Lịch sử 11 nâng cao - Bài 35: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)
Lịch sử 11 NC - Bài 35: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)
1. Trên Mặt trận Đà Nẵng 1858; chiến sự ở Gia Định từ năm 1859 đến năm 1862 (gộp mục 1, 2)
2. Cuộc kháng chiến tiếp tục sau Hiệp ước 1862. Kháng chiến ở miền Tây Nam Kỳ
II. Kháng chiến ở Bắc kỳ lần thứ nhất (1873)
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất.
- Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ (1867 tình hình nước ta càng khủng hoảng nghiêm trọng).
+ Về chính trị: Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ "bế quan tỏa cảng". Nội bộ quan lại phân hóa bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến, chủ hòa
+ Kinh tế: Ngày càng kiệt quệ.
+ Xã hội: nhân dân bất bình đứng lên đấu tranh chống triều đình ngày càng nhiều.
+ Nhà Nguyễn cự tuyệt những chủ trương cải cách.
2. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kỳ, Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kỳ.
- Pháp cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc.
- Tổ chức các đội quân nội ứng.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem quân ra Bắc.
- Ngày 5/11/1873 đội quân Tàu chiến của quân Pháp do Gác-ni-e chỉ huy đến Hà Nội, giở trò khiêu khích quân ta.
- Ngày 19/11/1873 Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.
- Không đợi trả lời 20/11/1873 Pháp tấn công thành Hà Nội => chiếm được thành, sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Triều đình : Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lĩnh đã chiến đấu và hi sinh anh dũng tại Ô Quan Chưởng.
- Trung thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm => Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân:
+ Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với giặc.
- Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu => buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
+ Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê tử trận => Thực dân Pháp hoang mang chủ động thương lượng với triều đình.
- Năm 1874,triều đình kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp.
3. Tình hình nước ta sau Hiệp ước 1874
- Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân => Phong trào kháng chiến kết hợp giữa chống thực dân với chống phong kiến đầu hàng.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Bắc Kỳ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh.
- Nội dung chống phong kiến ngày càng rõ nét trong phong trào đấu tranh của nhân dân.
III. Nhân dân Bắc Kì và Trung Kì tiếp tục kháng chiến
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)
- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
- Ngày 3/4/1882, Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
- Tháng 3/1883, Pháp chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
2. Nhân dân Bắc Kỳ chống Pháp chiếm đóng lần thứ hai
- Quân quân triều đình và Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng bảo vệ thành Hà Nội => thành moất, Hoàng Diệu hi sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.
- Nhân dân dũng cảm chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình thức:
+ Các sĩ phu không thi hành mệnh lệnh của triều đình tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo.
+ Tiêu biểu có trận phục kích Cầu Giấy lần hai 19/5/1883 => Ri-vi-e bỏ mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
3. Quân Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An, Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
a. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
+ Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục => Pháp quyết định đánh Huế.
- Ngày 18/8/1883, Pháp tấn công Thuận An.
- Chiều ngày 20/8/1883, Pháp đổ bộ lên bờ.
- Tối 20/8/1883, chúng làm chủ Thuận An.
b, Nhà nước phong kiến Nguyễn sụp đổ, Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An,triều đình Huế vội xin đình chiến.
- Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao ủy Pháp Hác-măng tranh thủ đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một hiệp ước mới.
- Ngày 25/8/1883, bản hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều Nguyễn phải ký kết:
* Nội dung Hiệp ước Hác-măng:
+ Thừa nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
* Nam Kỳ là thuộc địa.
* Bắc Kỳ là đất bảo hộ.
* Trung Kỳ là triều đình quản lý.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kỳ.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
+ Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kỳ và toàn quyền xử lý quân Cờ Đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kỳ về Kinh đô (Huế)
+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
=> Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Ngày 6/6/1884, Pháp ký với triều đình Huế bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.
Lịch sử 11 NC - Bài 35: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)
Bài 35: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)
I. Kháng chiến ở Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kì
1. Trên Mặt trận Đà Nẵng 1858; chiến sự ở Gia Định từ năm 1859 đến năm 1862 (gộp mục 1, 2)
2. Cuộc kháng chiến tiếp tục sau Hiệp ước 1862. Kháng chiến ở miền Tây Nam Kỳ
II. Kháng chiến ở Bắc kỳ lần thứ nhất (1873)
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất.
- Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ (1867 tình hình nước ta càng khủng hoảng nghiêm trọng).
+ Về chính trị: Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ "bế quan tỏa cảng". Nội bộ quan lại phân hóa bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến, chủ hòa
+ Kinh tế: Ngày càng kiệt quệ.
+ Xã hội: nhân dân bất bình đứng lên đấu tranh chống triều đình ngày càng nhiều.
+ Nhà Nguyễn cự tuyệt những chủ trương cải cách.
2. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kỳ, Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kỳ.
- Pháp cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc.
- Tổ chức các đội quân nội ứng.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem quân ra Bắc.
- Ngày 5/11/1873 đội quân Tàu chiến của quân Pháp do Gác-ni-e chỉ huy đến Hà Nội, giở trò khiêu khích quân ta.
- Ngày 19/11/1873 Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.
- Không đợi trả lời 20/11/1873 Pháp tấn công thành Hà Nội => chiếm được thành, sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Triều đình : Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lĩnh đã chiến đấu và hi sinh anh dũng tại Ô Quan Chưởng.
- Trung thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm => Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân:
+ Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với giặc.
- Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu => buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
+ Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê tử trận => Thực dân Pháp hoang mang chủ động thương lượng với triều đình.
- Năm 1874,triều đình kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp.
3. Tình hình nước ta sau Hiệp ước 1874
- Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân => Phong trào kháng chiến kết hợp giữa chống thực dân với chống phong kiến đầu hàng.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Bắc Kỳ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh.
- Nội dung chống phong kiến ngày càng rõ nét trong phong trào đấu tranh của nhân dân.
III. Nhân dân Bắc Kì và Trung Kì tiếp tục kháng chiến
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)
- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
- Ngày 3/4/1882, Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
- Tháng 3/1883, Pháp chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
2. Nhân dân Bắc Kỳ chống Pháp chiếm đóng lần thứ hai
- Quân quân triều đình và Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng bảo vệ thành Hà Nội => thành moất, Hoàng Diệu hi sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.
- Nhân dân dũng cảm chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình thức:
+ Các sĩ phu không thi hành mệnh lệnh của triều đình tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo.
+ Tiêu biểu có trận phục kích Cầu Giấy lần hai 19/5/1883 => Ri-vi-e bỏ mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
3. Quân Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An, Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
a. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
+ Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục => Pháp quyết định đánh Huế.
- Ngày 18/8/1883, Pháp tấn công Thuận An.
- Chiều ngày 20/8/1883, Pháp đổ bộ lên bờ.
- Tối 20/8/1883, chúng làm chủ Thuận An.
b, Nhà nước phong kiến Nguyễn sụp đổ, Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An,triều đình Huế vội xin đình chiến.
- Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao ủy Pháp Hác-măng tranh thủ đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một hiệp ước mới.
- Ngày 25/8/1883, bản hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều Nguyễn phải ký kết:
* Nội dung Hiệp ước Hác-măng:
+ Thừa nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
* Nam Kỳ là thuộc địa.
* Bắc Kỳ là đất bảo hộ.
* Trung Kỳ là triều đình quản lý.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kỳ.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
+ Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kỳ và toàn quyền xử lý quân Cờ Đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kỳ về Kinh đô (Huế)
+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
=> Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Ngày 6/6/1884, Pháp ký với triều đình Huế bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.
ST