Kim loại tác dụng với phi kim

Kim loại có nhiều tính chất hóa học như tác dụng axit, phi kim, muối,... Mỗi một tính chất sẽ có bài tập riêng đi kèm. Sau đây là dạng kiến thức kim loại tác dụng với phi kim đầy đủ nhất để bạn tham khảo.

60ae5a1c87e76.png

(Nguồn ảnh: Internet)

I. Lý thuyết

1. Tác dụng với oxi


Kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tác dụng với oxi tạo oxit.
2Mg + O2 → 2MgO
2Al + 3O2 → 2Al2O3
3Fe + O2 → Fe3O4

2. Tác dụng với phi kim khác

- Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)
Cu+ Cl2 → CuCl2
Al + Cl2 → AlCl3
Fe+ Cl2 → FeCl3

- Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)
Cu + S → CuS
Fe + S → FeS
Hg + S → HgS

- Ứng dụng: Khi nhiệt kế bị vỡ, để thu gom thủy ngân rơi vãi thì người ta đổ bột lưu huỳnh lên đó. Phản ứng giữa thủy ngân và lưu huỳnh xẩy ran gay ở nhiệt độ thường

II. Bài tập

Câu 1: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 (có tỉ khối so với H2 bằng 32,25), thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl, thu được 1,12 gam một kim loại không tan, dung dịch T và 0,224 lít khí H2 (đktc). Cho T vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 27,28 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 1,536. B. 1,680. C. 1,344. D. 2,016.

Câu 2. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml.

Câu 3. Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
A. 600 ml. B. 200 ml. C. 800 ml. D. 400 ml.

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
A. Be B. Cu C. Ca D. Mg

Câu 5. Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 3,08. C. 3,36. D. 2,80.

Câu 6. Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm Clo và Oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư) hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của Clo trong hỗn hợp X là
A. 51,72% B. 76,70% C. 53,85% D. 56,36%

Câu 7. Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68% B. 24,32% C. 51,35% D. 48,65%

Câu 8: Đốt cháy 4,425 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được 28,345 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của clo trong X là
A. 72,13%. B. 56,36%. C. 53,85%. D. 76,70%.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và Mg cần vừa đủ 1,12 lít khí O2 (đktc). Để hòa tan hết sản phẩm thu được cần ít nhất m gam dung dịch hỗn hợp gồm HCl 7,3% và H2SO4 9,8%. Giá trị của m là:
A. 100. B. 50. C. 25. D. 75.

Câu 10. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2 2019) Nung 13,6 gam hỗn hợp Mg, Fe trong không khí một thời gian thu được hỗn hợp X gồm các oxit có khối lượng 19,2 gam. Để hòa tan X cần V ml dung dịch HCl 1M tối thiểu là
A. 800 ml. B. 500 ml. C. 700 ml. D. 600 ml.

Câu 11. Để 4,2 gam Fe trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 16,6 gam. B. 15,98 gam. C. 18,15 gam. D. 13,5 gam.

Câu 12: Để m gam một phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian được 12 gam chất rắn X gồm Fe,FeO,Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 là sản phầm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là
A. 10,08 B. 9,72 C. 9,62. D. 9,52.

Câu 13: Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 7,8 gam Cr là
A. 10,08 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 5,04 lít

Câu 14. Cho 12,48 gam X gồm Cu và Fe tác dụng hết với 0,15 mol hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được chất rắn Y gồm các muối và oxit. Hòa tan vừa hết Y cần dùng 360 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được
75,36 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết 12,48 gam X trong dung dịch HNO3 nồng độ 31,5%, thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,28. B. 5,67. C. 6,24. D. 8,56.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top