Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Để rèn luyện và nâng cao điểm môn hóa 11 chương 11, các dạng bài tập nâng cao là sự lựa chọn cho bạn. Kiến thức nâng cao về chương điện li liên quan độ điện li, hằng số cân bằng, phương trình ion... Các bài tập về dạng này cho bạn kỹ năng làm đề tốt nhất.
(Nguồn ảnh: Internet)
1. Một số nội dung nâng cao cần lưu ý:
- Chất điện li yếu:
+ Độ điện li α
+ Hằng số cân bằng K
- Một số khái niệm liên quan axit, bazơ và muối. Một số trường hợp muối bị thủy phân trong nước.
- Bài tập về pH:
+ pH = -log[H+]
+ Bài tập liên quan đến dung dịch đệm
- Hiểu ý nghĩa của phương trình ion thu gọn:
+ Để làm bài tập pH nâng cao.
+ Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
+ Bài toán OH- tác dụng với Al3+
- PT ion thu gọn kết hợp với phản ứng oxi hóa khử và bảo toàn điện tích.
2. Bài tập
Bài 1: Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ca2+, Ba2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi khối lượng kết tủa thu được lớn nhất thì cần bao nhiêu ml dung dịch?
Lời giải: Theo định luật bảo toàn điện tích: 2.nMg2+ + 2.nCa2+ + 2.nBa2+ = nCl- + nNO3-
→ 2.(nMg2+ + nCa2+ + nBa2+) = 0,1 + 0,2
→ nMg2+ + nCa2+ + nBa2+ = 0,15 mol
Mg2+ + CO3(2-) → MgCO3
Ca2+ + CO3(2-) → CaCO3
Ba2+ + CO3(2-) → BaCO3
→ nCO3(2-) = 0,15 mol → Vdd = n/CM = 0,15(lit) = 150(ml)
Bài 2: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO4(2-) và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z (bỏ qua sự điện li của H2O).
Lời giải:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích với dung dịch X ta có: nNa+ = 2.nSO4(2-) + nOH-
→ 0,07 = 0,04 + x → x = 0,03 (mol) OH-
Dung dịch Y có nH+ = nClO4- + nNO3- = 0,04
H+ + OH- → H2O
0,04 0,03
0,03 ← 0,03
0,01 0
→ [H+] = n/V = 0,01/0,1 = 0,1 (M)
Bài 3: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ aM thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Xác định giá trị của a.
Lời giải:
100 ml dung dịch có pH = 1 → [H+] = 10-1 (M) → nH+ = 0,01 mol
100 ml dung dịch NaOH aM → nOH- = 0,1a (mol)
Sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 12 → [H+] =10^-12M → [OH-] =10^-2 M
→ 10^-2 = (0,1a - 0,01)/0,2
→ a = 0,12 M
Bài 4: Hấp thụ 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,3M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
Lời giải: Ta có: nCO2 = 0,1 mol
nNaOH = 0,1 mol; nBa(OH)2 = 0,03 mol →
nOH- = 0,16(mol) và nBa(2+) = 0,03(mol)
→ nOH-/nCO2 = 1,6
→ Thu được 2 muối:
CO2 + 2OH- → CO3(2-) + H2O
x→ 2x mol
CO2 + OH- → HCO3-
y→ y mol
Ta có: x + y = 0,1 mol và 2x + y = 0,16 mol
Giải hệ trên có x = 0,06 mol và y = 0,04 mol
Ba2+ + CO3(2-) → BaCO3 ↓
0,03 mol 0,06 mol 0,03 mol
Vậy mBaCO3 = 0,03.197 = 5,91 gam
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat. Tính giá trị của a.
Lời giải:
[ FeS2 = 0,1 (mol) và Cu2S = a (mol) ] + HNO3 -> Fe3+=0,1 (mol), Cu2+=2a (mol), SO4(2-)=0,2 + a (mol) (Bảo toàn nguyên tố để tìm số mol của Fe3+, Cu2+, SO42-).
Dùng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch A:
3.nFe3+ + 2.nCu2+ = 2.nSO4(2-)
→ 3. 0,1 + 2.2a = 2. (0,2+a) → a = 0,05 mol
Bài 6: Tính pH của dung dịch chứa hỗn hợp: NH4OH 0,05M và NH4Cl 0,05M biết Kb của NH4OH là 1,76.10^-5.
Lời giải:
NH4Cl → NH4+ + Cl-
0,05M→ 0,05 M 0,05M
NH4OH NH4+ + OH-
Ban đầu 0,05 0,05 (M)
Phản ứng x → x x (M)
Sau phản ứng (0,05-x) (0,05+x) x (M)
Kb = [NH4+].[OH-]/[NH4OH]
→ 1,76. 10^-5= [(0,05+x).x]/(0,05-x)
→ x = 1,759.10^-5
→ pH = 9,24
Dung dịch đệm gồm 1 bazo yếu và một muối của chúng hoặc 1 axit yếu và 1 muối của chúng. Dung dịch này gọi là dung dịch đệm vì khi cho thêm một lượng H+ hoặc OH- vào thì pH của dung dịch thay đổi không nhiều.
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
1. Một số nội dung nâng cao cần lưu ý:
- Chất điện li yếu:
+ Độ điện li α
+ Hằng số cân bằng K
- Một số khái niệm liên quan axit, bazơ và muối. Một số trường hợp muối bị thủy phân trong nước.
- Bài tập về pH:
+ pH = -log[H+]
+ Bài tập liên quan đến dung dịch đệm
- Hiểu ý nghĩa của phương trình ion thu gọn:
+ Để làm bài tập pH nâng cao.
+ Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
+ Bài toán OH- tác dụng với Al3+
- PT ion thu gọn kết hợp với phản ứng oxi hóa khử và bảo toàn điện tích.
2. Bài tập
Bài 1: Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ca2+, Ba2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi khối lượng kết tủa thu được lớn nhất thì cần bao nhiêu ml dung dịch?
Lời giải: Theo định luật bảo toàn điện tích: 2.nMg2+ + 2.nCa2+ + 2.nBa2+ = nCl- + nNO3-
→ 2.(nMg2+ + nCa2+ + nBa2+) = 0,1 + 0,2
→ nMg2+ + nCa2+ + nBa2+ = 0,15 mol
Mg2+ + CO3(2-) → MgCO3
Ca2+ + CO3(2-) → CaCO3
Ba2+ + CO3(2-) → BaCO3
→ nCO3(2-) = 0,15 mol → Vdd = n/CM = 0,15(lit) = 150(ml)
Bài 2: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO4(2-) và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z (bỏ qua sự điện li của H2O).
Lời giải:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích với dung dịch X ta có: nNa+ = 2.nSO4(2-) + nOH-
→ 0,07 = 0,04 + x → x = 0,03 (mol) OH-
Dung dịch Y có nH+ = nClO4- + nNO3- = 0,04
H+ + OH- → H2O
0,04 0,03
0,03 ← 0,03
0,01 0
→ [H+] = n/V = 0,01/0,1 = 0,1 (M)
Bài 3: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ aM thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Xác định giá trị của a.
Lời giải:
100 ml dung dịch có pH = 1 → [H+] = 10-1 (M) → nH+ = 0,01 mol
100 ml dung dịch NaOH aM → nOH- = 0,1a (mol)
Sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 12 → [H+] =10^-12M → [OH-] =10^-2 M
→ 10^-2 = (0,1a - 0,01)/0,2
→ a = 0,12 M
Bài 4: Hấp thụ 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,3M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
Lời giải: Ta có: nCO2 = 0,1 mol
nNaOH = 0,1 mol; nBa(OH)2 = 0,03 mol →
nOH- = 0,16(mol) và nBa(2+) = 0,03(mol)
→ nOH-/nCO2 = 1,6
→ Thu được 2 muối:
CO2 + 2OH- → CO3(2-) + H2O
x→ 2x mol
CO2 + OH- → HCO3-
y→ y mol
Ta có: x + y = 0,1 mol và 2x + y = 0,16 mol
Giải hệ trên có x = 0,06 mol và y = 0,04 mol
Ba2+ + CO3(2-) → BaCO3 ↓
0,03 mol 0,06 mol 0,03 mol
Vậy mBaCO3 = 0,03.197 = 5,91 gam
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat. Tính giá trị của a.
Lời giải:
[ FeS2 = 0,1 (mol) và Cu2S = a (mol) ] + HNO3 -> Fe3+=0,1 (mol), Cu2+=2a (mol), SO4(2-)=0,2 + a (mol) (Bảo toàn nguyên tố để tìm số mol của Fe3+, Cu2+, SO42-).
Dùng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch A:
3.nFe3+ + 2.nCu2+ = 2.nSO4(2-)
→ 3. 0,1 + 2.2a = 2. (0,2+a) → a = 0,05 mol
Bài 6: Tính pH của dung dịch chứa hỗn hợp: NH4OH 0,05M và NH4Cl 0,05M biết Kb của NH4OH là 1,76.10^-5.
Lời giải:
NH4Cl → NH4+ + Cl-
0,05M→ 0,05 M 0,05M
NH4OH NH4+ + OH-
Ban đầu 0,05 0,05 (M)
Phản ứng x → x x (M)
Sau phản ứng (0,05-x) (0,05+x) x (M)
Kb = [NH4+].[OH-]/[NH4OH]
→ 1,76. 10^-5= [(0,05+x).x]/(0,05-x)
→ x = 1,759.10^-5
→ pH = 9,24
Dung dịch đệm gồm 1 bazo yếu và một muối của chúng hoặc 1 axit yếu và 1 muối của chúng. Dung dịch này gọi là dung dịch đệm vì khi cho thêm một lượng H+ hoặc OH- vào thì pH của dung dịch thay đổi không nhiều.
Sưu tầm