• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lịch sử 11 nâng cao - Bài 29: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 11 nâng cao - Bài 29: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Lịch sử 11 NC - Bài 29: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 29: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I. Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929.
1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 - 1923)
* Kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp.
+ Nhật không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất hàng hoá và xuất khẩu.
=> Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.
+ Biểu hiện: Từ 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.
- Từ 1920 - 1921, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.
- Về xã hội: Đời sống người lao động không được cải thiện lắm, bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.
+ Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo.
+ Phong trào bãi công của công nhân lan rộng. Trên cơ sở đó tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

2. Những năm ổn định tạm thời (1924 - 1929)

* Kinh tế:
- Từ 1924 - 1929, kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định.
+ Năm 1926, sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.
+ Năm 1927, khủng hoảng tài chính bùng nổ.
- Về chính trị xã hội :
+ Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật Bản tiến hành một số cải cách chính trị.
+ Những năm cuối thập niên 20, chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến.

II. Nhật Bản trong những năm 1929 - 1933

1. Khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 tác động vào nền kinh tế Nhật Bản làm kinh tế Nhật bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là trong công nghiệp.
- Biểu hiện:
+ Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5%.
+ Nông nghiệp giảm 1,7%
+ Ngoại thương giảm 80%
+ Đồng yên sụt giá nghiêm trọng
- Hậu quả: Khủng hoảng đạt đỉnh cao vào năm 1931, tác động mạnh đến xã hội.
+ Nông dân bị phá sản.
+ Công nhân thất nghiệp 3.000.000 người.
+ Mâu thuẫn xã hội lên cao, những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:
+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt với nhà nước, tiến hành chiến tranh xâm lược.
+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.
- Song song với quá trình quân phiệt hóa Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biển Đông thành bàn đạp để tấn công châu Á.

3. Nhân dân Nhật Bản đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt

- Trong thập niên 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật diễn ra sôi nổi.
- Lãnh đạo Đảng Cộng sản.
- Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân.
- Mục đích: Phản đỗi chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.
- Tác dụng: làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy.
ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top