nguyen thi hue
New member
- Xu
- 0
Lễ hội Mai An Tiêm
Ai có dịp về thăm quê hương Thanh Hóa hẳn không thể quên một vùng đất đồng bằng chiêm trũng, địa danh nhân kiệt, giản đơn mà cũng rất huyền bí. Từng mảnh đất địa danh, gắn liền với con người đã sớm đi vào huyền thoại dân gian như: Thành Nhà Hồ
( Vĩnh Lộc ); Động Từ Thức ( Nga Sơn); suối cá thần ở (Cẩm Lương, Cẩm Thủy); Sầm Sơn….Với những nhân vật lịch sử hào hung đó là : Vua Hàm Nghi, Nguyễn Hoàng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Lai… Và đặc biệt hơn khi tới đây, du khách thập phương sẽ được đắm mình trong những lễ hội mang phong cách truyền thống như: Lễ hội Lam Kinh, Đền trần, Đền Cô Tiên, Đền Độc Cước, Đền Sòng…. Một trong những lễ hội hấp dẫn du khách thâp phương hàng năm đó là lễ hội Mai An Tiêm ở Nga phú – Nga Sơn.
Dọc miền đất xứ Thanh, theo chân cùng đoàn khách lữ hành, tôi đã lạc chân vào không gian của lễ hội này.
Theo thường lệ hằng năm, lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức vào các ngày từ 12 – 15/ 3 âm lịch.Cứ đến dịp này, người dân Nga Phú – Nga Sơn lại tưng bừng, náo nhiệt tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới người có công mở mang bờ cõi, khai sinh vùng đất này và cũng là ông tổ của nghề trồng dưa hấu Việt Nam đó là Mai An Tiêm.
Mỗi lần nhắc tới Mai An Tiêm, người dân Lạc Việt mấy ngàn đời nay thể hiện một niềm tự hào và lòng tôn kính. Đối với người dân ở đây, Mai An Tiêm được xem là một vị Thành Hoàng, là tứ bất tử trong dân gian. Cho đến ngày nay, những câu chuyện về vị thần An Tiêm vẫn còn lưu truyền muôn đời trong dân gian. Theo lời kể của một vị già làng, kể lại rằng:
Theo truyền thuyết kể lại rằng, An Tiêm xuất thân là một nô bộc, được vua Hùng trọng dụng cho làm một chức quan trong triều, cận thần bên mình. Kể từ đây cuộc sống của An Tiêm khá sung túc. Sau đó chua được bao lâu, vì làm phật ý nhà vua, vợ chồng An Tiêm bị đày ra chốn đảo hoang. Họ ra đi với đôi bàn tay trắng và sự nuối tiếc của dân làng. Ngày ngày họ phải lặn lội, chống chọi với song biển nơi đây.
Tương truyền đó là mảnh đất Nga Sơn, Thanh Hóa ngày nay. Cũng tại mảnh đất này, vợ chồng An Tiêm chăm chỉ làm ăn, họ quyết định an cư lập nghiệp nơi đây. Với sự tìm tòi, siêng năng chịu khó, họ đã tạo ra được những giống dưa quý, ngon ngọt nơi chốn đảo hoang này. Tiếng lành đồn xa, trong một lần đi tìm sản vật dâng vua, nhiều người đã tìm ra đảo,trao đổi giống dưa này về đất liền hiến dâng vua đặc sản dân gian. Nhà vua biết được công lao to lớn của vợ chồng An Tiêm đã xuống chiếu đưa họ về đất liền, và khôi phục lại chức vụ cho chàng nô bộc này.
Nhờ những bãi dưa hấu ấy, giúp cho vợ chồng An Tiêm được minh oan, lây lại danh tiếng của mình. Để tưởng nhớ công lao to ấy, dân cư Lạc Việt đã tôn sung chàng là “ cha đẻ của dưa tây ” và tổ chức lễ hội này vào 12 – 15 tháng 3 hàng năm.
Năm nay, lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức hết sức long trọng, với quy mô lớn và thu hút hàng trăm lữ khách thập phương trở về đây. Lễ hội được dàn dựng công phu bởi các đoàn nghệ thuật trong tỉnh với nhiều thành phần, tiết mục. Nội dung chương trình tổ chức bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội theo quy luật triết lí âm dương của người xưa.
Phần lễ: chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng làm lễ tạ ơn thành kính nghiêm trang.
Phần hội: bao gồm lễ rước kiệu tưng bừng, màn múa lân mừng đại lễ hoành tráng, náo nhiệt.
Tại lễ hội này, đoàn nghệ thuật của tỉnh đã diễn lại vở kịch Mai An Tiêm rất hấp đãn và công phu. Ngoài ra lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động khác nhau đã thu hút đông đảo khách thập phương và khách bản địa khác.
Lễ hội không những tái hiện lại cuộc sống khó khăn song cũng đầy nghĩa tình của đôi vợ chồng trẻ. Mà thông qua đó đề cao nghị lực của con người trong cuộc sống. Đặc biệt lễ hội đã để lại một tầng nghĩa văn hóa sâu sắc: giáo dục cho thế hệ sau về tính kiên nhẫn, không ngại gian khổ và dám làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào.
Kết thúc lễ hội, những quả dưa hấu được dâng lên trời đất, An Tiêm và các vị khách xứ. Những quả dưa hấu đỏ thắm giống như những tấm lòng tri ân đỏ thắm của người dân nơi đây đối với người có công mang những trái dưa ngọt lành đến với đất Việt. Thông qua lễ hội này, cư dân Lạc Việt muốn gửi gắm những ước mơ trong lao động sản xuất: cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu sức khỏe để có thể chinh phục tự nhiên, làm chủ mảnh đất như vùng đất này xưa kia.
Lễ hội An Tiêm đã trở thành một di sản văn hóa tinh thần của người dân Nga Phú, nó góp phần làm đa dạng nét văn hóa truyền thống của người Việt. Dù đi đâu xa người dân Nga Sơn cũng rất tự hào về mảnh đất quê hương. Hãy một lần về với xứ Thanh để được đắm mình trong không gian của lễ hội này.
- Nguyễn Huệ -
=Báo in k30a1=
Học viện báo chí tuyên truyền
Ai có dịp về thăm quê hương Thanh Hóa hẳn không thể quên một vùng đất đồng bằng chiêm trũng, địa danh nhân kiệt, giản đơn mà cũng rất huyền bí. Từng mảnh đất địa danh, gắn liền với con người đã sớm đi vào huyền thoại dân gian như: Thành Nhà Hồ
( Vĩnh Lộc ); Động Từ Thức ( Nga Sơn); suối cá thần ở (Cẩm Lương, Cẩm Thủy); Sầm Sơn….Với những nhân vật lịch sử hào hung đó là : Vua Hàm Nghi, Nguyễn Hoàng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Lai… Và đặc biệt hơn khi tới đây, du khách thập phương sẽ được đắm mình trong những lễ hội mang phong cách truyền thống như: Lễ hội Lam Kinh, Đền trần, Đền Cô Tiên, Đền Độc Cước, Đền Sòng…. Một trong những lễ hội hấp dẫn du khách thâp phương hàng năm đó là lễ hội Mai An Tiêm ở Nga phú – Nga Sơn.
Dọc miền đất xứ Thanh, theo chân cùng đoàn khách lữ hành, tôi đã lạc chân vào không gian của lễ hội này.
Theo thường lệ hằng năm, lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức vào các ngày từ 12 – 15/ 3 âm lịch.Cứ đến dịp này, người dân Nga Phú – Nga Sơn lại tưng bừng, náo nhiệt tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới người có công mở mang bờ cõi, khai sinh vùng đất này và cũng là ông tổ của nghề trồng dưa hấu Việt Nam đó là Mai An Tiêm.
Mỗi lần nhắc tới Mai An Tiêm, người dân Lạc Việt mấy ngàn đời nay thể hiện một niềm tự hào và lòng tôn kính. Đối với người dân ở đây, Mai An Tiêm được xem là một vị Thành Hoàng, là tứ bất tử trong dân gian. Cho đến ngày nay, những câu chuyện về vị thần An Tiêm vẫn còn lưu truyền muôn đời trong dân gian. Theo lời kể của một vị già làng, kể lại rằng:
Theo truyền thuyết kể lại rằng, An Tiêm xuất thân là một nô bộc, được vua Hùng trọng dụng cho làm một chức quan trong triều, cận thần bên mình. Kể từ đây cuộc sống của An Tiêm khá sung túc. Sau đó chua được bao lâu, vì làm phật ý nhà vua, vợ chồng An Tiêm bị đày ra chốn đảo hoang. Họ ra đi với đôi bàn tay trắng và sự nuối tiếc của dân làng. Ngày ngày họ phải lặn lội, chống chọi với song biển nơi đây.
Tương truyền đó là mảnh đất Nga Sơn, Thanh Hóa ngày nay. Cũng tại mảnh đất này, vợ chồng An Tiêm chăm chỉ làm ăn, họ quyết định an cư lập nghiệp nơi đây. Với sự tìm tòi, siêng năng chịu khó, họ đã tạo ra được những giống dưa quý, ngon ngọt nơi chốn đảo hoang này. Tiếng lành đồn xa, trong một lần đi tìm sản vật dâng vua, nhiều người đã tìm ra đảo,trao đổi giống dưa này về đất liền hiến dâng vua đặc sản dân gian. Nhà vua biết được công lao to lớn của vợ chồng An Tiêm đã xuống chiếu đưa họ về đất liền, và khôi phục lại chức vụ cho chàng nô bộc này.
Nhờ những bãi dưa hấu ấy, giúp cho vợ chồng An Tiêm được minh oan, lây lại danh tiếng của mình. Để tưởng nhớ công lao to ấy, dân cư Lạc Việt đã tôn sung chàng là “ cha đẻ của dưa tây ” và tổ chức lễ hội này vào 12 – 15 tháng 3 hàng năm.
Năm nay, lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức hết sức long trọng, với quy mô lớn và thu hút hàng trăm lữ khách thập phương trở về đây. Lễ hội được dàn dựng công phu bởi các đoàn nghệ thuật trong tỉnh với nhiều thành phần, tiết mục. Nội dung chương trình tổ chức bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội theo quy luật triết lí âm dương của người xưa.
Phần lễ: chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng làm lễ tạ ơn thành kính nghiêm trang.
Phần hội: bao gồm lễ rước kiệu tưng bừng, màn múa lân mừng đại lễ hoành tráng, náo nhiệt.
Tại lễ hội này, đoàn nghệ thuật của tỉnh đã diễn lại vở kịch Mai An Tiêm rất hấp đãn và công phu. Ngoài ra lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động khác nhau đã thu hút đông đảo khách thập phương và khách bản địa khác.
Lễ hội không những tái hiện lại cuộc sống khó khăn song cũng đầy nghĩa tình của đôi vợ chồng trẻ. Mà thông qua đó đề cao nghị lực của con người trong cuộc sống. Đặc biệt lễ hội đã để lại một tầng nghĩa văn hóa sâu sắc: giáo dục cho thế hệ sau về tính kiên nhẫn, không ngại gian khổ và dám làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào.
Kết thúc lễ hội, những quả dưa hấu được dâng lên trời đất, An Tiêm và các vị khách xứ. Những quả dưa hấu đỏ thắm giống như những tấm lòng tri ân đỏ thắm của người dân nơi đây đối với người có công mang những trái dưa ngọt lành đến với đất Việt. Thông qua lễ hội này, cư dân Lạc Việt muốn gửi gắm những ước mơ trong lao động sản xuất: cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu sức khỏe để có thể chinh phục tự nhiên, làm chủ mảnh đất như vùng đất này xưa kia.
Lễ hội An Tiêm đã trở thành một di sản văn hóa tinh thần của người dân Nga Phú, nó góp phần làm đa dạng nét văn hóa truyền thống của người Việt. Dù đi đâu xa người dân Nga Sơn cũng rất tự hào về mảnh đất quê hương. Hãy một lần về với xứ Thanh để được đắm mình trong không gian của lễ hội này.
- Nguyễn Huệ -
=Báo in k30a1=
Học viện báo chí tuyên truyền