Kinh nghiệm học và ôn thi đại học môn văn!

Rùa_NTL95

New member
Xu
0
KINH NGHIỆM ÔN HỌC VÀ ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN


Nhiều bạn học văn rất thích, nhưng ngược lại nhiều sĩ tử học văn là 1 cực hình, mấy năm nay các bạn thí sinh thi vào khối D trường mình khá đông, sau đây là kinh nghiệm học môn này mà mình biết được, muốn chỉa sẻ cùng các bạn, mong ai có kinh nghiệm môn Văn cũng sẽ chia sẻ tai đây để mọi người cùng thảo luận:

- Đầu tiên là việc luyện chữ đẹp và viết nhanh, đây là 1 yếu tố khá quan trọng, khi chấm bài thi người chấm thi đặc biệt có ấn tượng tôt với bạn nào chữ đẹp, dễ đọc, thanh thoát..thêm vào đó tốc độ viết nhanh để đảm bảo những gì bạn nghĩ có thể viết ra thành lời ngay được. Mẹo của mình là viết chữ to ^^

- Tiếp đến là việc học thuôc lòng các bài thơ (nên chú trọng các bài trọng tâm, bài nhấn mạnh) và Tóm tắt các bài văn xuôi. Việc này tất nhiên là rất quan trọng và mất thời gian của các bạn, và quyết định nhiều đến chất lượng bài văn của mình.

- Một tác phẩm Văn học thông thường xoay quanh 1-2 đề bài cơ bản nhằm bao quát chung tinh thần chung của tác phẩm hay giai đoạn văn học gắn liền với tác phẩm đó. Vây việc bạn nên làm là gì? -> Lập dàn ý chi tiết + Tập hợp dẫn chứng trong và ngoài SGK, STK..+ và nên viết hoàn chỉnh các đề đó.
Và khi thi Văn chưa chắc đã trúng 100% đề bạn vạch ra, nhưng chỉ cần 1 chút khéo léo là các bạn có thể chuyển được ý của nó và tránh được cái gọi là "Lạc đề"

- Giai đoạn gấp rút (chuẩn bị thi) thì việc làm Bộ đề là rất quan trọng, bộ đề đó có thể do tự mình bốc thăm, với mỗi đề đc chọn thì việc đầu tiên bạn cần làm là bấm đồng hồ, đặt thời gian cho cấu trúc đề đó như bài thi thật (gồm 3 câu) trên giấy thi của mình. Và bạn thử xem trong 3 tiếng đó bạn làm đc đến đâu, có hết bài viết ko? Điều các bạn bị trừ điểm nặng nhất và tối kỵ nhất khi thi là "Không hoàn thành bài viết"

- Khi đọc xong bài thi đừng viết luôn mà hãy ngồi suy nghĩ xem viết như thế nào,câu nào "đắt" điểm trc thì viết trước, và căn thời gian sao cho làm hết các câu

- Cần đọc nhiều văn mẫu, và ko phải học thuộc, bạn chỉ cần lấy giọng văn với cảm hứng là okie, và dẫn chứng trong văn xuôi là khá quan trọng trong khi viết văn, ví dụ bạn cần liên tưởng rộng ra thì dễ đạt đc sự ủng hộ của người chấm bài....

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Trưởng bộ môn Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM):

Ba điều cần lưu ý khi ôn tập môn Văn


1. Cần sớm xác định cách học và ôn tập chủ động, sáng tạo.

Trước hết, hãy dành thời gian lập kế hoạch ôn tập sao cho phù hợp và hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Một số đông HS cảm thấy ngán ngại trước cuốn tập dày đặc những chữ, và thường không biết phải ôn từ đâu.
Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách: hệ thống lại kiến thức đã học, “nhóm” các bài học (có thể theo giai đoạn, thể loại, chủ đề) lại với nhau, sau đó ôn theo hệ thống ý đối với mỗi bài cụ thể. Học và ôn phần truyện, có thể “nhóm” tác phẩm theo chủ đề như sau: chủ đề nhân đạo (Vợ nhặt - Kim Lân, Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài); chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi; Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.

Một ví dụ: Khi đã xác định được các tác phẩm theo chủ đề nhân đạo, sẽ ôn từng bài cụ thể theo những biểu hiện chung của giá trị nhân đạo (thái độ của nhà văn trước bức tranh hiện thực trong tác phẩm: tố cáo các thế lực chà đạp con người, sự đồng cảm xót xa trước những số phận bất hạnh, sự trân trọng phát hiện trước những phẩm chất tốt đẹp của con người…). Việc ôn tập theo nhóm vì thế sẽ giúp HS tiết kiệm thời gian, chủ động giải quyết được nhiều đề văn khác nhau.

Khi ôn các tác phẩm văn học cụ thể, phải nắm thật chắc ý nghĩa tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật đó bởi lẽ đó là những kiến thức liên quan trực tiếp, cần áp dụng trong tất cả các dạng đề văn nghị luận (NLVH) có liên quan tới tác phẩm.

Với câu hỏi tái hiện kiến thức (2 điểm), cần tránh lối học thuộc lòng máy móc để có thể đáp ứng được yêu cầu có sự kết hợp cao giữa tái hiện và vận dụng kiến thức trong đề thi.

Cuối cùng, đừng quên ôn bài qua hệ thống câu hỏi trong phần luyện tập, hướng dẫn chuẩn bị bài, ôn tập cuối năm ở SGK.

2. Nắm chắc kĩ năng làm bài

Nhiều HS thừa nhận khi làm văn, nhất là NLVH, các em thường làm “na ná giống nhau” do không nắm được kĩ năng làm bài. Hẳn nhiên đó là một hạn chế lớn cần phải được khắc phục kịp thời.

Với mỗi dạng đề bài, phải có những cách giải quyết riêng, cũng giống như với mỗi một món ăn, cần có những gia vị, nguyên liệu riêng vậy.

Với đề bài nghị luận (NLXH), đặc biệt dạng đề bài về tư tưởng đạo lý, cần chú ý mức độ hợp lý khi trình bày các phần (giải thích, bàn luận, bài học nhận thức và hành động). Nhiều HS do quá chú ý tới bàn luận mà không chú ý đến khâu giải thích hoặc rút ra bài học nhận thức và hành động - vốn chiếm một số điểm không nhỏ trong đáp án chấm thi.

Dạng đề bài NLVH rất phong phú, có liên quan đến nhiều thể loại. HS cần nắm được đặc trưng thể loại (nhất là thơ, truyện) để từ đó có cách vận dụng phù hợp.
Chẳng hạn khi xác định được những yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm truyện như nghệ thuật khắc họa tình huống, cách thức xây dựng cốt truyện, kết cấu, nhân vật…, HS sẽ dễ dàng làm được dạng đề bài phân tích đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm truyện - vốn được coi là một dạng đề bài khó với nhiều HS.

Ngoài việc chú ý triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, HS cần chú ý đúng mức tới việc giới thiệu kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm (nên để ở phần đầu của bài viết) cũng như đánh giá, nhận xét, nâng cao vấn đề (nên để ở cuối bài viết).
Việc đưa dẫn chứng vào bài viết (ở cả hai dạng đề NLXH và NLVH) là không thể thiếu nhưng tránh ôm đồm, tham lam. Với những dẫn chứng dài, khó nhớ (ở tác phẩm truyện), không nhất thiết phải học toàn bộ dẫn chứng mà nên tách ra thành nhóm từ, kết hợp cách đưa dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp. Khi làm bài văn NLXH, HS vẫn có thể sử dụng dẫn chứng văn học nhưng nên ưu tiên cho những dẫn chứng lấy trong đời sống thực tế.

3. Tạo tâm thế tự tin, thoải mái khi ôn bài và làm bài.

Đề bài dành cho kì thi TN THPT không quá khó. HS chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản thuộc chương trình lớp 12, kĩ năng làm bài là có thể yên tâm. Trước kì thi, các em không nên đọc quá nhiều tài liệu tham khảo, vì chính điều này sẽ khiến các em bị “nhiễu”, đôi khi hoang mang trước những cách cảm nhận, phân tích không giống nhau. Cũng không nên hướng tới việc rèn luyện các đề bài quá khó, quá rộng, vì những dạng đề bài này chỉ phù hợp với các kì thi học sinh giỏi hay đại học.

Việc quan sát các đề thi TN THPT và đáp án một số năm gần đây cũng khá cần thiết để các em hình dung và làm quen dần với các dạng thức đề thi.

Cuối cùng, cần chú ý phân phối thời gian hợp lý khi làm bài thi. Với thời gian thi được quy định là 150 phút, HS nên dành khoảng 15 phút cho câu hỏi tái hiện kiến thức, 55- 60 phút cho câu NLXH và 70 - 75 phút cho câu NLVH. Bài thi chỉ có thể đạt điểm cao khi các em hoàn thành tất cả các câu trong đề bài.

Bích Thanh
(ghi)

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top