Lịch sử 11 nâng cao - Bài 37: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Lịch sử 11 NC - Bài 37: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Bài 37: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế. Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển
1. Tình hình Việt Nam sau hai Hiệp ước 1883 và 1884.
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng năm 1883 và Pa-tơ-nốt 1884, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta đã tiếp tục phát triển.
=> Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động.
- Những hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền dân tộc.
=> Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến => Tôn Thất Thuyết định ra tay trước.
2. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (7/1885). Phong trào Cần vương bùng nổ.
- Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Sáng 6/7/1885, quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta => Phong trào Cần vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỉ XIX.
3. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
- Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển qua 2 giai đoạn
* Từ năm 1885 đến 1888:
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kỳ.
- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: Cuối 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang An-giê-ri.
* Từ năm 1888 - 1896
- Lãnh đạo: Sĩ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.
- Kết quả: Năm 1896 phong trào thất bại.
* Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
II. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương : Bãi Sậy (1883 - 1892), Ba Đình (1886 - 1887), Hùng Lĩnh (1887 - 1892), Hương Khê (1885 - 1896) (gộp 3 mục)
- Khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Bãi Sậy phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:
+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong cuộc khởi nghĩa Cần vương.
+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.
+ Chuẩn bị tương đối chu đáo: Có thể chế tạo súng trường, tích trữ lương thảo, đào đắp công sự liên hoàn.
+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.
III. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế và phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi
1. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
+ Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương là: Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy, không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương.
- Tháng 1/1909, thực dân Pháp tấn công trở lại Yên Thế, nghĩa quân kịp thời đối phó.
- Tháng 11/1909, thực dân Pháp dồn lực lượng bao vây Đề Thám , vợ Ba Đề Thám (bà Ba Cẩn) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề Thám còn lại một mình với hai nghĩa quân sống ẩn náu trong rừng. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt.
Lịch sử 11 NC - Bài 37: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Bài 37: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế. Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển
1. Tình hình Việt Nam sau hai Hiệp ước 1883 và 1884.
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng năm 1883 và Pa-tơ-nốt 1884, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta đã tiếp tục phát triển.
=> Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động.
- Những hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền dân tộc.
=> Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến => Tôn Thất Thuyết định ra tay trước.
2. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (7/1885). Phong trào Cần vương bùng nổ.
- Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Sáng 6/7/1885, quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta => Phong trào Cần vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỉ XIX.
3. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
- Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển qua 2 giai đoạn
* Từ năm 1885 đến 1888:
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kỳ.
- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: Cuối 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang An-giê-ri.
* Từ năm 1888 - 1896
- Lãnh đạo: Sĩ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.
- Kết quả: Năm 1896 phong trào thất bại.
* Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
II. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương : Bãi Sậy (1883 - 1892), Ba Đình (1886 - 1887), Hùng Lĩnh (1887 - 1892), Hương Khê (1885 - 1896) (gộp 3 mục)
- Khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Bãi Sậy phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:
+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong cuộc khởi nghĩa Cần vương.
+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.
+ Chuẩn bị tương đối chu đáo: Có thể chế tạo súng trường, tích trữ lương thảo, đào đắp công sự liên hoàn.
+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.
III. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế và phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi
1. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
+ Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương là: Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy, không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương.
- Tháng 1/1909, thực dân Pháp tấn công trở lại Yên Thế, nghĩa quân kịp thời đối phó.
- Tháng 11/1909, thực dân Pháp dồn lực lượng bao vây Đề Thám , vợ Ba Đề Thám (bà Ba Cẩn) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề Thám còn lại một mình với hai nghĩa quân sống ẩn náu trong rừng. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt.
ST