năm 2006, thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn cầu với tổng giá trị thị trường của Samsung Electronics đạt 100 tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt 9,5 tỉ USD (2007)...
Vào 1995, một sự kiện có một không hai đã xảy ra tại Nhà máy Gumi (thuộc Samsung). Theo lệnh của Chủ tịch Lee, khoảng 2.000 công nhân đã phải tập trung trong sân nhà máy. Trước mặt các công nhân Gumi là một đống hàng điện tử do chính họ sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu USD. Mọi người đều đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1" và được lệnh phải dùng búa đập hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều công nhân đã gạt nước mắt khi phải tự tay hủy bỏ sản phẩm lao động của chính họ. Kết cục này xảy ra sau khi những chiếc điện thoại di động do Nhà máy Gumi sản xuất được Chủ tịch Lee tặng cho một số quan khách của ông đã gặp sự cố.
3/ Sony Ericsson - Sự kết hợp hoàn hảo
Được thành lập nảm 2001 từ sự liên doanh của công ty Sony Nhật Bản và Ericsson của Thuỵ Điển, Sony Ericssion đang tiến vào thế kỷ 21. Từ lúc thành lập, công ty đã kết hợp sự nổi tiếng về chất lượng và mẫu mã của Sony với danh tiếng về nhà sáng tạo trong ngành kỹ thuật của Ericsson. Còn bây giờ nó đi theo hướng: tự xây dựng mình như một thương hiệu điện thoại di động hấp dẫn và sáng tạo nhất thế giới.
Để phát triển thương hiệu và cung cấp sản phẩm tốt cho khách hàng, Sony Ericsson đang được nâng đỡ bởi 2 công ty mẹ. Năm 2005, Sony Ercisson nhận thêm thương hiệu Walkman từ Sony để mở rộng sản phẩm cho khách hàng. Máy nghe nhạc Walkman đã phát triển trong lĩnh vực của riêng mình, nó mang đến cho khách hàng trải nghiệm về âm nhạc di động. Với máy nghe nhạc nổi bật, bộ nhớ có thể mở rộng và dễ dàng chuyển nhạc vào phần mềm, walkman nhanh chóng trở thành sự lựa chọn tiêu dùng về âm nhạc di động.
Năm 2005 Sony Ericsson bán được 51.2 triệu điện thoại trên toàn thế giới, tăng lên từ 42.3 triệu từ năm 2004, chắc chắn rằng năm 2005 là năm tốt nhất cho công ty. Đó chính là thành công của sự ra đời điện thoại Walkman đầu tiên trên thế giới, w800i vào ngày 12/8/2005.
Năm 2006, Sony Ericsson tiếp tục với hình ảnh di động truyền thống của mình bằng việc cho ra đời tên Cyber-shot từ Sony. Cái điện thoại Cyper-shot đầu tiên xuất hiện từ mùa hè năm 2006 và sẽ làm nổi bật camera 3.2 mega Pixel cũng như là đảm bảo chất lượng hình ảnh tuyệt hảo từ điện thoại di động.
Có thể nói tuy được thành lập năm 2001 dưới sự kết hợp của 2 đại gia trong làng giải trí SONY ERICSSON đã tạo được uy tín đáng kể.Đây là hãng điện thoại có bước nhảy nhanh nhất .Tuy chia tay công ty symbial ( sau này công ty này được nokia thu mua lại ) nhưng SONY vẫn có 1 điểm riêng biêt.Một sự kết hợp hoàn hảo
4/ BLACK BERRY - Dần khẳng định thế mạnh
Sự ra đời của BB như 1 trở ngại lớn đối với các hãng ĐT nổi tiếng khác.
BlackBerry được khai sinh bởi một tên tuổi lừng danh trên thị trường viễn thông, đó chính là hãng Research In Motion Limited (RIM) của Canada. Đây là nhà thiết kế, nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp không dây cải tiến cho thị trường viễn thông di dộng trên khắp thế giới.
Năm 1999, RIM đã cho ra đời một thiết bị cầm tay không dây với tên gọi là BlackBerry. Sản phẩm này có hỗ trợ email, điện thoại di động, gửi tin nhắn văn bản, fax qua internet và lướt web cùng một số dịch vụ thông tin không dây khác. BlackBerry thực sự là một sản phẩm của RIM với hướng tập trung vào khai thác các giải pháp kết nối không dây trên điện thoại di động. Có thể nói BlackBerry là một công cụ mang tính cách mạng thời bấy giờ vì nó cho phép những người sử dụng điện thoại di động có thể gửi và nhận email dù họ có đi đến đâu.
RIM - công ty sản sinh ra BlackBerry
Được thành lập vào năm 1984, hiện RIM đang có trụ sở tại Waterloo, bang Ontario của Canada. Thông qua việc phát triển và triển khai các dịch vụ, phần cứng và phần mềm có mối liên hệ với nhau và có khả năng hỗ trợ cho các tiêu chuẩn của mạng lưới không dây nhiều chiều, RIM đã cung cấp nền tảng và các giải pháp nhằm tiếp cận với hệ thống thông tin liên tục bao gồm thư điện tử (email), điện thoại, tin nhắn, Internet và các ứng dụng mạng nội bộ (intranet).
Công nghệ của RIM còn tạo điều kiện cho các công ty thứ ba khác phát triển theo. Đó chính là các nhà sản xuất, các công ty phát triển sản phẩm - tăng cường các tính năng của nhiều sản phẩm, dịch vụ nhờ sự kết nối không dây với các dữ liệu.
Nguồn gốc cái tên BlackBerry
Cái tên BlackBerry được RIM nhất trí thông qua chỉ sau vài tuần làm việc với công ty Lexicon Branding. Đây là một công ty về thương hiệu nổi tiếng đã từng đặt tên cho Intel Pentium và Apple PowerBook. Một trong những chuyên gia ở Lexicon đã có ý tưởng rằng các phím trên sản phẩm của RIM trông nhỏ bé như những hạt trong quả dâu tây. Tuy nhiên, nếu gọi theo từ “straw” thì phát âm rất chậm nên đã có đề nghị đổi tên thành blackberry (thay vì strawberry). Và ý kiến này đã được RIM đồng ý.
5/ MOTOROLA - 1 con đương chông gai nhưng huy hoàng
Paul Galvin chính là Cha đẻ của đế chế Motorola
Khởi nghiệp từ việc bán bắp rang tại nhà ga giữa những giờ học, Paul Galvin đã thấu hiểu rõ những kỹ năng tiếp thị trong kinh doanh. Ngay trước khi sáng lập ra Mototrola, ông đã có tới hai lần bị phá sản. Nhưng cuối cùng, Galvin đã thành công trong việc chế tạo mặt hàng radio trên xe hơi và mở ra một chiến lược kinh doanh cho riêng mình: đó là bán các sản phẩm điện tử xách tay nhỏ gọn.
Paul Galvin chào đời tại Harvard vào ngày 29-6-1895. Ngay từ khi còn đi học phổ thông, cậu đã thể hiện niềm say mê kinh doanh đặc biệt của mình. Trong khi các bạn đồng niên chúi đầu vào học, cậu bé Paul 13 tuổi đã lang thang tại nhà ga để bán bắp rang.
Ngay từ thời đó, cậu bé đã biết tìm hiểu kỹ thị trường và làm quen được với chính sách điều tiết của chính phủ, một trong những cơ sở của nền kinh tế hiện đại. Paul đã “làm ăn” như thế cho đến khi thi vào trường đại học tổng hợp bang Illinois năm 1914. Sau khi tốt nghiệp, Paul nhập ngũ vào năm 1917 và sang châu Âu chiến đấu. Khi trở về quê hương, Paul tìm được việc làm tạm thời tại một nhà máy chế tạo ắc qui. Chính tại đây, niềm đam mê kinh doanh từ hồi nhỏ của anh lại bùng phát.
Hai lần phá sản đầu tiên
Paul đã quyết định mở một công ty sản xuất pin tại bang Wisconsin cùng với một đồng nghiệp tên là Edward Stewart. Tuy nhiên Stewart-Galvin Battery Company chỉ tồn tại được có 3 năm, sau khi chính phủ bắt đóng cửa vì không chịu nộp thuế. Để có tiền nuôi vợ con, Paul đã phải tạm gác niềm đam mê kinh doanh của mình, bằng lòng với vị trí thư ký riêng của Emil Brach, chủ nhân của hãng bánh kẹo Brach Candy.
Nhưng chỉ 3 năm sau, Paul lại cùng với đối tác cũ Edward Stewart tổ chức lại việc sản xuất pin, nhưng lần này là ở Chicago. Có điều là công ty này còn “yểu mệnh” hơn sau hai năm tồn tại.
Tuy nhiên, Paul đã không đầu hàng. Anh vét nốt 750 USD còn lại để mua trang bị bán đấu giá của các công ty sản xuất thiết bị điện. Trong lúc đang gặp khó khăn, cậu em trai Josef đã quyết định “chung lưng đấu cật” với ông anh, khi góp vào thêm 565 USD để đảm bảo những chi phí tiếp theo.
Thế là Galvin Manufacturing Corporation được thành lập vào ngày 25-9-1928, trụ sở đặt tại Chicago. Mối lo ngại tiếp tục phá sản đã kết thúc và Paul bắt đầu toàn tâm lo cho sự nghiệp của đời mình.
Từ những chiếc radio dùng cho xe hơi
Trong những năm 1920, cuộc sống của người dân Mỹ thường gắn liền với hai loại đồ vật: đó là xe hơi và radio. Việc xuất hiện một mẫu radio được đánh giá là một sự kiện không kém phần quan trọng so với việc giới thiệu một mẫu xe hơi mới. Tuy nhiên, mọi nỗ lực trước đó nhằm kết nối hai thành tựu của kỹ thuật mới này đều gặp thất bại.
Nguyên nhân là do nhiễu của máy phát và bộ chia lửa khiến radio hoạt động rất tồi trên xe hơi. Để có thể nghe được chương trình phát thanh, người ta buộc phải tắt động cơ xe. Ngoài ra, những bóng đèn linh kiện trong radio cũng rất dễ vỡ khi xe bị xóc. Nói chung là radio và xe hơi được coi là “không thể đồng hành” cho tới khi kỹ sư Wiliam Lear đề nghị Galvin chế tạo một loại radio mới dành cho xe hơi.
Vài tháng sau, khi tới công tác ở NewYork, Galvin đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một thông báo, trong đó quảng cáo lắp được radio trên xe hơi với giá 240 USD trong khi một chiếc xe hơi khi đó chỉ gần 650 USD. Thế là, ý tưởng của Lear đã không còn là chuyện nực cười đối với Galvin nữa. Ông lập tức quay trở lại Chicago và chỉ thị cho các nhân viên: phải chế tạo cho được loại radio dùng trên xe hơi có giá dưới 240 USD.
Galvin tin rằng, phương pháp tốt nhất để lôi kéo sự chú ý của mọi người đối với sản phẩm mới là phải trưng bày được nó tại kỳ họp của Hiệp hội các nhà sản xuất radio tại Atlantic-City, sẽ diễn ra chỉ sau đó có vài tháng. Chỉ hai ngày trước khi cuộc họp diễn ra, mẫu đầu tiên của chiếc radio đã được làm xong mà không kịp có thời gian để thử nghiệm. Nó được đưa tới cuộc họp trên chính chiếc xe “Studebaker” của Paul. Giá thành của chiếc máy khi đó chỉ là 110 USD. Kết thúc hội nghị, Paul đã nhận được một vài hợp đồng.
Sau này, khi bắt tay vào sản xuất hàng loạt, Galvin đã nghĩ cho chiếc radio một nhãn hiệu thương mại đặc biệt. Ông kết hợp từ “chuyển động” (theo tiếng Anh là motion) và tên gọi của loại nhãn hiệu radio dùng tại nhà đang phổ biến lúc bấy giờ Victrola. Và thế là nhãn hiệu Motorola ra đời.
Trên đà phát triển
Công ty của Galvin nhanh chóng sản xuất thêm loại radio xách tay. Cho đến năm 1936, khi radio đã có mặt trong khoảng một nửa gia đình tại Mỹ, Paul bắt đầu tìm kiếm một thị trường mới. Ý tưởng sản xuất điện đài dành cho quân đội bắt đầu nảy sinh trong đầu Paul trong chuyến đi nghỉ cùng gia đình tại châu Âu vào năm 1936.
Galvin tin chắc rằng, sắp sửa nổ ra một cuộc chiến tranh mới tại châu Âu. Ông lệnh cho các kỹ sư của công ty phải chế tạo loại điện đài mới cho quân đội thay cho loại điện đài cồng kềnh và lạc hậu không thể nghe và nói cùng một lúc. Paul đã không hề sai lầm – chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra chỉ 3 năm sau đó.
Paul đã đề xuất quân đội Mỹ nên phát triển xu hướng liên lạc vô tuyến kép (tức là vừa nghe vừa nói như điện thoại). Thiết bị mới này đã mở đường cho công ty đến với những đơn đặt hàng rất lớn của quân đội. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ chính là bạn hàng lớn nhất của Galvin, giúp cho doanh số của công ty chỉ riêng trong năm 1940 đã lên tới 9,9 triệu USD.
Thời kỳ hoàng kim của Galvin đã đến thực sự. Cho đến cuối thời gian chiến tranh, công ty đã sản xuất cho quân đội Mỹ tổng cộng 130 ngàn chiếc điện đài.
Doanh thu của công ty tăng tới 80 triệu USD vào năm 1944. Tuy nhiên, Paul thừa hiểu rằng, chiến tranh sẽ không kéo dài mãi. Paul lại bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm mới, có thể cho phép công ty của ông tiếp tục phát triển ngay trong thời bình. Và năm 1947, chiếc máy thu hình “Gold View” đã được tung ra thị trường với giá 179,95 USD rẻ hơn loại máy thu hình của hãng RCA tới hơn 100 USD với tính năng tương tự.
Chính nhờ sản phẩm mới này, Motorola đã bù lại được khoản sụt giảm doanh số 34 triệu USD, sau khi các đơn đặt hàng từ quân đội kết thúc vào năm 1945. Đến năm 1949, doanh số của công ty đã đạt được mức bằng với năm 1944 và tăng lên gấp đôi vào năm 1950 với con số 177 triệu USD.
Đến lúc này, Paul Galvin (đã được 50 tuổi) đã bắt đầu chuẩn bị cho đứa con trai Robert duy nhất của mình vào chiếc ghế người kế nhiệm. Năm 1948, chàng thanh niên 26 tuổi Robert Galvin đã trở thành phó chủ tịch điều hành của Motorola và đến năm 1956 trở thành chủ tịch. Robert vẫn được cha chăm chú theo dõi và dìu dắt cho tới khi ông qua đời vào năm 1959.
Người con được thừa hưởng từ cha một công ty với doanh số hàng năm tới 225 triệu USD đã nhớ lại: “Cha tôi không bao giờ có một kế hoạch phát triển công ty cụ thể chuẩn bị trước, nhưng ông là một người có khả năng ứng tấu bẩm sinh”.
6/ I PHONE APPLE - Cuộc chiến với hacker phone
Steven Paul Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco, California. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra ham mê điện tử và từng gọi điện cho William Hewlett, Chủ tịch của Hewlett-Packard, đề nghị được tham gia một dự án cho trường học và không những yêu cầu của ông được chấp thuận mà còn được nhận vào làm thêm khi nghỉ hè.
Sau khi bỏ học, Jobs gặp Wozniak khi đang làm việc tại Atari, một trong những công ty trò chơi điện tử đầu tiên của Mỹ. Rất ấn tượng bởi khả năng lắp ráp linh kiện điện tử của Wozniak, Jobs đề nghị hai người cùng thành lập công ty và Apple Computer ra đời ngày 1/4/1976.
Năm sau, hai người giới thiệu sản phẩm Apple I tại California và một cửa hàng địa phương đã đề nghị mua 50 chiếc, Jobs đã bán chiếc Volkswagen của mình để lấy tiền trang trải chi phí hoạt động của công ty.
Dưới sự lãnh đạo của Jobs, Apple tung ra sản phẩm iMac mới rất thành công trên thị trường. Đây là loại máy tính để bàn phục vụ những người làm công việc thiết kế. Apple tiếp tục thành công với hệ điều hành Macintosh mới và Jobs chú trọng chiến lược điều phối giao tiếp giữa các thiết bị như điện thoại di động và thiết bị chơi nhạc MP3.
Đó chính là khởi nguồn ,nền tảng vững chắc để rồi sự ra đời của I PHONE là tất yếu
Trước đây mặc dù iPhone là một thiết bị hoàn toàn mới chưa được thử nghiệm nhiều,
chứ đùng nói đến chuyện sản xuất nhưng nó lại sử dụng một loại hệ điều hành đã xuất hiện từ lâu nên khả năng iPhone trở thành "sàn đấu" cho các hacker là một điều hoàn toàn có thể, Maynor cảnh báo.
7/ O2 liệu có còn như xưa
Được thành lập năm 2001 bởi liên doanh hai hãng viễn thông Anh Quốc là British Telecom và BT Wirereless, O2 là một nhà điều hành mạng (Network providerer) viễn thông chủ yếu hoạt động tại thị trường châu Âu. Ở châu Á, chi nhánh O2 Asia được thành lập nhằm mục đích cung cấp phần cứng là những mẫu điện thoại thông minh PDA phone và smartphone sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Mobile
O2, thương hiệu đã rất quen thuộc với người sử dụng điện thoại di động thế giới. Cái tên này dường như gắn liền với những mẫu điện thoại lai PDA (PDA phone) có tên XDA nổi tiếng. XDA là viết tắt của cụm từ eXtra Digital Assistant - thiết bị trợ giúp số mở rộng. Mọi chuyện chỉ mới bắt đầu từ giữa năm 2002 sau sự xuất hiện của series sản phẩm XDA I (tên mã là HTC Wallaby). Theo các số liệu nghiên cứu thị trường, trong vòng hơn một năm riêng XDA đã bán được hơn 64.000 chiếc ở châu Âu. Ở phân khúc thị trường điện thoại PDA này, O2 chiếm 36% thị phần Bắc Âu, gần 60% thị phần UK.
Sự nổi tiếng của Thương hiệu điện thoại O2 rực rỡ nhất vào nửa cuối năm 2003 với sản phẩm PDA phone thế hệ thứ 2 của O2 là XDA II. Có thể không quá khi cho rằng chính các PDA phone O2 mới làm nên sự phổ cập của dòng sản phẩm này đối với người sử dụng trên toàn thế giới ngày nay. Đối với giới tiêu dùng các sản phẩm công nghệ ở Việt Nam, vào những năm 2003 - 2006, thương hiệu O2 đã có từng được đánh đồng với những chiếc PDA phone, như cách gọi ta thường gặp ở miền nam về chữ Honda thay xe máy thời kỳ sau thống nhất đất nước. Đây cũng là thời điểm mà nhà sản xuất PDA phone sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Mobile lớn nhất thế giới là HTC vẫn còn những hợp đồng sản xuất ODM/OEM cho các hãng viễn thông trong đó có O2. Hàng loạt sản phẩm O2 XDA I, O2 XDA II, O2 XDA IIs, O2 XDA IIi, O2 XDA Exec, O2 XDA Mini, O2 Xphone, O2 Xphone II đều do HTC chế tạo. Đây cũng là thời điểm phát triển rực rỡ nhất của PDA phone O2.
Mọi sự thay đổi chỉ sau khi được tập đoàn viễn thông Telefónica S.A. của Tây Ban Nha mua lại tháng 1 năm 2006 với giá 18 tỷ bảng Anh và giữa năm 2006 với những chiến lược kinh doanh mới của HTC đứng ra bán trực tiếp đến người tiêu dùng (xem lại các bài viết về HTC trên những số e-Chip SE trước). Chính sách kinh doanh những sản phẩm PDA phone và smartphone của O2 có những thay đổi đáng kể theo từng chi nhánh O2 khu vực. Ở châu Âu với 2 chi nhánh chính là O2 UK và O2 Germany, những sản phẩm PDA phone và smartphone ODM/OEM do HTC chế tạo vẫn được phân phối với khách hàng dưới những dạng gói dịch vụ kèm theo thuê bao.
Sự thay đổi lớn nhất xảy ra ở chi nhánh O2 châu Á với việc chấm dứt đặt hàng từ HTC, O2 Asia xúc tiến tìm các nguồn sản phẩm ODM/OEM từ những nhà sản xuất phần cứng khác ở Đài loan như Quanta, Asus v.v... Hàng loạt sản phẩm điện thoại thông minh xuất hiện thời gian này do O2 phân phối ở châu Á đều từ những nhà cung cấp ngoài HTC như AsusTek là O2 XDA Zinc và O2 Graphite; Gigabyte Communications với O2 XDA Stealth; Quanta Computer là series O2 XDA Atom (Atom, Atom Exec, Atom Life) và Arima với O2 XDA Flame. Sự đa dạng hóa nguồn cung này phần nào giảm bớt áp lực do phụ thuộc quá nhiều vào HTC. Mặt khác, với hàng loạt sản phẩm liên tiếp ra đời, O2 Asia đã bổ sung đầy đủ giải sản phẩm đủ sức cạnh tranh với Dopod, một công ty thuộc sở hữu của HTC phân phối các sản phẩm tương đương cạnh tranh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với sự năng động vốn có của nó, kết thúc năm 2006, O2 Asia đã chiếm hơn 10% thị phần PDA phone ở châu Á. Có những thị trường như Ấn độ, PDA phone và smartphone O2 chiếm đến 35% thị phần.
Nhưng mọi chuyện cũng bắt đầu từ những thay đổi này của O2. Sự đa dạng nhà cung cấp ODM/OEM có phần vội vàng đã làm cho chất lượng sản phẩm PDA phone O2 theo chiều hướng đi xuống. Ở góc độ người tiêu dùng, những mẫu PDA phone O2 do chi nhánh châu Á phân phối đều gặp phải những vấn đề về chất lượng sản phẩm hay tương thích mạng hạ tầng viễn thông của mỗi quốc gia. Ngay từ mẫu PDA phone đầu tiên không do HTC sản xuất là XDA Atom đã gặp hàng loạt lỗi nghiêm trọng như không tương thích với hàng loạt mạng di động ở Việt Nam, Indonesia, v.v... hay hình thức và chất liệu sản phẩm kém xa so với các sản phẩm do HTC chế tạo. Rõ ràng, những nhà sản xuất mới không thể có trình độ và kinh nghiệm bằng HTC. Nhưng những mẫu sản phẩm sau này của O2 Asia mặc dù đặt hàng từ những công ty có kinh nghiệm sản xuất PDA như Asus, Arima vẫn gặp phải những vấn đề tương tự mà dường như O2 không xử lý triệt để. Mới nhất là O2 XDA Flame cũng gặp phải vấn đề về chất lượng sóng và pin khá tồi. Không những gặp phải vấn đề tại thị trường châu Á, một số sản phẩm do O2 Asia đặt hàng dự định phân phối vào châu Âu như chiếc PDA phone 3G O2 XDA Zinc cũng bị từ chối do không vượt qua những thử nghiệm về mạng tại UK.
Không những vậy, O2 Asia còn gặp phải những vấn đề về dịch vụ sau bán hàng. Những khách hàng khu vực châu Á ở Singapore, Malaysia, Thailand phàn nàn khá nhiều về sự hỗ trợ ngày càng kém của O2 đối với những sản phẩm của mình trên một số diễn đàn của cộng đồng người sử dụng PDA phone. Có thể những lời phàn nàn này là số ít nhưng nó cũng nói lên phần nào về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của O2 Asia dần tỉ lệ nghịch với sự nổi tiếng của thương hiệu này. Còn ở Việt Nam, khi mà hàng nhập khẩu chính thức chỉ chiếm thị phần quá nhỏ so với hàng nhập lậu không có chế độ bảo hành chính hãng, những sản phẩm của O2 không được đảm bảo về chất lượng bởi nhà cung cấp cũng đã làm cho cái tên PDA phone O2 mất dần niềm tin với khách hàng. Điều này đã và đang xảy ra khi mà thương hiệu HTC và Dopod ngày càng chiếm nhiều sự tin tưởng về chất lượng đối với người dùng PDA phone Việt Nam trong năm nay.
Với những bất lợi về chất lượng sản phẩm cũng như trong chế độ hậu mãi, rõ ràng hãng còn quá nhiều công việc cần phải xử lý trong tương lai để khẳng định vị thế thương hiệu O2 trong quá khứ. Trong bối cảnh miếng bánh béo bở ở thị trường chế tạo các thiết bị di động cầm tay sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Mobile ngày càng có nhiều nhà sản xuất bước chân vào và sự thay đổi chóng mặt của ngành công nghệ thông tin và viễn thông, nếu không có biện pháp điều chỉnh kinh doanh phù hợp, O2 Asia rất dễ chỉ còn lại là một vài dòng lịch sử trong ngành sản xuất PDA phone trên thế giới. Hi vọng bằng những thế mạnh về giá trị thương hiệu và kinh nghiệm trong quá khứ, và có những chiến lược kinh doanh thay đổi kịp thời, O2 sẽ lấy lại những gì mình đang dần để mất ở châu Á.
Sưu tầm