Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
LÃNH CHÚA PHONG KIẾN
Lãnh chúa phong kiến là một ông vua con, có mọi quyền hành về kinh tế, tài chính , quân đội... trong lãnh địa của mình. Mỗi lãnh địa lại có hệ thống tiền tệ và đo lường riêng. Các lãnh chúa lớn nhỏ có quan hệ với nhau theo chế độ phong quân bồ thần. Quý tộc phong kiến lấy nghề cung kiếm quân sự làm nghiệp chính. Quý tộc vũ sĩ rất ưa thích việc săn bắt thú dữ và thi đấu trên võ đài.
Ruộng đất trồng trọt được lãnh chúa chia thành từng mảnh nhỏ giao cho nông nô cày cấy và nông nô phải nộp địa tô lao dịch và một số cống vật cho lãnh chúa. Lãnh chúa có tổ chức một số xưởng thủ công ( xưởng rèn, mộc, thuộc da...) và trưng dụng nông nô đến đó sản xuất không trả thù lao. Ngoài ra lãnh chúa còn khống chế tất cả các hoạt động kinh tế khác trong lãnh địa và đặt ra các thứ thuế đánh vào các hoạt động kinh tế đó như thuế chợ, thuế qua đò, thuế đường sá, thuế kiếm củi, đánh cá, thuế chăn nuôi..... Lãnh chúa lại xây dựng những cối xay bột ( Cối xay gió hay cối xay nước...), lò nướng bánh hay máy ép dầu hoặc ép nho, buôc nông nô phải đến đó sử dụng và nộp thuế. Lãnh chúa sống hoàn toàn bằng sự bóc lột nông nô.
Hầu hết lãnh chúa phong kiến đều không biết chữ, thô lỗ và dốt nát. Thời bình họ say mê yến tiệc và săn bắn. Nhờ có sức mạnh về kinh tế và quân sự, họ ngày càng không chịu phụ thuộc vào nhà vua nữa. Họ bắt đầu thu thuế của nông dân mà không cần được phép của nhà vua. Hơn nữa chúng gây sức ép buộc nhà vua phải cho chúng quyền sử tội những kẻ dưới quyền chúng, quyền liên minh quân sự với nhau và quyền tuyên chiến. Như vậy mỗi lãnh chúa phong kiến đương nhiên đã trở thành một thủ lĩnh độc lập, do đó quốc gia bị chia cắt. Quyền hành của nhà vua bị giảm rất nhiều.
( Theo :Thế giời trung đại, tập I, Sđd)