• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Kinh nghiệm thành công ở việt nam 2013

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM 2013

1.Đứng trên vai những người khổng lồ.
Để thành công trong công việc bạn hãy “đứng trên vai những người khổng lồ”, tức là hãy tìm kiếm những chuyện gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang đảm nhận đề học hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như những tri thức họ có được trong quá trình giải quyết công việc. Những chuyên gia đó có thể đang làm việc cùng bạn, cũng có thể họ đã về hưu, v.v.. nhưng quan trọng là họ có kinh nghiệm trong việc giải quyết các rắc rối, đối mặt với những thách thức mà những người mới vào nghề như bạn có thể gặp phải. Họ có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích, trả lời những thắc mắc mà lâu nay bạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời, đưa ra cho bạn những định hướng mà nhờ đó bạn có thể đạt được hiệu quả lớn nhất trong công việc của mình. Hãy nhớ rằng việc thiết lập quan hệ với những chuyên gia này sẽ mang đến cho bạn niềm vui, sự hứng thú trong công việc và đôi khi điều này sẽ mang lại cho bạn những bất ngờ thú vị.

2. Học tập đồng nghiệp

Việc học tập những đồng nghiệp có trình độ và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc của mình. Hãy chú ý quan sát cách làm việc để cố gắng nắm bắt và học tập theo những gì được coi là điểm mạnh của họ. Bạn có thể học tập cách sử dụng thời gian cho công việc, giải quyết các công việc đúng thời hạn theo yêu cầu nhiệm vụ của công ty như những người có kinh nghiệm trong công ty, điều này có thể mang đến cho bạn thành công nhất định trong những thành công chung của công ty cũng như mang lại cho bạn cảm tình của đồng nghiệp với tư cách là một nhân viên chăm chỉ, nhanh nhẹn. Điều này sẽ cho bạn thấy rằng ai muốn thành công trong công việc thì điều quan trọng đầu tiên là phải quan sát và hành động như những người có trình độ hơn mình.

3. Phát triển các kỹ năng.
Tham gia mọi công việc của công ty điều đó cũng có nghĩa là bạn cần phải tham gia các khóa đào tạo, các buổi seminar và những hoạt động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp khác. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc đầu tư một khoản cho việc tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng để trau dồi thêm tri thức và kinh nghiệm hoạt động. Càng tích lũy được nhiều tri thức bạn càng nắm bắt và điều khiển tốt hơn công việc của mình để trở thành một nhân viên năng động, sáng tạo. Điều này cũng sẽ giúp bạn lấp dần khoảng cách về trình độ và kinh nghiệm làm việc với các đồng nghiệp khác trong công ty.

4. Thiết lập kế hoạch theo chu kỳ 5 năm.
Khi có thời gian để kiểm nghiệm lại những mục đích nghề nghiệp bạn hãy lên kế hoạch cho 5 năm tiếp theo. Bạn thử suy nghĩ đến việc học nâng cao hoặc hoàn thành các khóa học với các chứng chỉ cần thiết? Tìm kiếm các cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc chuyển hướng sang công việc khác? Hãy cố gắng đưa ra các giả định là lên kế hoạch chi tiết cho công việc của mình. Bạn có thể liệt kê các kế hoạch cần thực hiện và nhớ rằng các kế hoạch đó có thể được thực hiện hay không là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân bạn. Các kế hoạch đó có thể sẽ khó khăn khi bạn thực thi chúng nhưng bạn sẽ không thể biết mình sẽ làm gì nếu bạn không có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ.

5. Học cách quản lý thời gian và tiền bạc.
Cho dù bạn có ở đâu trên nấc thang danh vọng thì bạn cũng phải học cách quản lý những gì bạn có một cách khôn ngoan, hợp lý. Điều đơn giản đầu tiền là hay cố gắng tiết kiệm từ 5 đến 10% thu nhập hàng tháng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý rằng việc quản lý tốt tài sản bạn có sẽ đem lại cho bạn kinh nghiệm để quản lý những công việc của công ty cũng như khách hàng của bạn. Hãy làm tương tự với những dự định, những kế hoạch tương lai của bạn. Cố gắng đừng dựng lên quá nhiều kế hoạch, những hoạt động mà bạn ít có cơ hội để hoàn thành. Hãy cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi để có được cảm giác thoải mái trong cuộc sống.


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Không sợ thiếu ý tưởng, chỉ sợ thiếu năng lực thực thi

Ông Trần Trọng Kiên, CEO Thiên Minh Group – sở hữu thương hiệu Buffalo tours, cho rằng ý tưởng sản phẩm chỉ là bước đi đầu tiên và trên thực tế có rất nhiều ý tưởng hay và sáng tạo. Tuy nhiên, khả năng cải tiến ý tưởng và làm cho nó đáp ứng đúng nhu cầu thị trường mới là điều quan trọng.

Ông nhấn mạnh: “Năng lực thực thi chiếm tới 80% thành công của một ý tưởng kinh doanh. Cụ thể năng lực này bao gồm khả năng lên kế hoạch, thu hút cộng sự, thu hút vốn và giải quyết vòng quay tiền mặt, khả năng bán hàng và tiếp thị…”

Đồng quan điểm với ông Kiên, bà Phạm Bích Hạnh, CEO Công ty Phúc Hưng Thịnh – sở hữu thương hiệu The Rooftop, chia sẻ thêm quá trình từ hình thành ý tưởng đến bắt tay xây dựng một mô hình kinh doanh đòi hỏi bản thân người chủ phải chuẩn bị “vốn khởi nghiệp” thật kỹ lưỡng.

Đồng thời, bà khẳng định người làm kinh doanh phải nhạy bén để kịp thời nắm bắt thị trường và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch: “Hãy bán cái thị trường cần chứ không phải cái mình có, luôn luôn cải tiến theo nhu cầu thay đổi của khách hàng và đưa ra một sản phẩm mới thì phải khác biệt và có những giá trị cộng thêm so với các sản phẩm khác trên thị trường….”

Nhấn mạnh yếu tố “vốn khởi nghiệp” mà bà Hạnh đề cập, ông Nguyễn Hòa Bình, CEO PeaceSoft – sở hữu thương hiệu ChợĐiệnTử.vn, cho biết mọi người hay nghĩ vốn là tiền.

“Tôi cho rằng có nhiều loại vốn quan trọng hơn như vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức, vốn quản lý, thậm chí cả vốn thất bại. Tiền từ các nhà đầu tư chỉ đến sau khi tôi đã tích lũy rất nhiều giải thưởng, đã cùng nhóm bạn triển khai nhiều dự án thành công và đã trầy trật, thất bại với nhiều thử nghiệm… Vì thế nếu bạn muốn kinh doanh, hãy viết xuống mọi thứ vốn cần có và ngay từ bây giờ đã có thể tích lũy chúng chứ đừng đợi có tiền rồi mới bắt tay chuẩn bị,” ông Nguyễn Hòa Bình nói.

Xây dựng tư duy làm chủ trước khi thực sự làm chủ


Trong đêm giao lưu, khá nhiều người tham dự đã nêu ý tưởng kinh doanh của mình để thảo luận, phản biện và tư vấn với các diễn giả. Cả ba diễn giả đều nhấn mạnh sự kiên trì và tỉnh táo. Sở dĩ như vậy là vì có khá nhiều người làm thuê rất xuất sắc nhưng lúc kinh doanh riêng thì thất bại hoàn thất bại.

Lý do có nhiều. Người làm thuê cấp cao có các phòng ban khác hỗ trợ, nên có thể giỏi một hay hai lĩnh vực nhưng còn thiếu kinh nghiệm quản trị tổng quát; lại quen có thư ký trợ giúp, có xe đưa đón… Tới lúc ra làm riêng việc gì cũng tới tay, tiêu gì cũng do mình trả… nên nhiều người chỉ sau một thời gian ngắn hứng khởi là mệt mỏi, bỏ cuộc. Từ đó, các diễn giả nhấn mạnh cần xây dựng “tinh thần làm chủ” ngay từ khi còn đi làm thuê.



“Khi nào bạn thực sự coi công ty đang làm thuê như là công ty của mình thì lúc đó có thể bạn đã sẵn sàng làm chủ,” bà Hạnh cho biết.

Với ông Bình, ông đặc biệt xoáy vào ba yếu tố phải có khi một người khởi sự kinh doanh riêng gồm tư duy tích cực, luôn có đồng đội sát cánh và hãy nhớ quy luật “nhận thức đưa đến tư duy, tư duy dẫn dắt hành vi và hành vi cho ra kết quả” trong mọi hoàn cảnh.


Cuối cùng, đúc kết ba điểm mấu chốt để khởi nghiệp thành công, ông Kiên chia sẻ: “Tôi có ba bí quyết thành công đơn giản gồm hãy làm việc chăm chỉ (tôi chưa thấy chủ doanh nghiệp thành công nào không say mê làm việc); xây dựng đội ngũ cộng sự và đối tác tốt cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ hết mình từ gia đình và hãy biết chấp nhận rủi ro!./.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tất cả chúng ta trên đời này đều phải có một định nghĩa thành công của riêng mình. Bởi vì khi chúng ta có định nghĩa thành công đó, chúng ta sẽ biết mình cần tìm kiếm gì để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn và ý nghĩa hơn. Có người đó là làm ra được một khối tài sản khổng lồ, cũng có thể địa vị cao và nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó như âm nhạc, điện ảnh…. Đối với người khác, thành công đó có thể là tìm được vài người bạn chân thành, sẵn sàng vào sinh ra tử trong cuộc sống, cũng đơn giản chỉ cần có một gia đình hạnh phúc, trên dưới thuận hòa. Nhưng có người lại khao khát những điều lớn hơn, cao cả hơn đó là mục đích vì nhân loại vì cộng đồng. Với bạn, thành công của bạn sẽ là gì?Việc chúng ta định nghĩa thành công như thế nào chúng ta sẽ có một cuộc sống như thế đó. Bạn mong muốn giải quyết hết những công việc của mình, đạt được những thành tích nào đó và bạn sẽ cố gắng để có được nó. Bạn hãy nhớ điều này, thành công với bạn là quan trọng nhất không phải nhìn người khác để đặt mục tiêu hay định nghĩa thành công cho mình.Đừng nhìn người khác có địa vị cao bạn cũng cố gắng để cố gắng có được điều đó, hãy nhớ rằng: thành công với những người xung quanh bạn có thể làm cho họ hạnh phúc nhưng với bạn thì chưa hẳn? Bạn muốn có cuộc sống của chính mình hay na ná, mô phỏng cuộc sống của người khác. Thế nên đừng bao giờ nghĩ rằng: anh chị mình như vậy thì mình cũng phải như thế. Nó có thực sự có ý nghĩa với bạn không? Nó có thực sự là của bạn không? Nếu không thì đừng tốn công vô sức bạn a!Hãy là chính bạn và thành công cũng vậy. Hãy định nghĩa thành công của chính bạn, là thứ mà bạn thực sự mong muốn. Là điều làm bạn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ bạn nhé. Là điều mà bạn khao khát thực sự. Đừng chịu áp lực từ người khác, cũng đừng bao giờ vì ai đó mà ép bản thân mình phải làm điều mình không thích. Bởi vì nó sẽ chẳng bao giờ mang lại hạnh phúc cho bạn.Tôn trọng định nghĩa của người khác là tốt, nhưng hãy tìm một định nghĩa của riêng mình về thành công bạn nhé. Bởi đó mới là điều bạn thực sự cần.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1. Bạn kinh doanh nhằm mục đích gì?

Thông thường, người ta cho rằng kinh doanh thì chỉ có một mục đích lớn nhất là kiếm lợi nhuận. Nhưng theo Peter Drucker, một bậc thầy về marketing thì mục đích lớn nhất đó phải là tạo ra khách hàng cho sản phẩm của mình và giữ được chân họ. Vì thế, bài học đầu tiên cho bạn là "luôn luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong mọi nhận định và quyết định kinh doanh". Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng, nhìn nhân mọi thứ theo quan điểm và dưới con mắt của họ.

2. Làm rõ ràng mọi việc

Trước tiên, cần hiểu rõ "Tôi là ai? Tôi muốn gì ở việc kinh doanh này?". Bài học thứ hai là, hãy tập cân nhắc kỹ càng mọi bước đi trong kinh doanh, cố gắng làm cho mọi việc càng rõ ràng càng tốt. Nhưng trước hết bạn cần có một tầm nhìn. Doanh nghiệp lý tưởng trong tương lai của bạn là gì? Nếu bạn chưa từng hình dung đến việc đó, rõ ràng bạn chưa có tầm nhìn đủ xa và sắc sảo. Khi bạn vẽ ra viễn cảnh về doanh nghiệp của mình, hãy làm cho nó thật lý tưởng và hãy tin rằng bạn hoàn toàn có thể xây dựng được nó theo cách của bạn.

3. Doanh nghiệp hoàn hảo

Giả sử bạn đã có một doanh nghiệp lý tưởng như bạn mong muốn. Nếu được mô tả công ty của bạn cho một khách hàng chưa từng biết đến nó, bạn sẽ dùng những từ nào? Không chỉ có vậy, bạn muốn khách hàng nhắc đến doanh nghiệp của mình với thái độ và bằng những từ nào? Bài học tiếp theo là hãy nghĩ và thử liệt kê thật chi tiết những đặc điểm mà bạn muốn mang lại cho công ty mình, điều này rất có ích cho bạn đấy. Bạn càng biết rõ những đặc điểm nào là quan trọng với mình và doanh nghiệp của mình thì càng dễ dàng đạt được mục đích đó.

4. Chọn lấy một mục tiêu và xác định con đường đi

Mục tiêu của bạn trong việc kinh doanh là gì? Mục tiêu này khác hẳn với mục đích được nhắc đến trên đây, mà có thể hiểu là một nhiệm vụ, là điều bạn muốn đạt được, muốn đem lại cho khách hàng và danh tiếng mà bạn muốn đem lại cho doanh nghiệp.

Trong cuộc sống này, bạn đã biết bao nhiêu người làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng? Hãy tin rằng bạn cũng có thể làm được như họ, chỉ cần bạn bắt đầu học hỏi ngay từ bây giờ. Chỉ cần bạn tin rằng mình không gặp phải trở ngại gì, thì con đường của bạn sẽ suôn sẻ. Hãy nhìn những tấm gương thành đạt, bạn sẽ có động lực để cố gắng và vượt qua được khó khăn mà không gì ngăn cản nổi.
 
Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là một phần của thương hiệu, chỉ ra những gì mà công ty đang làm và để phục vụ cho ai, điều gì là giá trị cốt lõi, khách hàng có được lợi ích gì khi làm việc hay mua sản phẩm/dịch vụ đó, và điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Lời hứa thương hiệu



Lời hứa thương hiệu là một trong những phần quan trọng nhất, đây là những gì mà công ty hứa hẹn sẽ mang lại cho khách hàng trong mọi thời điểm. Để đạt được lời hứa thương hiệu, cần quan tâm tới việc khách hàng, nhân viên và đối tác mong đợi điều gì. Tất cả các quyết định kinh doanh cần phải được cân nhắc một cách kĩ lưỡng nhằm đảm bảo rằng 1) những lời hứu này được thực hiện một cách toàn diện 2) không mâu thuẫn với lời hứa thương hiệu.

Cá tính thương hiệu



Nét tiêu biểu của thương hiệu thể hiện những điều mà công ty muốn thương hiệu được biết tới. Hãy nghĩ về những điểm nổi bật mà bạn muốn khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, nhân viên và đối tác cảm nhận về công ty của bạn. Bạn nên có từ 4 đến 6 nét tiêu biểu đặc trưng, mỗi nét tiêu biểu là một từ riêng, thường là “tính từ”.

Nguồn gốc thương hiệu



Câu chuyện thương hiệu phản ánh lịch sử phát triển của công ty, cùng với lý do tại sao thương hiệu gia tăng được giá trị và sự tín nhiệm. Nó còn bao gồm cả tóm tắt sơ lược về sản phẩm và dịch vụ mà công ty mang đến cho khách hàng.

Thuộc tính thương hiệu



Thuộc tính thương hiệu là sự kết nối giữa cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu. Bên cạnh đó, thuộc tính thương hiệu có thể là sự tin tưởng và hiểu biết của khách hàng đối với thương hiệu. Khi nhìn thấy biểu tượng của McDonald thì người ta liên tưởng đến thức ăn nhanh, phục vụ nhanh, là thương hiệu hướng đến trẻ em.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top