Lịch sử 11 nâng cao - Bài 3: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa sau thế kỉ XVIII
Bài 3: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH
Ở BẮC MĨ NỬA SAU THẾ KỈ XVIII
I. Sự di dân đến Bắc Mĩ và chế độ thuộc địa Anh
1. Sự di dân đến Băc Mĩ
- Sự xâm chiếm thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Từ năm 1063 đến năm 1732 thực dân Anh lần lượt xâm chiếm và lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã dồn đuổi người In-đi-an về phía Tây, chiếm đất đai phì nhiêu, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền.
2. Chế độ thực dân Anh ở Bắc Mĩ
- Sự thống trị của thực dân Anh đối với 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ thể hiện trên các mặt tổ chức cai trị về luật pháp.
- Những đạo luật hà khắc mà thực dân Anh đặt ra đã kìm hãm sự phát triển kinh tế ở Bắc Mĩ.
- Kinh tế 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ đã phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa:
+ Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển.
+ Miền Nam: Kinh tế đồn điền phát triển.
- Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.
II. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ
1. Nguyên nhân và diễn biến
- Cuối năm 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công tàu chở chè của Anh, nguy cơ cuộc chiến đến gần.
- Đại hội lực địa lần thứ nhất được triệu tập (9/1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.
- Tháng 4/1775, chiến tranh giữa các thuộc địa và chính quốc bùng nổ.
- Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập.
+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa.
+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm Tổng chỉ huy quân đội.
2. Tuyên ngôn Độc lập và việc thành lập Hoa Kì.
- Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4/7/1776), tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
- Ngày 17/10/1777, chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
- Theo Hòa ướcVéc-xai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Năm 1787 thông qua Hiến pháp, củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
III. Tính chất và ý nghĩa lịch sử
- Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc.
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ - La-tinh.
ST