KỲ LẠ NHỮNG BỨC TƯỢNG NẶNG CHỤC TẤN BIẾ ĐI?
Trong nhiều thế kỷ qua, các nhà khoa học luôn cố gắng đi tìm lời giải cho câu hỏi người xưa đã áp dụng cách thức nào để có thể di chuyển những bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh.
Nằm cô lập giữa biển cả mênh mông, đảo Phục Sinh - hòn đảo nhỏ ở nam Thái Bình Dương nổi tiếng với gần 1.000 bức tượng đá mang hình dáng hết sức đặc biệt: chỉ có phần đầu, thân trên, một phần dưới thắt lưng và không thấy chân. Nặng tới hàng chục tấn, quãng đường từ nơi chạm khắc đến vị trí đặt chúng ước tính khoảng 18km, những tảng đá này bằng cách nào đó được kéo đi mà không cần đến sự hỗ trợ của bánh xe, cần trục hay sức kéo từ động vật lớn.
Bức hình mô tả cách thức di chuyển một bức tượng đá
khổng lồ trên đảo Phục Sinh. (Ảnh: National Geographic)
2 chuyên gia Terry Hunt (Đại học Hawaii) và Carl Lipo (Đại học Long Beach, bang California) đã cùng làm việc với nhà khảo cổ học người bản địa Sergio Rapu để phát triển ý tưởng này. Họ quan sát thấy phần bụng nhô ra trên mỗi bức tượng cho phép chúng nghiêng về phía trước một cách dễ dàng, nhờ đó người điều khiển có thể khiến chúng nhích dần.
Năm ngoái, Hunt và Lipo cũng từng đưa ra tuyên bố sau một thí nghiệm thành công: chỉ cần 3 sợi dây thừng chắc chắn với một chút kinh nghiệm, nhóm 18 người hoàn toàn dễ dàng dịch chuyển nhanh chóng một bức tượng cao 3m, nặng 5 tấn đi xa vài trăm mét.
Câu hỏi làm thế nào những tảng đá nguyên khối như thế được dựng lên đã khiến giới khảo cổ hao tốn biết bao công sức tìm hiểu. Hỏi người bản địa thì câu trả lời nhận được cũng chẳng khá hơn. “Chúng tôi chỉ hiểu đơn giản rằng những bức tượng ấy biết đi”, Suri Tuki - một hướng dẫn viên du lịch 25 tuổi - cho biết.
Nguồn: National Geographic*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: