Khi xã hội thờ ơ với Sử học
Trước hết, phải nói ngay rằng những nguyên nhân khiến HS, SV thờ ơ với môn học LS mà các nhà giáo, các nhà nghiên cứu trước đấy đưa ra như: chương trình học quá nặng, bài giảng khô khan, thiên về lý thuyết - minh họa, thiếu các buổi thảo luận, đi thực địa bổ trợ cho môn học v.v Những nguyên nhân đó đều đúng cả, nhưng chưa chạm được vào cốt lõi của hiện trạng HS, SV kém hào hứng với môn LS - đó là tính thực tế, ứng dụng của môn học; nói cách khác, các ý kiến nêu ra thảo luận thường tìm cách “né”, không chạm đến một vấn đề rất nhạy cảm nhưng lại mang tính quyết định: SV tốt nghiệp ngành LS khó có thể kiếm được việc làm và nếu có thì thu nhập cũng không đủ để duy trì, ổn định cuộc sống.
Qua rồi thời Lịch sử hoàng kim
Cách đây khoảng nửa thế kỷ, số trường ĐH ở Việt Nam chỉ tính trên đầu ngón tay thì Đại học Tổng hợp luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mỗi HS khi tốt nghiệp phổ thông. Lúc đó, Văn-Sử-Triết là ba ngành khoa học cơ bản đào tạo các nhà nghiên có một “lực hấp dẫn” lớn. SV ra trường không sợ thiếu việc làm vì đã có các cơ quan nhà nước nhận (thậm chí được phân luôn chỗ ở). Giờ đây - khi Khoa học tự nhiên và Công nghệ “lên ngôi” - những “lực hấp dẫn” đã chuyển hướng. Các công ty tư nhân cũng chẳng bao giờ đăng tải thông tin tuyển dụng… cử nhân Sử học. Nếu có ai “to gan”, ứng cử vào các lĩnh vực trái ngành thì tấm bằng Cử nhân Lịch sử chỉ được xếp hàng thứ hai, thậm chí “rớt đài” ngay từ… vòng sơ loại. Nhiều SV tốt nghiệp LS đến “bước đường cùng”, chấp nhận đi làm công nhân hay “về quê làm ruộng” thì chuyên môn LS cũng không giúp được nhiều cho nghề nghiệp, nếu không muốn nói là chẳng hữu dụng.
Ở góc độ phụ huynh, sau quãng thời gian dài đầu tư cho con cái đi theo các ngành khoa học cơ bản, các bậc cha mẹ (kể cả giáo viên Lịch sử) cũng đã có sự “chuyển hướng trong suy nghĩ” khi đa số các ông bố, bà mẹ đều muốn hướng con cái đi theo những ngành học “xã hội đang cần” nhu Kinh tế, Xây dựng, Thương mại, Ngân hàng… Không phải ngẫu nhiên mà trong số cả trăm thầy cô giáo có học hàm, học vị đang giảng dạy tại khoa LS 2 trường ĐH lớn ở thủ đô: ĐH Sư phạm và ĐH KHXH & Nhân văn, chỉ có vài trường hợp có con cái theo nghiệp cha mẹ (tiếp tục theo học LS).
Hàng loạt Cử nhân Sử học “xịn” sau quãng thời gian dài “trầy da tróc vẩy” kiếm việc ở các đô thị đã “năng động” học thêm nghiệp vụ sư phạm rồi trở về quê “an phận giáo làng”. Đã có một câu chuyện cười ra nước mắt khi V.V.Đ (quê Yên Bái) ngà ngà say đã thốt lên trong ngày họp lớp của K47 Lịch sử (ĐHQGHN): “Tao sẽ không bao giờ cho con nối nghiệp bố”. Lời “tuyên ngôn bất hủ” của Đ sau đấy đã trở thành giai thoại, được “lưu truyền” đến rất nhiều “đồng nghiệp” khác và đa số đều gật gù, thấy… đúng quá! Còn Đ.C.M (quê Hòa Bình) hiện đang công tác tại huyện ủy Tân Lạc thì luôn ấp ủ chuyện… bỏ nghề vì “không thể sống nổi với chuyên môn”.
Về đâu, các nhà sử học trẻ?
Một hiện tượng tưởng như nghịch lý nhưng đang tồn tại khá phổ biến khi Sử học (cùng với Ngôn ngữ, Văn học…) là ngành có rất nhiều “bằng đỏ” nhưng không thể có được một công việc như ý. Cách lựa chọn “đơn giản” nhất trong thời gian tìm việc là… học lên Thạc sĩ. Khá nhiều học viên trong ngày khai giảng khóa đào tạo Cao học, khi được vị giáo sư khả kính nọ đặt câu hỏi “Vì sao các anh chị học Thạc sĩ?” đã gần như đồng thanh trả lời: Vì không có việc làm! T.A.Th, một Cử nhân Lịch sử CLC (khóa 47), bằng giỏi, đến tháng 10/2009 sẽ bảo vệ luận văn Cao học vẫn đều đặn “tối học Thạc sĩ, ngày đi… làm nhân viên cho một công ty tư nhân”, từng chua chát: tương lai không thuộc về ngành Sử nói riêng và khối Xã hội nói chung!
“Ảm đạm” thu nhập từ ngành sử
Xin được việc làm với tấm bằng Cử nhân LS đã khó, thu nhập từ việc theo đuổi chính ngành học lại cảng “oải” hơn. Thu nhập chính cho một “công chức LS” chỉ ở mức trên dưới 1,2 triệu đồng/tháng (chưa kể trường hợp hưởng 85% lương thời kỳ tập sự còn ít hơn nữa). Nếu sống ở tỉnh lẻ hoặc các tân (và cựu) Cử nhân “ăn cơm nhà” mức thu nhập này may ra tạm đủ; khi các Cử nhân quyết định “sống mãi với thủ đô”, ssó tiền trên không thấm vào đâu. Thế nên mới có “chuyện thật như đùa” tại một lớp chuyên ngành của khoa LS (ĐHKHXH & NV - Hà Nội), PGS. H.V.Kh đã “phàn nàn” với SV đang theo học rằng: tôi rất buồn khi giới thiệu một Cử nhân về Viện KCH nhưng sau đó anh học trò lại bỏ việc để đi… buôn xe máy. Nên “thông cảm” với chàng Cử nhân kia lắm chứ!
N.Q.S - Cử nhân Sử học với tấm bằng loại khá, hiện công tác một tại Viện nghiên cứu Lịch sử than thở: “Chắc em phải kiếm việc gì làm thêm thôi, cứ quanh quẩn với mức thu nhập hơn 1 triệu/tháng thì làm sao đủ?”. Một người bạn đồng môn của S sau khi “may mắn” xin được vào một cơ quan chuyên môn đã không từ chối kiếm thêm thu nhập bằng cách nhận các niên luận, khóa luận của SV thuộc đủ mọi ngành nghề về… đánh máy, chua xót: “khi ngành học không đủ nuổi thân, thì thân phải làm thêm để nuôi nghề!”
Một sự chênh lệch đến khủng khiếp giữa thu nhập của các công chức trong ngành Sử (và khối xã hội) so với những công việc mang tính thời thượng đã được phản ánh rất nhiều. Các công ty tư nhân trả trung bình cho mỗi nhân viên khoảng 5 triệu/tháng, những công ty mang lại lợi nhuận nhiều thì có mức 15-20 triệu, tương đương với thu nhập của các Cử nhân Sử học trong khoảng… hơn 1 năm. Cách đây ít lâu, một ngân hàng đã làm rúng động dư luận khi số tiền thưởng Tết cho một nhân viên lên tới cả trăm triệu; để có được con số ấy, các Cử nhân Sử học phải lao động cật lực trong khoảng… hai chục năm ròng.
Người viết hỏi chuyện một Cử nhân LS đang làm môi giới chứng khoán tự do trên Ngân hàng Quân đội thì được nghe những lời tâm sự khá chân thành: “Phải bỏ ngành mình theo học suốt 4 năm, ai chẳng “đau”! Nhưng em cũng cần phải tích luỹ để mua nhà, ổn định cuộc sống và… cưới vợ nữa chứ!”.
Thực trạng buồn đối với các SV theo học rồi trở thành Cử nhân LS là khá rõ nhưng để cải thiện tình hình lại không phải chuyện dễ. Khi học Sử với “việc làm khó, thu nhập ít” đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều lớp Cử nhân thì chuyện HS nói “không” với môn này âu cũng… dễ hiểu.
Trước hết, phải nói ngay rằng những nguyên nhân khiến HS, SV thờ ơ với môn học LS mà các nhà giáo, các nhà nghiên cứu trước đấy đưa ra như: chương trình học quá nặng, bài giảng khô khan, thiên về lý thuyết - minh họa, thiếu các buổi thảo luận, đi thực địa bổ trợ cho môn học v.v Những nguyên nhân đó đều đúng cả, nhưng chưa chạm được vào cốt lõi của hiện trạng HS, SV kém hào hứng với môn LS - đó là tính thực tế, ứng dụng của môn học; nói cách khác, các ý kiến nêu ra thảo luận thường tìm cách “né”, không chạm đến một vấn đề rất nhạy cảm nhưng lại mang tính quyết định: SV tốt nghiệp ngành LS khó có thể kiếm được việc làm và nếu có thì thu nhập cũng không đủ để duy trì, ổn định cuộc sống.
Qua rồi thời Lịch sử hoàng kim
Cách đây khoảng nửa thế kỷ, số trường ĐH ở Việt Nam chỉ tính trên đầu ngón tay thì Đại học Tổng hợp luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mỗi HS khi tốt nghiệp phổ thông. Lúc đó, Văn-Sử-Triết là ba ngành khoa học cơ bản đào tạo các nhà nghiên có một “lực hấp dẫn” lớn. SV ra trường không sợ thiếu việc làm vì đã có các cơ quan nhà nước nhận (thậm chí được phân luôn chỗ ở). Giờ đây - khi Khoa học tự nhiên và Công nghệ “lên ngôi” - những “lực hấp dẫn” đã chuyển hướng. Các công ty tư nhân cũng chẳng bao giờ đăng tải thông tin tuyển dụng… cử nhân Sử học. Nếu có ai “to gan”, ứng cử vào các lĩnh vực trái ngành thì tấm bằng Cử nhân Lịch sử chỉ được xếp hàng thứ hai, thậm chí “rớt đài” ngay từ… vòng sơ loại. Nhiều SV tốt nghiệp LS đến “bước đường cùng”, chấp nhận đi làm công nhân hay “về quê làm ruộng” thì chuyên môn LS cũng không giúp được nhiều cho nghề nghiệp, nếu không muốn nói là chẳng hữu dụng.
Ở góc độ phụ huynh, sau quãng thời gian dài đầu tư cho con cái đi theo các ngành khoa học cơ bản, các bậc cha mẹ (kể cả giáo viên Lịch sử) cũng đã có sự “chuyển hướng trong suy nghĩ” khi đa số các ông bố, bà mẹ đều muốn hướng con cái đi theo những ngành học “xã hội đang cần” nhu Kinh tế, Xây dựng, Thương mại, Ngân hàng… Không phải ngẫu nhiên mà trong số cả trăm thầy cô giáo có học hàm, học vị đang giảng dạy tại khoa LS 2 trường ĐH lớn ở thủ đô: ĐH Sư phạm và ĐH KHXH & Nhân văn, chỉ có vài trường hợp có con cái theo nghiệp cha mẹ (tiếp tục theo học LS).
Hàng loạt Cử nhân Sử học “xịn” sau quãng thời gian dài “trầy da tróc vẩy” kiếm việc ở các đô thị đã “năng động” học thêm nghiệp vụ sư phạm rồi trở về quê “an phận giáo làng”. Đã có một câu chuyện cười ra nước mắt khi V.V.Đ (quê Yên Bái) ngà ngà say đã thốt lên trong ngày họp lớp của K47 Lịch sử (ĐHQGHN): “Tao sẽ không bao giờ cho con nối nghiệp bố”. Lời “tuyên ngôn bất hủ” của Đ sau đấy đã trở thành giai thoại, được “lưu truyền” đến rất nhiều “đồng nghiệp” khác và đa số đều gật gù, thấy… đúng quá! Còn Đ.C.M (quê Hòa Bình) hiện đang công tác tại huyện ủy Tân Lạc thì luôn ấp ủ chuyện… bỏ nghề vì “không thể sống nổi với chuyên môn”.
Về đâu, các nhà sử học trẻ?
Một hiện tượng tưởng như nghịch lý nhưng đang tồn tại khá phổ biến khi Sử học (cùng với Ngôn ngữ, Văn học…) là ngành có rất nhiều “bằng đỏ” nhưng không thể có được một công việc như ý. Cách lựa chọn “đơn giản” nhất trong thời gian tìm việc là… học lên Thạc sĩ. Khá nhiều học viên trong ngày khai giảng khóa đào tạo Cao học, khi được vị giáo sư khả kính nọ đặt câu hỏi “Vì sao các anh chị học Thạc sĩ?” đã gần như đồng thanh trả lời: Vì không có việc làm! T.A.Th, một Cử nhân Lịch sử CLC (khóa 47), bằng giỏi, đến tháng 10/2009 sẽ bảo vệ luận văn Cao học vẫn đều đặn “tối học Thạc sĩ, ngày đi… làm nhân viên cho một công ty tư nhân”, từng chua chát: tương lai không thuộc về ngành Sử nói riêng và khối Xã hội nói chung!
“Ảm đạm” thu nhập từ ngành sử
Xin được việc làm với tấm bằng Cử nhân LS đã khó, thu nhập từ việc theo đuổi chính ngành học lại cảng “oải” hơn. Thu nhập chính cho một “công chức LS” chỉ ở mức trên dưới 1,2 triệu đồng/tháng (chưa kể trường hợp hưởng 85% lương thời kỳ tập sự còn ít hơn nữa). Nếu sống ở tỉnh lẻ hoặc các tân (và cựu) Cử nhân “ăn cơm nhà” mức thu nhập này may ra tạm đủ; khi các Cử nhân quyết định “sống mãi với thủ đô”, ssó tiền trên không thấm vào đâu. Thế nên mới có “chuyện thật như đùa” tại một lớp chuyên ngành của khoa LS (ĐHKHXH & NV - Hà Nội), PGS. H.V.Kh đã “phàn nàn” với SV đang theo học rằng: tôi rất buồn khi giới thiệu một Cử nhân về Viện KCH nhưng sau đó anh học trò lại bỏ việc để đi… buôn xe máy. Nên “thông cảm” với chàng Cử nhân kia lắm chứ!
N.Q.S - Cử nhân Sử học với tấm bằng loại khá, hiện công tác một tại Viện nghiên cứu Lịch sử than thở: “Chắc em phải kiếm việc gì làm thêm thôi, cứ quanh quẩn với mức thu nhập hơn 1 triệu/tháng thì làm sao đủ?”. Một người bạn đồng môn của S sau khi “may mắn” xin được vào một cơ quan chuyên môn đã không từ chối kiếm thêm thu nhập bằng cách nhận các niên luận, khóa luận của SV thuộc đủ mọi ngành nghề về… đánh máy, chua xót: “khi ngành học không đủ nuổi thân, thì thân phải làm thêm để nuôi nghề!”
Một sự chênh lệch đến khủng khiếp giữa thu nhập của các công chức trong ngành Sử (và khối xã hội) so với những công việc mang tính thời thượng đã được phản ánh rất nhiều. Các công ty tư nhân trả trung bình cho mỗi nhân viên khoảng 5 triệu/tháng, những công ty mang lại lợi nhuận nhiều thì có mức 15-20 triệu, tương đương với thu nhập của các Cử nhân Sử học trong khoảng… hơn 1 năm. Cách đây ít lâu, một ngân hàng đã làm rúng động dư luận khi số tiền thưởng Tết cho một nhân viên lên tới cả trăm triệu; để có được con số ấy, các Cử nhân Sử học phải lao động cật lực trong khoảng… hai chục năm ròng.
Người viết hỏi chuyện một Cử nhân LS đang làm môi giới chứng khoán tự do trên Ngân hàng Quân đội thì được nghe những lời tâm sự khá chân thành: “Phải bỏ ngành mình theo học suốt 4 năm, ai chẳng “đau”! Nhưng em cũng cần phải tích luỹ để mua nhà, ổn định cuộc sống và… cưới vợ nữa chứ!”.
Thực trạng buồn đối với các SV theo học rồi trở thành Cử nhân LS là khá rõ nhưng để cải thiện tình hình lại không phải chuyện dễ. Khi học Sử với “việc làm khó, thu nhập ít” đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều lớp Cử nhân thì chuyện HS nói “không” với môn này âu cũng… dễ hiểu.
beckam74