"Làm thế nào khi làm bài kiểm tra không hối hận " tôi xin cụ thể hoá bằng việc làm bài thi ĐH môn vật lý.
1. Trước hết cần hiểu rõ: "Như thế nào là làm bài thi vật lý không hối hận?".
Khi làm bài thi môn vật lý, tuỳ vào khả năng của từng người mà có thể làm đúng được bao nhiêu câu hay làm sai bao nhiêu câu. Hối hận ở đây không phải mình không làm được nhiều bài trong đề thi mà là vì trong số những câu làm sai có nhiều câu đã biết rõ cách làm nhưng vẫn sai, hoặc đọc vội đề bài nên hiểu sai yêu cầu của đề, ...Những câu mình không hề biết làm nó thì sai là chuyện hiển nhiên do vậy không có gì phải hối hận.
2. Vậy phải làm thế nào để không phải hối hận khi làm bài thi
- Để không phải hối hận khi làm bài thi trước hết chúng ta cần có sự rèn luyện từ khi còn ôn thi(cái này gọi là luyện thi đây!). trong quá trình ôn thi chúng ta cần thường xuyên thi thử. Sau mỗi lần thi thử như vậy cần rút kinh nghiệm cho lần thi sau.Vậy rút kinh nghiệm cái gì?
Thứ nhất: Khi làm bài thi chỉ khoanh những đáp án mà mình đã tìm ra(đáp án này có thể sai ). Không điền phứa những câu mà mình không biết cách làm. Ngay sau khi thi song, kiểm tra xem những câu này thuộc phần gì đã học, tại sao mình không nghĩ ra cách làm nó, do mình chưa được học phần đó hay do đã học qua nhưng đã quên phương pháp làm. Ngay sau đó cần tìm lại những tài liệu về phần này học lại từ đầu, tìm bài tập tương tự làm thật nhiều cho đến khi hiểu rõ thì thôi. Vướng mắc chỗ nào cần hỏi những người biết hơn mình, người biết hơn mình có thể bạn bè, anh chị, thầy cô.....không được sợ họ bảo mình dốt vì thực ra mình có dốt mới phải đi hỏi.
Thứ 2: Sau khi chấm bài, thống kế những câu mình đã làm(tức biết cách làm) nhưng làm sai.Đặt câu hỏi, tại sao mình sai?
- Nếu sai vì hiểu sai câu hỏi của đề, cần ghi ngay vào nhật ký học tập(quyển sổ chỉ dùng để ghi những lỗi mình đã sai khi học bài, làm bài hoặc những kiến thức mình cho là độc đáo.), lần sau phải đọc kỹ đề hơn.
Ví dụ: Trong thí nghiệm với một tế bào quang điện thì cường độ dòng quang điện bão hoà không phụ thuộc vào đại lượng nào dưới đây?
A. cường độ chùm ánh sáng kích thích. B. bản chất kim loại dùng làm catốt.
C. hiệu điện thế giữa anốt và catốt. D. diện tích rọi sáng bề mặt catốt.
Mới đọc, đọc lướt tưởng đề hỏi "Trong thí nghiệm với một tế bào quang điện thì cường độ dòng quang điện bão hoà phụ thuộc vào đại lượng nào dưới đây?" vì vậy đọc song đáp án A thấy đúng, chọn luôn, trong khi đó các đáp án khác thấy hình như không phụ thuộc thật thế là chọn A và chắc mẫm mình dung100%, nhưng....
- Nếu sai do hiểu đúng câu hỏi nhưng hiểu sai phần kiến thức đó cần đem ngay phần này ra học lại cho bằng hiểu vấn đề đó và giải đúng bài tập đố thì thôi.
VD:Cho các vị trí trục quay của vật rắn:
I. Trục quay thẳng đứng. II. Trục quay nằm ngang. III. Trục quay đi qua trọng tâm.
Trọng lượng vật rắn không ảnh hưởng đến sự quay của nó khi
A. II, III. B. I, III. C. I, II, II. D. III.
Mới đọc thấy ngay. Nếu trục đi qua trọng tâm thì trọng lực P sẽ có giá đi qua trục quay => không gây ra mô men quay cho vật => trọng lượng của vật rắn không ảnh hưởng đến nó. trong khi hiểu"trục quay nằm ngang hay thẳng đứng trục quay cũng có thể qua trọng tâm cũng có thể không qua vậy P có thể sẽ có ảnh hưởng tới chuyển động quay" qua phân tích khá logic đó thí sinh sẽ chọn D.
Tuy nhiên trong thực tế TS này đã quên mất một kiến thức là "Nếu giá của lực mà vông góc với trục quay cũng không gây ra Mômen quay" trong khi trọng lực luôn có phương thẳng đứng, nếu trục nằm ngang thì giá của trọng lực đã vuông góc với trục quay => không gây ra CĐ quay => phải chọn A mới thật đúng.
Thứ 3: Hiểu đề, biết cách giải, có kiến thức vật lý đầy đủ nhưng vẫn sai do quá trình biến đổi toán học đã nhầm dấu, giải sai nghiệm....với trường hợp này không có cách gì ngoại việc lôi toán thuộc phần đó ra mà học, sao cho với dạng toán này phải giải sao cho nhanh nhất, chính xác nhất.
Thứ 4. Mọi cái đều ổn nhưng khi bấm máy tính lại bấm sai kết quả. Vấn đề này chủ yếu là do HS quá tự tin vào khả năng bấm máy tính của mình, khi làm bài HS chỉ viết hàm số theo chữ rồi căn cứ các dữ liệu của đề nhập vào máy và bấm KQ. Cách này thường nhầm đặc biệt phần lượng tử và phần vật lý hạt nhân. Cách an toàn nhất là viết biểu thức, thay số vào giấy nháp đã rồi theo giấy nháp nhập vào máy tính. một trường hợp khác đó là HS chưa đổi đúng đơn vị vật lý, hoặc khi tính góc chưa chuyển hệ máy tính từ Deg sang Rad hoặc ngược lại.....cái này cần phải cẩn thận và tự nhắc nhở mình trước mỗi bài thi đồng thời nên mua loại máy tính có khả năng nhập hàm dê nhất như FX570ES hoặc cao hơn nữa nhưng vẫn được sử dụng.
Thứ 5. Làm đúng nhưng tô vào giấy tô lại tô nhầm đáp án hoặc nhầm hàng, nhầm cột..... để khắc phục cần làm song câu nào, khoanh vào đề thi câu đó, sau đó tô luôn vào tờ phiếu trả lời(dùng thước đặt căn hàng). Nếu thấy chưa chắc chắn lắm đánh giấu hỏi bên cạnh câu hỏi đó để khi còn thừa thời gian xem lại nó.
thứ 6. Làm bài nhưng không bao quát bài, sau khi hết giờ còn nhiều bài dễ mà chưa sờ tới. Để khắc phục thì trước khi đặt bút làm cần đọc lướt qua đề, đánh dấu "x" vào những câu cho là mình sẽ làm được. Làm những câu này trước.