Làm bài hoá và giải thích giúp em nhé!; cảm ơn nhiều!!!

conngan23

New member
Xu
0
1. Cho a(g) hỗn hợp Fe và Cu (chứa 40% Fe) vào một lượng dd HNO[SUB]3[/SUB] 1M. Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn X nặng 0,62a (g); dd Y và khí NO. Dd Y chứa các muối
A. Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB]; Cu(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]
B. Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB]
C. Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]
D. Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]; Cu(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]

=> theo em nghĩ là câu B nhưng không biết có đúng không???

2. Cho 5(g) hỗn hợp Fe và Cu (chứa 40% Fe) vào một lượng dd HNO[SUB]3[/SUB] 1M. Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn X nặng 3,32 (g); dd Y và khí NO. Khối lượng muối tạo thành trong dd Y :
A: 4g
B: 5,2g
C: 5,1g
D: 5,4g

3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 3,2 mol Fe và 0,1 g Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] bằng dd hỗn hợp các axit đặc HNO[SUB]3[/SUB]; H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]; HCl. Dd thu được cho tác dụng với KOH dư, lọc kết tủa; nung ở t[SUB2]0[/SUB2] cao đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Giá trị m là:
A: 60g
B: 40g
C: 20g
D: 10g

4. Cho 0,1 mol FeS[SUB]2[/SUB] và x mol Cu[SUB]2[/SUB]S tác dụng vừa đủ với dd HNO[SUB]3[/SUB] loãng. Sau phản ứng thu được dd A chỉ chứa muối sufat. x có giá trị là:
A: 0,05
B: 0,025
C: 0,075
D: 0,1
 
ở các bài tập này, các bạn nên lưu ý đến các pt về Fe

Fe3+ + Cu --> Fe2+ + Cu2+
Fe3+ + Fe --> Fe2+

Lưu ý đến các dữ kiện để bài cho để nhận biết chất nào dư chất nào hết trong pư, từ đó đưa ra kết luận

Còn đối với dạng BT "nung đến khối lượng không đổi" bạn không cần mấy quan tâm đến các pư trung gian trong đề bài cho. Chỉ xon lưu ý chất đầu và chất cuối

Ở đây chất đầu là Fe và Fe3O4 và chất cuối là Fe3+

Viết các pt cân bằng e các bạn có thể tìm ra đc kết quả.

Chúc các bạn học tập tốt!
 
3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 3,2 mol Fe và 0,1 g Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] bằng dd hỗn hợp các axit đặc HNO[SUB]3[/SUB]; H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]; HCl. Dd thu được cho tác dụng với KOH dư, lọc kết tủa; nung ở t[SUB2]0[/SUB2] cao đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Giá trị m là:
A: 60g
B: 40g
C: 20g
D: 10g

4. Cho 0,1 mol FeS[SUB]2[/SUB] và x mol Cu[SUB]2[/SUB]S tác dụng vừa đủ với dd HNO[SUB]3[/SUB] loãng. Sau phản ứng thu được dd A chỉ chứa muối sufat. x có giá trị là:
A: 0,05
B: 0,025
C: 0,075
D: 0,1
Bài 3:Cần biết chất rắn ở đây là Fe2O3
Áp dụng định luật bảo toàn mol nguyên tử,ta có:
n(Fe ban đầu)= n(Fe sau pứ)=3,2+(0,1:232)=...
từ...=>n(Fe2O3)=.../2=>Đáp án=?
Bài 4:(Bài này tương tự đề thi rồi năm 2007)
Ta có dd A chứa các ion :Fe(3+),Cu(2+),SO4(2-)
dlbt mol nguyên tử=>nFe(3+)=0,1 mol;nCu(2+)=2.X;nSO4(2-)=0,2+X
Áp dụng DLBTđiện tích ta có:0,3+4X=0,4+2X=>X=0,05 mol
=>Đáp án A
 
"3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 3,2 mol Fe và 0,1 g Fe3O4 bằng dd hỗn hợp các axit đặc HNO3; H2SO4; HCl. Dd thu được cho tác dụng với KOH dư, lọc kết tủa; nung ở t0 cao đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Giá trị m là:"

Xin lỗi nha mình chép sai đề:
=> "3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe3O4 bằng dd hỗn hợp các axit đặc HNO3; H2SO4; HCl. Dd thu được cho tác dụng với KOH dư, lọc kết tủa; nung ở t0 cao đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Giá trị m là:"
 
Vậy bài 3:
Chất rắn là \[{Fe}_{2}{O}_{3}\]
\[{n}_{{Fe}_{ls}}={n}_{{Fe}_{bd}}= 0,2+0,1*3=0,5\]
=> \[{n}_{{Fe}_{2}{O}_{3}}\]=0,25 mol
=> \[{m}_{{Fe}_{2}{O}_{3}}\]=40 g
 

Trending content

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top