• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lịch sử 11 nâng cao - Bài 26: Khái quát về các nước Tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế g

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 11 nâng cao - Bài 26: Khái quát về các nước Tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Lịch sử 11 NC - Bài 26: Khái quát về các nước Tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)


Bài 26: Khái quát về các nước Tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I. Các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 - 1929
1. Những nét chung
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Véc-xai - Oa-sinh-tơn.
- Hệ thống này mang lại nhiều lợi lộc cho nước thắng trận, xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.

2. Phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản

- Trong những năm 1918 - 1923, các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế (do hậu quả của chiến tranh). Cao trào cách mạng bùng nổ.

3. Quốc tế Cộng sản

- Hệ quả: Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo. Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối đúng đắn kịp thời cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
- Vai trò của Quốc tế Cộng sản: có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

II. Các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1929 - 1933

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó
- Nguyên nhân: Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt được mức tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu. Tháng 10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản.
- Hậu quả:
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu một nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Nguyên nhân: Trước thảm họa chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, I-ta-li-a, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Tây Ban Nha…
- Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, những ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.

ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top