Lịch sử 11 nâng cao - Bài 39: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
Lịch sử 11 NC - Bài 39: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
Bài 39: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
1. Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu
- Nguyên nhân: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa Hán Học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905).
- Lãnh đạo:Phan Bội Châu
- Nét chính hoạt động của phong trào Đông du:
+ Từ năm 1905 đến 1908, đưa HS Việt Nam sang Nhật học,có thời điểm lên tới 200 người.
+ Từ tháng 9/1908, thực dân Pháp cấu kết và yêu cầu Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước khỏi đất Nhật.
+ Tháng 3/1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật - Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.
2. Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh
+ Lãnh đạo:Phan Châu Trình, Huỳnh Thúc Kháng ...
+ Hình thức hoạt động: mở trường diễn thuyết về các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp...
- Nguyên nhân phong trào :
+ Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.
+ Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân...
3. Đông Kinh nghĩa thục
- Lãnh đạo:Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại.
- Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình ...
- Các hoạt động chính: mở trường học các môn học Địa lí, Lịch sử, Khoa học thường thức; tổ chức các buổi bình văn, xuất bản sách báo ...
- Về hoạt động: phạm vi rộng bao gồm nhiều tỉnh; hoạt động trên nhiều lĩnh vực: dạy học, bình văn, xuất bản sách báo ...
- Nội dung dạy và học:Có một số môn học mới: khoa học thường thức, thể dục thể thao, văn nghệ ...
- Thực chất của các hoạt động này là sự chuẩn bị chống Pháp, tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản, đả phá nền giáo dục lỗi thời, cổ vũ cái mới.
4. Vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội.
- Nguyên nhân:
+ Họ bị phân biệt đối xử. Khi ra trận làm bia đỡ đạn.
+ Phải đàn áp bà con, làng xóm mình.
+ Được các tầng lớp sĩ phu yêu nước vận động binh lính.
- Diễn biến:Ngày 27/6/1908 vụ đầu độc tiến hành, hơn 200 sĩ quan, binh lính trúng độc.
- Tác động: gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong sĩ quan binh lính Pháp.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc và khả năng tham gia phong trào đấu tranh của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.
5. Những năm cuối cùng của khởi nghĩa Yên Thế
- Tháng 11/1909, thực dân Pháp dồn lực lượng tấn công Phồn Xương.
- Ngày 10/2/1913, Đề thám bị tay sai Pháp bắt sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt.
Lịch sử 11 NC - Bài 39: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
Bài 39: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Nguyên nhân: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa Hán Học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905).
- Lãnh đạo:Phan Bội Châu
- Nét chính hoạt động của phong trào Đông du:
+ Từ năm 1905 đến 1908, đưa HS Việt Nam sang Nhật học,có thời điểm lên tới 200 người.
+ Từ tháng 9/1908, thực dân Pháp cấu kết và yêu cầu Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước khỏi đất Nhật.
+ Tháng 3/1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật - Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.
2. Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh
+ Lãnh đạo:Phan Châu Trình, Huỳnh Thúc Kháng ...
+ Hình thức hoạt động: mở trường diễn thuyết về các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp...
- Nguyên nhân phong trào :
+ Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.
+ Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân...
3. Đông Kinh nghĩa thục
- Lãnh đạo:Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại.
- Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình ...
- Các hoạt động chính: mở trường học các môn học Địa lí, Lịch sử, Khoa học thường thức; tổ chức các buổi bình văn, xuất bản sách báo ...
- Về hoạt động: phạm vi rộng bao gồm nhiều tỉnh; hoạt động trên nhiều lĩnh vực: dạy học, bình văn, xuất bản sách báo ...
- Nội dung dạy và học:Có một số môn học mới: khoa học thường thức, thể dục thể thao, văn nghệ ...
- Thực chất của các hoạt động này là sự chuẩn bị chống Pháp, tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản, đả phá nền giáo dục lỗi thời, cổ vũ cái mới.
4. Vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội.
- Nguyên nhân:
+ Họ bị phân biệt đối xử. Khi ra trận làm bia đỡ đạn.
+ Phải đàn áp bà con, làng xóm mình.
+ Được các tầng lớp sĩ phu yêu nước vận động binh lính.
- Diễn biến:Ngày 27/6/1908 vụ đầu độc tiến hành, hơn 200 sĩ quan, binh lính trúng độc.
- Tác động: gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong sĩ quan binh lính Pháp.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc và khả năng tham gia phong trào đấu tranh của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.
5. Những năm cuối cùng của khởi nghĩa Yên Thế
- Tháng 11/1909, thực dân Pháp dồn lực lượng tấn công Phồn Xương.
- Ngày 10/2/1913, Đề thám bị tay sai Pháp bắt sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt.
ST