Kiến thức nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất

Nhôm là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13. Nhôm thuộc kim loại, có màu sắc trắng ánh bạc, mềm và nhẹ. Nhôm là kim loại không độc và có tính chống mài mòn.

tam-nhom.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

A. Nhôm:
I. Vị trí – cấu hình electron:

Nhóm IIIA , chu kì 3 , ô thứ 13. Cấu hình electron: Al (Z=13): 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1 Al3+: 1s22s22p6

II. Tính chất hóa học:
Có tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ) Al -> Al3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim : 2Al + 3Cl2 -> 2AlCl3
4Al + 3O2 -> 2Al2O3

2. Tác dụng với axit:
a. Với axit HCl , H2SO4 loãng: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
b. Với axit HNO3 , H2SO4 đặc, nóng:
Thí dụ: Al + 4HNO3 (loãng) -> Al(NO3)3 + NO + 2H2O
2Al + 6H2SO4 (đặc) -> Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý: Al không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội

3. Tác dụng với oxit kim loại ( PƯ nhiệt nhôm)
Thí dụ: 2Al + Fe2O3 -> Al2O3 + 2Fe

4. Tác dụng với nước: không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao vì trên bề mặt của Al phủ kin
một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn không cho nước và khí thấm qua.

5. Tác dụng với dung dịch kiềm: 2Al + 2NaOH + 2H2O -> 2NaAlO2 + 3H2 ↑

III. Sản xuất nhôm:
1. Nguyên liệu: quặng boxit (Al2O3.2H2O)
2. Phương pháp: điện phân nhôm oxit nóng chảy
Thí dụ: 2Al2O3 -> 4Al + 3O2

B. Một số hợp chất của nhôm

I. Nhôm oxit – Al2O3:

Al2O3 là oxit lưỡng tính
Tác dụng với axit: Al2O3 + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2O
Tác dụng với dung dịch kiềm: Al2O3 + 2NaOH -> 2NaAlO2 + H2O

II. Nhôm hidroxit – Al(OH)3:
Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính.
Tác dụng với axit: Al(OH)3 + 3HCl -> AlCl3 + 3H2O
Tác dụng với dung dịch kiềm: Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + 2H2O
Điều chế Al(OH)3:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O -> Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
Hay: AlCl3 + 3NaOH -> Al(OH)3 + 3NaCl

III. Nhôm sunfat:
Phèn chua :
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O

IV. Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch:
+ Thuốc thử: dung dịch NaOH dư
+ Hiện tượng: kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan trong NaOH dư.

C. Luyện tập

Câu 1. Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 29,9. B. 16,4. C. 19,1. D. 24,5.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn a mol hỗn hợp gồm Na, Al vào nước, thu được dung dịch chỉ chứa một
chất tan và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 33,6a. B. 11,2a. C. 22,4a. D. 44,8a.

Câu 3. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A. 7,8 B. 5,4 C. 43,2 D. 10,8

Câu 4. Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M.
B. Kim loại M là sắt (Fe).
C. Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%.
D. Số mol kim loại M là 0,025 mol.

Câu 5. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 15,6 B. 19,5 C. 27,3 D. 16,9

Câu 6. Lấy 2 mẫu Al mà Mg đều có khối lượng a gam cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư, để
phản ứng xảy ra hoàn toàn:
- Với mẫu Al: thu được 1,344 lít khí một chất khí X (đktc) và dung dịch chứa 52,32 gam muối.
- Với mẫu Mg: thu được 0,672 lít một chất khí X (đktc) và dung dịch chứa 42,36 gam muối. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,20 B. 5,80. C. 6,50. D. 5,50.

Câu 7. X là hỗn hợp gồm Al và 2 oxit sắt, trong đó oxi chiếm 13,71% khối lượng hỗn hợp. Tiến hành nhiệt nhôm (không có không khí) m gam rắn X được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư thấy có H2 thoát ra và có 1,2 mol NaOH tham gia phản ứng, chất rắn còn lại không tan có khối lượng là 28 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 70,00 B. 88,88 C. 67,72 D. 112,24

Câu 8 Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:
Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là
A. Fe3O4 và 28,98. B. Fe2O3 và 28,98. C. Fe3O4 và 19,32. D. FeO và 19,32.

Câu 9. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng
hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2. Giá trị của m là
A. 164,6 B. 144,9 C. 135,4 D. 173,8

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top