Lịch sử 11 nâng cao - Bài 10: Phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
Lịch sử 11 NC - Bài 10: Phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 10: Phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
1. Sự ra đời của tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả, lương chết đói nhưng luôn bị đe dọa sa thải.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
2. Phong trào đấu tranh của công nhân vào nửa đầu thế kỉ XIX.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng => hình thức đấu tranh tự phát
- Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.
- Tác dụng:
+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
+ Thành lập được tổ chức công đoàn.
- Ở Pháp,năm 1831 công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- Năm 1834, thợ tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hòa.
- Ở Anh, từ năm 1836 - 1848 diễn ra phong trào "Hiến chương"đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm việc.
- Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-đin khởi nghĩa.
- Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
- Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
- Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Hoàn cảnh ra đời.
+ Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó: bóc lột tàn nhẫn người lao động.
+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động, mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu và bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanh-xi-mông, Pu-ri-e và Ô-oen.
- Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
- Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
- Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học.
Lịch sử 11 NC - Bài 10: Phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 10: Phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
1. Sự ra đời của tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả, lương chết đói nhưng luôn bị đe dọa sa thải.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
2. Phong trào đấu tranh của công nhân vào nửa đầu thế kỉ XIX.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng => hình thức đấu tranh tự phát
- Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.
- Tác dụng:
+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
+ Thành lập được tổ chức công đoàn.
- Ở Pháp,năm 1831 công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- Năm 1834, thợ tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hòa.
- Ở Anh, từ năm 1836 - 1848 diễn ra phong trào "Hiến chương"đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm việc.
- Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-đin khởi nghĩa.
- Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
- Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
- Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Hoàn cảnh ra đời.
+ Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó: bóc lột tàn nhẫn người lao động.
+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động, mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu và bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanh-xi-mông, Pu-ri-e và Ô-oen.
- Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
- Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
- Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học.
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: