Lịch sử 11 nâng cao - Bài 7: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ (giữa thế kỉ XIX)
Lịch sử 11 NC - Bài 7: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ (giữa thế kỉ XIX)
Bài 7: HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ
(GIỮA THẾ KỈ XIX)
I. Cuộc đấu tranh thống nhất ở Đức và I-ta-li-a
1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức
- Tình hình nước Đức:
+ Giữa thế kỉ XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế.
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.
- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác.
- Quá trình thống nhất Đức.
+ Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-vích thuộc Bắc Hải và Ban Tích.
+ Năm 1866, Bi-xmác gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập một Liên bang Bắc Đức.
- Năm 1870 - 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức.
2. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a
- Tình hình I-ta-li-a trước khi thống nhất:
+ Đất nước bị phân tán chia xẻ thành 7 vương quốc nhỏ, chịu sự thống trị của đế quốc Áo.
+ Kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, bị kìm hãm phát triển.
- Nhiệm vụ:
+ Đặt ra yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Áo, xóa bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến.
+ Mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Diễn biến:Nổi bật là vai trò của Vương quốc Pê-ê-môn-tê.
+ Tháng 4/1859, chiến tranh với Áo;
+ Tháng 3/1860 các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
+ Tháng 4/1860 khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-lia cùng với đội quân "Áo đỏ" của Gia-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam.
+ Năm 1866 liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xia.
+ Năm 1870 sau thất bại của Pháp trong chiến tranh với Phổ thu hồi Rô-ma.
- Ý nghĩa:
+ Mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
II. Nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865) và cải cách nông nô ở Nga (1861)
1. Nội chiến ở Mĩ
- Tình hình Mĩ trước khi nội chiến:
+ Giữa thế kỉ XIX kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.
+ Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lin-côn đại diện Đảng Cộng Hòa trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi của chủ nô ở miền Nam.
+ 11 bang miền Nam tách khỏi Liên bang.
- Diễn biến:
+ Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ - ưu thế thuộc về Hiệp Bang
+ Ngày 1/1/1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ => nô lệ, nông dân tham gia quân đội.
+ Ngày 09/4/1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ.
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
2. Cải cách nông nô ở Nga
- Nửa đầu thế kỉ XIX, Nga là nước phong kiến lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Nga vẫn là một nước nông nghiệp.
+ Về chính trị: Nga hoàng tăng cường quyền thống trị chuyên chế ở Nga.
- Từ năm 1858 - 1860 bùng nổ hơn 300 cuộc đấu tranh của nông nô chống địa chủ.
Lịch sử 11 NC - Bài 7: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ (giữa thế kỉ XIX)
Bài 7: HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ
(GIỮA THẾ KỈ XIX)
I. Cuộc đấu tranh thống nhất ở Đức và I-ta-li-a
1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức
- Tình hình nước Đức:
+ Giữa thế kỉ XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế.
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.
- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác.
- Quá trình thống nhất Đức.
+ Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-vích thuộc Bắc Hải và Ban Tích.
+ Năm 1866, Bi-xmác gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập một Liên bang Bắc Đức.
- Năm 1870 - 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức.
2. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a
- Tình hình I-ta-li-a trước khi thống nhất:
+ Đất nước bị phân tán chia xẻ thành 7 vương quốc nhỏ, chịu sự thống trị của đế quốc Áo.
+ Kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, bị kìm hãm phát triển.
- Nhiệm vụ:
+ Đặt ra yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Áo, xóa bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến.
+ Mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Diễn biến:Nổi bật là vai trò của Vương quốc Pê-ê-môn-tê.
+ Tháng 4/1859, chiến tranh với Áo;
+ Tháng 3/1860 các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
+ Tháng 4/1860 khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-lia cùng với đội quân "Áo đỏ" của Gia-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam.
+ Năm 1866 liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xia.
+ Năm 1870 sau thất bại của Pháp trong chiến tranh với Phổ thu hồi Rô-ma.
- Ý nghĩa:
+ Mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
II. Nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865) và cải cách nông nô ở Nga (1861)
1. Nội chiến ở Mĩ
- Tình hình Mĩ trước khi nội chiến:
+ Giữa thế kỉ XIX kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.
+ Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lin-côn đại diện Đảng Cộng Hòa trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi của chủ nô ở miền Nam.
+ 11 bang miền Nam tách khỏi Liên bang.
- Diễn biến:
+ Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ - ưu thế thuộc về Hiệp Bang
+ Ngày 1/1/1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ => nô lệ, nông dân tham gia quân đội.
+ Ngày 09/4/1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ.
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
2. Cải cách nông nô ở Nga
- Nửa đầu thế kỉ XIX, Nga là nước phong kiến lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Nga vẫn là một nước nông nghiệp.
+ Về chính trị: Nga hoàng tăng cường quyền thống trị chuyên chế ở Nga.
- Từ năm 1858 - 1860 bùng nổ hơn 300 cuộc đấu tranh của nông nô chống địa chủ.
ST