• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kiến thức cần nhớ để làm bài đọc hiểu

Kina Ngaan

Active member
Đọc hiểu là một phần nằm trong đề thi tốt nghiệp THPTQG nên đặc biệt lưu ý. Để làm tốt được phần này, trước hết học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản để chinh phục các câu "ăn điểm" và làm nền tảng để chinh phục các câu cao điểm hơn. Luyện thêm nhiều đề để va chạm các dạng bài, tránh nhầm lẫn giữa các phương thức biểu đạt hay phong cách ngôn ngữ. Dưới đây, là những kiến thức cần nhớ làm bài đọc hiểu. Bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.


1. Phương thức biểu đạt: Nhận diện qua mục đích giao tiếp


Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc
Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…
Thuyết minh: Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp, nguyên lý, công dụng …
Hành chính – công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người

2. Phong cách ngôn ngữ:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân
- Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ…Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà cònthỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…Phong cách ngôn ngữ khoa họcDùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

Phong cách ngôn ngữ hành chính

- Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơquan…)

3. Các biện pháp tu từ:

- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

Biện pháp tu từ
Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh :Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Ẩn dụ: Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.
Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm
Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng
Thậm xưng (phóng đại): Tô đậm ấn tượng về…
Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc, gây chú ý…
Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…
Đối: Tạo sự cân đối nhịp nhàng giữa các vế, câu …
Im lặng (…) : Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc, diễn biến tâm lý…
Liệt kê : Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc

* Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:
- Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt …
- Điển tích điển cố,…

4. Phương thức trần thuật.

- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)

- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.

- Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.

5. Các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản).

- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) :Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có

6. Nhận diện các thao tác lập luận:

- Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
- Phân tích. Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung
- Chứng minh. Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
- Bình luận. Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng
- Bác bỏ. Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
- So sánh.
+ So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
+ Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

7. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng.

7.1. Câu theo mục đích nói:
- Câu tường thuật (câu kể)
- Câu cảm thán (câu cảm)
- Câu nghi vấn ( câu hỏi)
- Câu khẳng định
- Câu phủ định.

7.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp
- Câu đơn
- Câu ghép/ Câu phức
- Câu đặc biệt.

8. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản.

9. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng


9.1. Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp)

9.2. Lỗi lập luận ( lỗi lôgic…)

10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản.
- Cảm nhận về nội dung phản ánh.
- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả.

11. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.

- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản.
- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top