KIM TỰ THÁP KÊÔP
Kim tự tháp Kêôp một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Kim tự tháp là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos). Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2, 5 tấn…Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao của tháp sẽ được số P = 3,14; chiều cao của tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi của đáy tháp, vv. Trong lòng tháp có phòng đặt quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phòng có kích thước 10,47 x 5,23 m, thông với bên ngoài bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1 m, ngang 1,05 m) và cửa ở lưng chừng tháp tại độ cao 17,42 m.
Kim tự tháp Kêôp là kim tự tháp lớn nhất trong số kim tự tháp, được xây dựng
trên cao nguyên Ghizê (Gizeh; Ai Cập). Tháp cao 146,60 m (nay chỉ còn khoảng 137 m), mỗi cạnh đáy dài 231 m, được xây dựng trong 40 năm, gồm 2, 3 triệu phiến đá lớn (mỗi phiến trung bình nặng 2, 5 tấn, những phiến ở đáy nặng 55 tấn), được mài nhẵn và xếp chồng khít lên nhau. Trong kim tự tháp có nhiều phòng, hầm và hành lang kiên cố. Hiện nay, thi hài Kêôp không còn.
Kêôp là vua Ai Cập cổ đại, con trai của Xnêfru (Snefrou; vua Ai Cập), pharaông thứ hai của triều đại thứ tư thời Cổ vương quốc (khoảng năm 2600 tCn.). Ông nổi tiếng là do đã chủ trì việc xây dựng kim tự tháp Kêôp làm lăng mộ của mình.
Theo nguồn thông tin ít ỏi liên quan đến Ai Cập cổ đại, Kêôp đã xây dựng được một vương quốc hùng mạnh của giới tăng lữ trong thời đại mà Hêliôpôlit (Héliopolis – một trung tâm tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời) bắt đầu đóng vai trò là một thủ đô tôn giáo, bên cạnh Memphit (Memphis) là một thủ đô chính trị.
--------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
Bí Ẩn Kim Tự Tháp Keops
-----------------------------------------------------------------------------------------
Bí Ẩn Kim Tự Tháp Keops
Trong quần thể Kim Tự Tháp Ai Cập thì đứng đầu là lăng mộ của quốc vương Đệ Tứ - Kim Tự Tháp Keops là tráng lệ nhất
Bí Ẩn Kim Tự Tháp Keops
Kim Tự Tháp Keops được xây vào năm 2600 trước Công Nguyên, gồm 2,300,000 phiến đá cực lớn, nặng trung bình 2.5 tấn xếp chồng lên nhau. Tổng trọng lượng của Kim Tự Tháp là 60,000,000 tấn, tương đương với độ cao của tòa nhà cao chọc trời 40 tầng. Với con mắt người hiện đại thì bản thân nó đã trở thành một câu hỏi cực lớn làm day dứt biết bao thế hệ.
Kim Thự Tháp Khê Ốp chứa hàng loạt các câu hỏi khiến ta không thể không bàn tới.
Thứ nhất:
Kim Tự Tháp được kết cấu và thiết kế với các số liệu vô cùng chính xác. Tháp cao 146.5 m x 1000 triệu thì tương đương với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, lấy 2 lần chiều cao tháp chia cho diện tích tháp 52,900 m2 thì sẽ là số p (3.14159). Đường kinh tuyến đi qua tháp vừa đúng là đường phân chia hai nửa bằng nhau giữa lục địa và hải dương của quả đất. Còn bình phương chiều cao tháp thì bằng diện tích hình tam giác của một mặt tháp. Nếu kéo dài đường góc đối hình vuông góc đáy tháp thì vừa đúng bao gồm vùng Tam Giác Châu cửa sông Nile. Còn kéo dài đường chia đôi hướng dọc từ điểm đỉnh tam giác sẽ đi qua đường chia đôi của châu thổ này .
Thứ hai:
Đo lường kiến trúc vô cùng chính xác. Tất cả đầu đá mặt tháp đều được xếp chồng lên nhau và dựa vào trọng lượng của bản thân để liên kết mà không dùng bất cứ một chất kết dính nào. Các khe hở ở bề mặt thân tháp và đầu đá xếp khít với nhau tới mức một lưỡi dao cực sắc, cực mỏng cũng không thể luồn vào được. Chênh lệch độ cao ở góc Đông Nam và góc Tây Bắc chỉ tới 1.27 cm. Sai lệch chiều dài các cạnh đáy cũng không quá 20 cm, dung sai không quá 9/1000.
Thứ ba:
Có nhiều lực thần bí siêu tự nhiên. Bên trong Kim Tự Tháp như một chiếc tủ lạnh cực lớn. Nếu đem sữa tươi, nước quả, hoa quả, thịt tươi đặt vào trong đó vài ngày vẫn giữ được như mới. Nếu gieo mầm các loại sản phẩm ở trong Kim Tự Tháp thì thời gian sinh trưởng ngắn hơn vài lần so với gieo trồng ở ngoài tháp mà sản lương lại cao, chắc hạt. Các vật bằng kim loại đang có các vết đốm gỉ nếu đặt trong Kim Tự Tháp một thời gian sẽ trở lên sáng bóng lấp lánh. Ngoài ra trong tháp còn có hiệu ứng gây tê và chống thối rữa. Người nào suy nhược thần kinh, nếu nằm ngủ trong tháp sẽ nhanh chóng đi vào giấc mộng. Người khó chịu toàn thân, bao gồm đau đầu, đau răng, phong thấp, viêm khớp ... khi vào tháp sẽ cảm thấy dễ chịu, tinh thần sảng khoái, đau đớn tiêu tan. Những cây gỗ còn ở trong tháp đều được thoát (bay) nước tự nhiên và diệt khuẩn, có thể tồn trữ đã vài ngàn năm mà vẫn không bị mục.
Các nhà khoa học phát hiện trong Kim Tự Tháp thực tế có một loại khoảng không dao động viba tương đối tốt. Trong khoang này, hiệu ứng viba (kể cả hiệu ứng nhiệt) được phát huy một cách đầy đủ. Điều này làm cho gỗ trong tháp được bảo quản lâu dàị
Các nhà khoa học còn phát hiện trong tháp còn tồn tại sóng vũ trụ rất lớn, có ảnh hưởng với mức độ khác nhau ở đầu và cơ thể người. Vậy sóng vũ trụ trong tháp từ đâu tới? Các nhà nghiên cứu cho rằng: trong quần thể Kim Tự Tháp Ai Cập (gần trên 70 tháp nằm rải rác vùng Chi-Tát, hai bên bờ hạ lưu sông Nile và một khu rộng lớn ở phía Nam) thì tháp nào cũng đều có hướng chính Nam đi Bắc và không hề có sai lệch. Theo hướng này thì hoàn toàn đúng với đường sức từ của trái đất, như vậy sẽ làm cho đường sức từ đi qua tháp được nhiều nhất.
Bên trong tháp
còn có đá hoa cương thu nhận sóng vũ trụ và có khả năng tích điện. Bên ngoài tháp lại là đá vôi không thể thu nhận, tồn trữ các loại điện năng và sóng vũ trụ. Như vậy đá hoa cương trong tháp sau khi đã tiếp nhận, tồn trữ từ năng quả đất và sóng vũ trụ thì dùng đá vôi ở bên ngoài tháp đề phòng khuếch tán. Chính vì vậy, trải qua trên 4000 năm, bên trong Kim Tự Tháp đã thu nhận và tồn trữ một lượng rất lớn sóng vũ trụ và năng lượng địa cầu. Từ những gợi ý về kết cấu của Kim Tự Tháp Ai Cập, hiện nay đã có nhiều nước xây dựng các vật kiến trúc theo kiểu Kim Tự Tháp với nhiều hình dáng khác nhau để tiến hành thử nghiệm. Có nơi thì xây kho theo đúng kiểu Kim Tự Tháp dùng để bảo quản lâu dài lương thực hoặc là các kho chứa vật dự trữ chiến tranh.
Vậy thi ai là người xây Kim Tự Tháp lớn nhất (Kim tự Tháp Khê Ốp) và hoàn thành công trình vĩ đại này như thế nào? Ngày nay, mọi người không ai nghi ngờ gì về vị vua thứ 4 của Ai Cập cổ là người đã đề xướng và xây nên Kim Tự Tháp lớn nhất. Vì hầu như toàn bộ các văn bia và sách cổ của Ai Cập lưu giữ đều nói khá rõ việc này. Nhưng có nhà nghiên cứu lại cho rằng: Nếu theo sức lao động của người đương thời thì Kim Tự Tháp lớn cơ hồ không thể xây dựng được xong trong thời gian cuộc đời Khê Ốp. Giám định ở đây có khả năng Khê Ốp ngụy tạo ra các văn bia và thư tịch về người xây dựng Kim Tự Tháp lớn nhằm đề cao cái uy cái đức và công lao của ông tạ Thủ pháp này vào thời cổ không phải là hiếm thấy. Trong thư viện Bô Đéc Li An đại học Oxford phía bắc nước Anh có lưu giữ một bản thảo cho thấy: Kim Tự Tháp lớn là do quốc vương Sô Lít cách thời Khê ốp khá xa đề xướng xây dựng.
Bản thảo này là của Ma Si Út - nhà văn người Kô phút Ai Cập. Tác giả đã qua một thời gian dài nghiên cứu điều tra cho biết: Trước Đại Hồng Thủy, nhà vua hiền Su - bít trị vì Ai Cập đã từng ra lệnh cho tín đồ của mình là ghi chép tất cả những học vấn của mình lại và lưu cất trong Kim Tự Tháp. Tác giả còn vạch rõ rằng theo truyền thuyết của người Kô phút thì Kim Tự Tháp thực ra là được xây dựng vào trước thời Đại Hồng Thủy. Như vậy, nó có trước vài trăm năm thời Khê ốp. Trong cuốc lịch sử (quyển 2) của nhà sử học Hy Lạp cổ Hêrodotos xác thực là có sự suy diễn này. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu số lượng người tham gia xây dựng tháp và thời gian xây dựng nó thực tế phải mất bao lâu.
Theo Herodotos (ông đã đến Ai Cập thế kỷ 5 trước Công Nguyên và đã khảo sát thực địa Kim Tự Tháp) thì việc xây dựng đại Kim Tự Tháp này phải mất tổng cộng 30 năm. Thợ xây được chia thành từng kíp 100,000 người. Mỗi kíp thợ phục dịch 3 tháng, luôn phiên thay đổi. Nhưng theo một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: theo điều kiện đương thời, chưa có cần cẩu và các máy móc vận chuyển hiện đại, chỉ có thể dựa vào con lăn, đòn bẩy và các dụng cụ thủ công khác. Vậy thì làm thế nào để đưa khối đá lớn nặng 2.5 tấn tới độ cao trên 100 mét?
Quá trình thao tác sẽ phải như sau: Trước hết phải xây xong lớp mặt nền, sau đó đắp dốc bằng đất có độ cao bằng tầng thứ nhất rồi trượt theo dốc đất mà kéo đưa đá lên tầng 2 ... Khi xây xong tháp mới chuyển đất đi để lộ Kim Tự Tháp ra. Tính toán theo cách làm này thì mỗi ngày thực tế chỉ có thể xây được 10 khối đá, mà toàn bộ Kim Tự Tháp dùng tới 2,300,000 khối đá lớn thì phải dùng tới 230,000 ngày tức là 630 năm. Do đó, tháp xây xong mà Su lít vẫn chưa nhìn thấy. Về việc này, lại có học giả cho rằng: Thời bấy giờ gỗ ở Ai Cập rất hiếm, mà phần nhiều là cây cọ. Người Ai Cập lại không biết chặt đẽo làm thành con lăn. Hơn nữa, quả cọ lại là thực phẩm không thể thiếu được của họ. Thân cọ khô và lá cọ là vật liệu duy nhất dùng để che nắng, chống nóng của dân vùng này. Nói về công cụ vận chuyển để xây tháp là con lăn thì người Ai Cập cổ chỉ có thể nhập khẩu gỗ về, mà khả năng của nước Ai Cập thời đó liệu có làm nổi không? Ngoài ra muốn nhập khẩu được gỗ thì phải có một đội thuyền khả quan, phải chặt gỗ từ núi Ali, chuyển ngược dòng sông Nil, tới Cai-rô, Chi-ta. Vào thời xây tháp, người Ai Cập lại chưa có ngựa và xe ngựa. Mãi tới vương triều thứ 17 - khoảng năm 1600 trước CN thì ngựa và xe ngựa mới thấy có ở Ai Cập. Vậy thì với số lượng gỗ lớn như vậy, sẽ không có cách nào đưa được tới Cai-rô, Chi-ta ...
Nhà học giả Pun Đan-Ni ken đề xuất: Kim tự tháp Ai Cập, đặc biệt là Kim Tự Tháp Khê ốp là do người ngoài hành tinh thực hiện. Ông cho rằng Ai Cập cổ xưa chưa có kỹ thuật đo lường, vùng này lại thiếu đá và gỗ, không thể làm được một công trình kiến trúc cao to như vậy. Ông còn nhấn mạnh: muốn xây ngọn Kim Tự Tháp như vậy thì ngoài số thợ có mặt tại công trường xây tháp, còn phải có một đội ngũ hậu cần phục vụ rất lớn. Nếu kể cả thành viên trong gia đình đi theo thì cần phải có tới 500,000,000 người mới ứng phó được. Nhưng theo suy đoán số nhân khẩu vào năm 2600 trước CN thì thế giới lúc bấy giờ chưa vượt quá 20,000,000 người (về số liệu này tuyệt đại đa số các chuyên gia đều công nhận như vậy). Vì thế, Đan-Ni-Ken đoán rằng: nhất định là có người ngoài hành tinh mang theo dụng cụ đo khoảng cách bằng tia laser, máy tính điện tử và cần cẩu ... hạ xuống vùng hạ lưu sông Nil để xây dựng Kim Tự Tháp.
Theo các báo cáo gần đây, nhóm khảo cổ học của tiến sĩ Pon-Gia-Lu phát hiện một động vật đóng băng trong một buồng kín ở Kim Tự Tháp. Họ đã dùng các máy móc thám trắc hiện đại để đo kiểm phát hiện thấy con vậy này có nhịp tim và báo hiệu có huyết áp. Tiến sĩ Ga-ba cho rằng: Con vật này vẫn là sinh vật có sức sống, tin rằng nó đã tồn tại 5000 năm trước. Ngoài ra được biết trong phòng kín (mật thất) này còn có một cuốn sách ghi chép bằng chữ tượng hình. Cuốn sách có ghi cách đây 500 năm về trước có một cỗ xe "thiên mã" đi vào gần thành Cai-rô để lại một người "Sinh hoàn giả". Đây là một nhà thiết kế, khả năng người này đã thiết kế ra Kim Tự Tháp. Kim tự Tháp này dùng làm tháp tín hiệu thông báo cho đồng loại ở bầu trời tới cứu viện.
Nhà hóa học đương đại người Pháp là Đa-vid đu-uyt, lại có một cách giải thích khác. Ông cho rằng: Những khối đá lớn xây dựng Kim Tự Tháp là những khối đá nhân tạo đổ ép lại, không phải là đá thiên nhiên, ông đã lấy mẫu các viên đá nhỏ thu được ở Kim Tự Tháp đem về hoá nghiệm. Kết quả cho thấy những viên đá này được làm từ những mỏ đá vỏ sò. Vì thế, thời bấy giờ rất có khả năng sử dụng phương pháp "Hóa chỉnh vi linh" tức là trước hết cho bê tông đã trộn vào các khoang sọt rồi mới đưa lên Kim Tự Tháp đang xây, từ đấy mới đúc từng khối một, từng tầng từng tầng cao dần. Với giả thuyết này cũng có thể là lời giải đáp vì sao các mối ghép giữa các viên đá với nhau lại khít như vậỵ Mặt khác, Đa-vid du-uýt còn dự đoán rằng: số nô lệ lao động trên công trường vào thời ấy không quá 1,500 người mà không phải là 100,000 người như Heroestos nêu ra. Lời giải thích này hoàn toàn thống nhất với quan điểm của đại đa số người trước đây, cho rằng người Ai Cập cổ hoàn toàn có đủ khả năng tự thiết kế và hoàn thành việc xây dựng Kim Tự Tháp.
Nguồn: Sưu tầm*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: