Kiến thức về copywriter và content writer

Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
Copywriter là người viết quảng cáo – những loại nội dung giúp tạo ra một cảm xúc nào đó ở người đọc (buồn, vui, xúc động, hào hứng, yêu quý…) để thôi thúc họ thực hiện một hành động mà thương hiệu mong muốn. Content writer là người viết nội dung trang web chuyên cung cấp nội dung có liên quan cho các trang web về một lĩnh vực cụ thể.

Kiến thức về copywriter và content writer bạn đã biết chưa ? Dưới đây là kiến thức dành cho bạn.


I. Phân biệt copywriter và content writer

Giống:

Cả copywriter và content writer không có văn phong riêng, cần viết dựa trên cá tính của thương hiệu.

Văn phong đa dạng, phong phú để nói được cùng ngôn ngữ với Khách hàng, lôi cuốn và chạm được tới Khách hàng từ đó “tẩy não”, kể chuyện và bán hàng qua con chữ.

Khác:

1. Về SOW

Copywriter:

* SOW phù rộng IMC plan, nghĩ through the line. Định hướng tone & mood, content direction cho chiến dịch.
* Copywriter phụ trách tất cả touchpoint, kênh truyền thông của dự án.
* Dựa trên chiến lược bài bản để sáng tạo ra được big idea, campaign line, tagline, slogan, CTA line, kịch bản QC và lời thoại,...mang tính ngắn gọn súc tích nhưng “dễ nhớ khó quên”.
* Làm nội dung trên nền tảng ATL, BTL, OTL. Để xem được phản ứng của đối tượng mục tiêu cần làm những research, report thị trường.
* Chắt lọc từng chữ để ra được câu từ tinh gọn, đắt giá. Như vậy nên Copywriter thường “đếm chữ tính tiền”.

Content writer

* Gần tương tự như copywriter về việc viết content nhưng khác nền tảng. Content writer chỉ phụ trách nội dung trên 1 touchpoint, 1 channel chính. Họ promote bài viết về sản phẩm, brand và event trên nền tảng digital như Facebook, Instagram,...
* Nền tảng digital có thể thấy được phản ứng của người đọc ngay, Content writer dễ dàng điều chỉnh cách viết của mình hơn.
* Content tự do phóng khoáng về mặt câu chữ cũng như số lượng từ sử dụng trong post. Như vậy nên Content writer thường “đếm post tính tiền”.
* Content writer sẽ triển khai nội dung dựa trên tone & mood và content direction của copywriter hoặc brief của khách hàng.

2. Về kỹ năng cần có để làm nghề

Copywriter:

* Khả năng quan sát, ghi nhớ và xâu chuỗi (connecting dots) để khai triển thành câu từ, câu chuyện hoàn chỉnh và phù hợp với nhu cầu.
* Luôn tò mò, để ý chi tiết xung quanh mình: nhìn được những góc nhìn mới mẻ, nắm bắt được những ngách tiếp cận với đối tượng mục tiêu.
* Đọc nhiều, xem nhiều để cải thiện và phát triển khả năng vận dụng vốn từ, giúp câu chữ phong phú và lôi cuốn hơn.
* Trò chuyện với người xung quanh, bất kể ngành nghề, giới tính, quan hệ để có mối quan hệ gần gũi với con người, từ đó trau dồi khả năng phác họa nhân vật gần gũi và thực tế, chạm được người xem.
* Background music trong TVC quảng cáo thường không lời nên thay vì chỉ nghe những dòng nhạc thị trường, hãy tập nghe thêm nhạc hòa tấu, độc tấu, không lời,...để cải thiện khả năng cảm âm, có kiến thức để làm việc cùng composer.
* Strategic thinking: khả năng tư duy chiến lược logic. Đối với copywriter, mỗi chữ đều đắt như vàng, đều cần có rationale phía sau nên luôn phải dựa trên cơ sở xác thực, facts and figures để triển khai. Không thể cảm tính hoặc làm bừa được.

Content writer:
* Nhạy cảm với thị trường, bắt trend nhanh. Tính chất bài viết trên nền tảng digital thường cần triển khai nhanh chóng và tức thời để kịp với dòng chảy xu hướng.
* Đọc nhiều, nghe nhiều để trau dồi vốn từ và cách triển khai hấp dẫn.
* Có nhiều angle bài viết (angle từ brand, angle từ khách hàng, angle từ người ngoài,...). Khi cách nói chuyện càng đa dạng thì càng tạo cảm giác mới mẻ, lôi cuốn cho người đọc.
* Dễ bị một màu vì tần suất sản xuất nội dung post nhiều.

II. Làm sao biết mình nên hay phù hợp để trở thành copywriter hay content writer?

* Copywriter có thể chuyển sang content writer, Tuy nhiên, để từ copywriter, content writer phải bổ sung những kiến thức chuyên môn bài bản về strategic thinking, cách viết content direction hay tagline bài bản.
* Cần hiểu được SOW của từng vai trò trong dự án/hạng mục để làm đúng vai trò và năng lực.

III. Khác biệt giữa biên kịch và Copywriter/Content writer viết kịch bản QC

Biên kịch:

* Viết nên những kịch bản mang tính nghệ thuật, mang tính giải trí, vì thế nội dung sẽ dài, nhiều chữ, nhiều nhân vật, nhiều lời thoại hơn.
* Không mang mục đích thương mại riêng sản phẩm hay thương hiệu nào.

Copywriter/Content writer:

Kịch bản tinh gọn, được chắt lọc cẩn thận với mục đích quảng cáo sản phẩm hay thương hiệu.

IV. Lộ trình thăng tiến:

Copywriter:

Intern → Junior → Senior → ACD → CD.

Content writer:

Content writer → Head of Content → có thể chuyển hướng sang Planner hoặc Copywriter (cần học thêm về strategic thinking và những kiến thức kỹ năng chuyên môn).

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về copywriter và content writer. Nó sẽ giúp bạn phân biệt chúng hơn để tránh nhầm lẫn. Chúc bạn may mắn và thành công !

Nguồn: Tổng hợp
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top