• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lịch sử 11 nâng cao - Bài 8: Các nước Tư bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 11 nâng cao - Bài 8: Các nước Tư bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa

Lịch sử 11 NC - Bài 8: Các nước Tư bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa


Bài 8:
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN

ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA

1. Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
• Trong lĩnh vực vật lí:
+ Phát minh về điện của các nhà bác học G. Ôm người Đức, G. Jun người Anh, E. Len-xơ người Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
+ Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.
+ Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.
+ Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.
• Trong lĩnh vực hóa học:
Định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.
• Trong lĩnh vực sinh học
+ Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền...
+ Phát minh của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vacxin chống bệnh chó dại.
+ Pap-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật người.
• Trong công nghiệp: máy móc, phân bón ... được sử dụng rộng rãi.
• Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất
+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng ...
+ Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.
+ Việc phát minh ra điện tín. Cuối thế kỉ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong. Tháng 12/1903, anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên.
• Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.

2. Sự hình thành của nghĩa tư bản độc quyền

- Nguyên nhân:
+ Do tiến bộ khoa học - kĩ thuật sản xuất công nghiệp các nước âu - Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ tư bản.
+ Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: Cacs-ten, Xanh-đi-ca, Tơ-rớt.
- Đặc điểm của nghĩa đế quốc:
+ Trong công nghiệp: Diễn ra quá trình tập trung vốn lớn, thành lập những công ty độc quyền như ở Pháp, Đức, Mĩ ... lũng loạn đời sống kinh tế các nước tư bản.
+ Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh của cả nước, hình thành tư bản tài chính.
+ Tư bản tài chính còn đầu tư vốn ra nước ngoài đem lợi nhuận cao: năm 1900, nước Anh đầu tư vốn ra bên ngoài 2 tỉ li-vrơ xtéc-ling, đến 1913 lền gần 4 tỉ.
- Mỗi đế quốc còn có đặc điểm riêng:
+ Mĩ là sự hình thành các Tơ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính khổng lồ.
+ Anh là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
+ Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi
- Xuất hiện mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc; mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc; giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động các nước tư bản.

ST
 
Lịch sử 11 nâng cao - Bài 9: Các nước Tư bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa (TT)

Lịch sử 11 NC - Bài 9: Các nước Tư bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa (TT)


Bài 9: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN

ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA (TT)


1. Nước Anh
a. Tình hình kinh tế
- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.
- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
- Công nghiệp: quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.
- Nông nghiệp nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Anh phải nhập khẩu lương thực.

b. Tình hình chính trị

- Anh là nước theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến với việc thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, song để bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Đặc điểm đế quốc Anh: Là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. Nước Pháp

a. Tình hình kinh tế
- Cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại.
- Nguyên nhân:
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ do đó phải bồi thường chiến tranh.
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.
- Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.
- Đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Đặc điểm: tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn - Chủ nghĩa đế quốc Pháp là
chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

b. Tình hình chính trị
- Sau Cách mạng 9/1870, nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái cộng hòa đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.
- Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các.
- Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức; tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.

3. Nước Đức

a. Tình hình kinh tế
- Sau khi thống nhất đất nước 1/1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai trên thế giới.
- Nguyên nhân:Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh với Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân lực dồi dào.
- Tác động xã hội: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp, bến cảng xuất hiện.
- Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Các ten và Xanh-đi-ca.
- Quá trình tập trung ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính.
- Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.

b. Tình hình chính trị

- Đức là một liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao.
- Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quý tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
- Chính sách đối ngoại:
+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa thế giới.
+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức, Anh và Pháp càng sâu sắc.
- Đặc điểm chủ yếu của đế quốc Đức: là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến

4. Nước Mĩ

a. Tình hình kinh tế
- Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.
- Nguyên nhân:
+ Mĩ giàu tài nguyên, nhiên liệu giàu có,có nguồn nhân lực dồi dào.
+ Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi trước.
+ Có thị trường rộng lớn.
- Nông nghiệp:Nông nghiệp Mĩ đạt được thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
- Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức chủ yếu là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.

b. Tính hình chính trị

- Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau lên cầm quyền.
- Thống nhất việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc phâ n biệt đối xử với người lao động cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài.
- Chính sách đối ngoại:
+ Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.
- Bành trướng khu vực Mỹ La-tinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-lip-pin ... xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.


ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top