Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Kịch
Kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Ngọc Suka" data-source="post: 166986" data-attributes="member: 313337"><p><strong>Hồi thứ tư</strong></p><p>Bốn tháng sau - Cũng cảnh ấy, một đêm hè. Những phiến đá đã dọn đi. Xa xa là nửa một thứ “khải hoàn môn”, một bên (về phía con rồng) là bức tường đá ong thấp, trên có tượng một kỵ mã,</p><p>mũ trụ, áo giáp, đeo cung kiếm.</p><p></p><p><strong> Lớp I</strong></p><p>Vũ Như Tô - Thị Nhiên</p><p></p><p>Họ ở khải hoàn môn đi ra. Vũ Như Tô phải chống gậy đi khập khiễng, tay trái cầm một chiếc đèn lồng, chàng thúng thắng ho.</p><p>THỊ NHIÊN - Đây là cái gì, tôi rờn rợn người làm sao ấy. Cái cổng này cao như núi, nó như nuốt tôi đi không bằng. Mà sao bày lắm tượng thế này. Trời đất ơi! (đếm). Tất cả mười pho, mỗi hàng năm chạy dài dằng dặc, cưỡi ngựa trông gớm chết, như đánh ai thế kia? (bước ra). Mà cái bực đá này nữa, sao mà cao, mà lắm bực thế? Ngã một cái thì chết mất thôi. To quá, cao quá, gió thổi mạnh quá. Tôi chóng mặt lắm, thầy nó ạ. Tôi chịu thôi, cho tôi ra khỏi chỗ này (bíu lấy chồng).</p><p>VŨ NHƯ TÔ, cười - Việc gì mà chóng mặt.</p><p>THỊ NHIÊN - Tôi sợ lắm (chợt nhìn chồng). Mà sao thầy nó không bước đi được thế kia... Khốn nạn. Có đau lắm không? Việc gì phải giấu tôi mới được chứ?</p><p>VŨ NHƯ TÔ, có vẻ đau nhưng gượng - Tôi có làm sao đâu. Mẹ nó đến hay lo.</p><p>THỊ NHIÊN - Nghe tin thầy nó ngã từ trên nóc nhà xuống, đá đè lên cả người tôi cứ rụng rời ra. Phúc làm sao mà lại được vô sự. Nhưng thế này cũng thành tật! Què mất thôi!</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Đành chịu chứ làm thế nào? Mình đã thấm vào đâu. (trông chung quanh nói một mình) Được đấy! (gật gù hỏi vợ) Mẹ nó trông có đẹp không?</p><p>THỊ NHIÊN - Thì tôi đã bảo tôi đang sợ hết vía lên đây. Tượng kia cứ như xô lại đánh tôi. Mà cái cổng kia, nói dại, nó đổ xuống thì chết (rùng mình)...</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Mẹ nó mới chỉ biết cảnh ban đêm. Chứ buổi chiều lúc mặt trời lặn, buổi sáng lúc mặt trời mọc, chỗ sáng, chỗ tối, bóng người bóng ngựa, lóng la lóng lánh, trông còn rực rỡ, đẹp đẽ bằng trăm, bằng nghìn.</p><p>THỊ NHIÊN - Thầy nó nói đến khéo. à phải, tôi thấy nhiều người khen cái đài này lắm.</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Thế à, có thật không?</p><p>THỊ NHIÊN - Bao nhiêu người đi xem đấy, ai về cũng trầm trồ khen đẹp, khen lớn. Họ khen rồi họ chê đấy.</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Họ chê ở chỗ nào?</p><p>THỊ NHIÊN - Có người chê đài chỉ toàn là cảnh An Nam, xấu lắm. Mấy lị họ chê ở chỗ xây đài phí tiền.</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Họ thì biết gì, cứ ruộng nhiều là tốt.</p><p>THỊ NHIÊN - Chứ gì. ấy cứ có ruộng, có thóc, có khoai, có đỗ, thế là thích nhất. Tôi cũng cứ thế đấy. à thầy nó ạ, lúa chiêm năm nay hỏng cả.</p><p>VŨ NHƯ TÔ, mơ màng - Hỏng à?</p><p>THỊ NHIÊN - Vụ chiêm hỏng, mà lụt luôn mấy năm nay. Đói kém lắm thầy nó ạ.</p><p>VŨ NHƯ TÔ, nói mơ hồ - Phó Độ mà chạm thì không còn phải nói nữa.</p><p>THỊ NHIÊN - Thầy nó nói gì thế!... ở làng ta, mà cả ở quanh vùng, độ này cướp bóc nhiều lắm. Không biết rồi có yên không? Bên làng Cuội, có cả giặc nổi lên. Lý trưởng đến thu thuế, chúng giết cả Lý trưởng.</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Phiền nhỉ?...</p><p>THỊ NHIÊN - Còn thằng cu Nhớn tôi cho nó đi học cụ Đồ rồi đấy. Nhưng cái Bé thì cứ quặt quẹo luôn. Khốn nạn lúc nào cũng hỏi bố ở đâu, mà bố chẳng hỏi con bao giờ. Nghĩ gì thế thầy nó?</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Để nhiều khoảng rộng thế này mới đẹp, mới hùng. To lớn tự khắc là oai nghiêm.</p><p>THỊ NHIÊN - Thôi cho tôi về.</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Đêm tối thế này về thế nào được!</p><p>THỊ NHIÊN - Thầy nó còn lạ gì tôi ngược xuôi buôn bán, làm ruộng, làm áng, quen với đêm khuya rồi. Thầy nó tính chẳng ra: Thân mình thì tàn tật, việc nhà thì bỏ, con cái cũng chẳng nhìn...</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Mẹ nó nói thế nào tôi cũng xin chịu. Thôi bao nhiêu việc ở nhà xin trông vào mẹ nó đấy.</p><p>THỊ NHIÊN - Tôi có trách gì thầy nó đâu... Việc nuôi con, tôi xin lo liệu đâu có đấy. Nhưng biết bao giờ thầy nó về cho con nó mừng, cho cửa nhà vui vẻ. Con có cha như nhà có nóc. Nói thực cho tôi yên lòng nào...</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Độ năm năm nữa thôi.</p><p>THỊ NHIÊN, buồn - Hãy còn lâu thế cơ? (ghé vào tai chồng) à này, tôi thấy người ta nói thầy nó có tình ý với cái người cung nữ Thiềm gì ấy, có phải không?</p><p>VŨ NHƯ TÔ, tái mặt - Chỉ bậy.</p><p>THỊ NHIÊN - Đàn ông thì ba vợ bảy nàng hầu, tôi có cấm đoán gì thầy nó, nhưng là nơi vua chúa, thì rồi chết cả họ!</p><p>VŨ NHƯ TÔ, tức giận - Không hiểu làm sao thiên hạ lại đồn như thế được? Bậy hết sức.</p><p>THỊ NHIÊN - Thì tôi có dám nghi ngờ thầy nó đâu? Thôi tôi về đây, nhất định năm năm nữa chứ?</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Năm năm nhất định. Mẹ nó hãy ở lại đây, mai tôi dẫn đi xem chỗ khác đẹp hơn nhiều.</p><p>THỊ NHIÊN - Thôi thế là đủ, đẹp lắm rồi! Năm năm nữa. Gớm, thầy nó đến là hay vẽ chuyện. Cứ làm nho nhỏ cũng được. Người nghèo thì làm cái nhà bé, nước nhỏ thì xây cái đài nhỏ, ai lại... Đấy, lại làm thầy nó tức. Thầy nó ở lại nhé. Thế là thành tật đấy. Khổ quá. Mai bảo con là bố sắp về thì chúng nó phải biết là vui.</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Chán quá, chả có gì cho con.</p><p>THỊ NHIÊN - Thôi, tôi đi đường mua mấy cái bánh tẻ, bảo là của bố cho con thế cũng được (cắp nón đi xuống). Gớm cao quá đi mất thôi. Thầy nó có xuống được không? Đưa đèn đây tôi xách cho (giằng lấy).</p><p>VŨ NHƯ TÔ - Tôi xuống được. Còn giỏi chán. Mẹ nó vịn vào con rồng này mà xuống cho khỏi rợn. Còn một tay đưa tôi dắt. (Họ cùng xuống).</p><p>THỊ NHIÊN, thè lưỡi - Lèo ơi! Cứ như núi ấy thôi.</p><p>Họ lần bước xuống. Khi xuống đến bực dưới cùng, vào khuất thì Thái tử Chiêm và tên thợ Chiêm ở phía tượng kỵ mã đi ra.</p><p></p><p><strong> Lớp II</strong></p><p>Thái tử Chiêm Thành - Một tên thợ Chiêm thành</p><p></p><p>THÁI TỬ - Gió mạnh quá nhỉ (trông chung quanh). Đài này kể ra thì đẹp thực! Người An Nam họ cũng tài, mà đây là họ mới bắt đầu đấy. Đến khi xong cả thì đẹp biết chừng nào. Trông lớn lao đồ sộ thực.</p><p>Tên thợ - Tưởng Thái tử không nên giúp họ xây cái đài này mới phải. Nào tải đá, nào kén thợ, nào mộ phu để bây giờ thuyền đắm, người chết hàng nghìn. Họ lại mượn cớ dọa không cho Thái tử về nước nữa.</p><p>THÁI TỬ - Mi hiểu làm sao được. Ta giúp họ xây đài là vì hai cớ. Cớ thứ nhất là để được chóng về nước; cớ thứ hai là để báo thù cho giống Hời ta.</p><p>Tên thợ - Bẩm giúp họ xây cái đài thì sao gọi là báo thù được?</p><p>THÁI TỬ - Mi ngu lắm. Họ với ta có cái thù truyền kiếp. Họ đã cướp đất ta, giết dân ta, bắt hàng vạn người về làm nô tỳ.</p><p>Vua Chế Bồng Nga xưa dùng võ để báo thù không xong; nay ta muốn dùng kế khác. Thấy vua họ muốn xây Cửu trùng đài, ta mừng lắm, họ trúng kế ta. Mi có biết không? Nước ta bại chỉ vì nay làm đền, mai đẽo tượng, rút cục cả vua lẫn dân chết vì đền đài, còn họ chỉ nai lưng khơi sông, đắp đê, khai khẩn ruộng hoang; cho nên dân họ đông, nước họ mạnh, người họ hùng cường mới lấn áp ta được. Mi bảo nước ta xây đài cho đẹp, có ích gì không? Thế mà bây giờ họ lại bắt chước ta, ta nên cố giúp cho vua họ xây đài, cho hao người tốn của, cho họ kiệt quệ như ta. Bao nhiêu tinh anh, đổ cả vào cái đài này. Mi đã biết chưa? Rồi họ chết!</p><p>Tên thợ - Thái tử thật là khôn ngoan.</p><p>THÁI TỬ - Vì có mấy chuyến thuyền bị bão, chúng nhất định giữ ta lại suốt đời ở đây, không còn bao giờ trông thấy nước non, cha mẹ, hoàng phi nữa. Ta cũng đành lòng, miễn là chúng cứ xây đài. Ta chờ ngày chúng nó chết.</p><p>Tên thợ - Bẩm Thái tử, có tiếng người. (Có tiếng phó Độ hát: Buồn trông con nhện chăng tơ, nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?) Xin Thái tử đừng nói nữa.</p><p>THÁI TỬ - Mi theo ta, đi xem chỗ khác. Đêm hè nóng nực ta nhớ nước không sao ngủ được.</p><p>Họ ra, trong khi bọn phó Cõi ở cửa Khải hoàn đi vào.</p><p></p><p><strong> Lớp III</strong></p><p>Phó Toét - Phó Cõi - Phó Độ cầm đèn</p><p></p><p>PHÓ CỐI, cầm chai rượu - Thôi im đi, tưởng hay lắm đấy. Giọng thì như nhổ vào người ta.</p><p>PHÓ TÓET - Để cho nó hát. Có ai vừa qua đây ấy nhỉ? Kìa có ánh đèn.</p><p>PHÓ ĐỘ, nhìn tượng kỵ mã gật gù - Lại cái anh Thái tử Chiêm Thành chứ gì? Từ ngày hắn biết không được về người cứ võ đi.</p><p>PHÓ TÓET - Tội nghiệp!</p><p>PHÓ CỐI - Mặc kệ nó. (Tu rượu). Khà!</p><p>PHÓ ĐỘ - Lại sắp mượn chén đấy.</p><p>PHÓ CỐI - Chứ lại lép. Vất vả cũng phải có lúc an nhàn. (Lại tu).</p><p>PHÓ TÓET - Thế cũng xong. Công việc xây đài thì đã khá rồi đấy, nhưng từ lúc bác Quát bảo trốn đi thì mình chả biết nghĩ ra thế nào, sao mà buồn thế!...</p><p>PHÓ ĐỘ - Kể thì lắm lúc cũng vui. Kinh thành ngày nào cũng là ngày hội, thợ thuyền tứ xứ đến đây: thợ mộc, thợ đúc, thợ sơn, thợ chạm, phu phen tấp nập, trên bến dưới thuyền, rồi thì hàng quà, hàng bánh tíu ta tíu tít, mấy khi được thế. Vui chứ lị. Trốn đi thì cũng nhớ... Ai như Hai Quát thế?</p><p>HAI QUÁT vào.</p><p>HAI QUÁT - Anh em đã nhất định nổi lên chưa? Còn ngồi mà tán hão để chết cả lũ đấy à?</p><p>PHÓ ĐỘ, mơ mộng - Bác bảo sao?</p><p>PHÓ TÓET - Chắc chỉ có bác Độ không buồn.</p><p>PHÓ ĐỘ, nhìn tượng mơ mộng - Bác bảo sao?</p><p>HAI QUÁT - Các chú phải dứt khoát đi mới được chứ? Định ra làm sao, cứ do dự mãi. Để đến chết rồi mới định hay sao?</p><p>PHÓ CỐI, tu rượu - Định với đoạt!</p><p>HAI QUÁT - Ông thì tôi xin chịu. Đến khi ông mất đầu rồi ông mới thấy đời.</p><p>PHÓ CỐI, cười một mình - Mất đầu còn thấy được. Chuyện mấy trò.</p><p>HAI QUÁT - Thế còn các chú? Các chú cứ để cho họ chết hết hay sao? Các chú còn mặt mũi nào trông thấy vợ con chúng nó nữa. Này, tôi bảo thực. Không ai còn muốn làm cái Cửu trùng đài này nữa. Họ ngấy rồi. Họ oán bác Cả nhiều lắm.</p><p>Cả bọn - Kể thì họ nhầm.</p><p>HAI QUÁT - Họ oán lắm.</p><p>Cả bọn - Bác ấy làm gì?</p><p>HAI QUÁT - Bác ấy là chủ mưu xây cái đài này.</p><p>Cả bọn - Đức vua chứ, cái gì họ cũng đổ cho bác Cả à?</p><p>HAI QUÁT - Chứ không?</p><p>PHÓ ĐỘ - Sao lại chứ không? Vua bảo xây đài thì bác ấy vâng lời, bác ấy gọi thợ, bác ấy khởi công... Thế dịch tả cũng đổ cho bác ấy à?</p><p>HAI QUÁT - Dịch tả cũng tại bác ấy. Đói khổ cũng tự bác ấy. Đánh đập cũng tại bác ấy, chém giết cũng do bác ấy. Tại bác ấy tuốt. Bây giờ bác ấy lại cho người đánh phu dữ quá. Tôi can không được. Thằng Năm Cậy bị đánh uất ức đâm đầu xuống hồ chết rồi đây kia. Tại bác ấy hết. Tôi cũng bảo thế.</p><p>PHÓ TÓET - Bác cũng bảo thế? Thế nào, Năm Cậy chết rồi à?</p><p>HAI QUÁT - Các chú cứ bênh bác ấy đi, mặc kệ, bác ấy đổ đi không hết tội.</p><p>PHÓ TÓET - Thì mình phải bảo cho người ta biết. Bác ấy thì làm gì? Bác ấy chỉ mong tô điểm cho nước ta thêm đẹp, cho kinh thành thêm vui. Bác ấy có ý làm hại ai đâu?</p><p>HAI QUÁT - Chú ăn phải bả bác ấy rồi, nói y như bác ấy.</p><p>PHÓ TÓET - Bác để tôi nói. Cứ bình tĩnh mà xét, thì đói khát vì đâu? Vì triều đình, vì quan lại, sao lại đổ cho bác ấy. Thợ mấy phu ở đây bị đói, bác Cả đã bao nhiêu lần tâu vua việc ấy, ai chẳng biết? Đói vì cụ Thượng Hình ăn hết. Bác đừng nghiệt với bác Cả, không nên.</p><p>HAI QUÁT - Tôi có nghiệt gì đâu, nhưng ai ai cũng bảo là bác Cả gây ra cả. Dân đã khổ, chính bác ấy làm cho khổ thêm. Không có bác ấy thì đâu đến nỗi này. Ai cũng bảo bác ấy là con yêu con quỷ hại nước.</p><p>Cả bọn - Trời...!</p><p>HAI QUÁT - Mà chả phải là gì. Bây giờ bác ấy lại vẽ ra rằng không có thuyền vào Nam chở đá. Xin vua tịch biên các thuyền lớn của dân chài. Có đời thuở ai lại thế không? Không có thuyền chở gạo, mà có thuyền chở đá đấy.</p><p>PHÓ TÓET - Thực ư?</p><p>HAI QUÁT - Tôi nói dối chú hay sao? Bác ấy mỗi ngày một quá lắm.</p><p>PHÓ ĐỘ - Bác ấy có tâm địa gì đâu. Chẳng qua lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Cửu trùng đài, ngoài ra không biết đến cái gì nữa.</p><p>HAI QUÁT - Lúc nào cũng đài (bắt chước Vũ Như Tô(1)). Bác ấy có biết đâu? Thực bác ấy giúp vua làm hại dân, làm khổ chúng ta.</p><p>PHÓ ĐỘ - Mà người thì tốt thế. Làm việc chẳng nghĩ đến mình. Thừa tài giỏi mà lúc nào cũng hỏi ý anh em. Đối với thợ thuyền thì hết lòng bênh vực, đối với bạn thì hòa nhã, trọng nghĩa khinh tài, chẳng bao giờ nghĩ đến tư lợi. Chúng mình đã ai bằng bác ấy chưa?</p><p>HAI QUÁT - Đấy là việc riêng. Ai người ta biết đến. Chỉ biết bây giờ ai ai cũng oán bác ấy. Đây này (nói sẽ). Thợ khổ đến nỗi họ mong cho bác ấy chết. Nhất là bọn thợ mỏ của chú Sìn. Nó đút lễ cụ Thượng Hình, rồi chẳng còn kiêng nể gì ai, đánh đập thợ, ăn chặn tiền công. Tự ý mộ phu đánh chết người không tội vạ. Đấy...</p><p>(1) Có lẽ tác giả muốn nói “bắt chước phó Độ bênh Vũ Như Tô” (chú thích của người biên soạn - BS).</p><p>Cả bọn - Khốn nạn.</p><p>HAI QUÁT - Bác ấy không “tồn” được đâu. Mình theo bác ấy thì có ngày chết cả? Dân gian đói khát, giặc giã nổi lên tứ tung, quân vua Đế Thích lại về đóng ở bến Bồ Đề, thanh thế rất mạnh. Triều đình đang lo. Làm thế nào?</p><p>Việc tầy đình như thế mà còn cắm cổ làm đài. Các chú mê ngủ à? Thôi ngay đi.</p><p>PHÓ ĐỘ - Thôi dở dang thế kia, tiếc lắm.</p><p>HAI QUÁT - Tiếc cũng chẳng được. Mà dễ đã thôi được đấy.</p><p>PHÓ TÓET - Cũng khó thực.</p><p>HAI QUÁT - Khó mà chẳng khó. Tôi nghĩ chỉ còn cách ấy. Cứ theo cụ Quận.</p><p>PHÓ TÓET - Theo cái lão khinh người ấy mà để làm gì? Sao lại theo cụ Quận. Bác bảo trốn đi thì còn dễ nghe chứ bây giờ theo lão ấy thì khó chơi lắm.</p><p>HAI QUÁT - Cụ Quận định khởi loạn. Muốn bọn ta hưởng ứng. Bọn ta có những một vạn người...</p><p>Cả bọn - Chết. Khởi loạn?</p><p>HAI QUÁT - Chỉ có thế mới thoát chết. Đứng giữa cũng chẳng xong, trốn cũng chẳng được, vua không giết thì dân cũng giết... Loạn đến nơi rồi. Các chú nghĩ sao?</p><p>PHÓ TÓET, rung tiếng - Khởi loạn? Nghĩ mà ghê.</p><p>PHÓ ĐỘ - Thế còn cái đài này?</p><p>HAI QUÁT - Thì phá đi.</p><p>PHÓ ĐỘ - Phá đi?</p><p>HAI QUÁT - Chứ để làm gì? Để đấy, rồi sau này lại có người xây tiếp, rồi lại như thế này mãi. Nghe đâu vua còn muốn xây đài nữa thế thì trăm năm cũng chẳng được về. Thôi cứ loạn mau lên thì may ra mình mới thoát ách xây đài. Loạn đi.</p><p>PHÓ ĐỘ - Bao nhiêu công phu!</p><p>HAI QUÁT - Đành phí vậy. Còn hơn là chết cả.</p><p>PHÓ CỐI, say rượu - Điên rồi!</p><p>PHÓ TÓET - Đối với bác Cả, còn mặt mũi nào? Quên nhời cố kết. Lừa bạn à?</p><p>HAI QUÁT - Tôi nói thế là hết, các chú không nghe, mặc các chú. Trung hậu quá cũng không được, chả kẻo vạ đến thân mình.</p><p>PHÓ BẢO, vào, mặt mũi dữ tợn - Chính thế! Các bác còn trù trừ gì nữa? Việc đến thế này rồi. Này tôi bảo cho mà biết. Thợ của tôi vừa giết Thái tử Chiêm Thành xong.</p><p>Cả bọn - Chết nỗi.</p><p>PHÓ BẢO - Còn để thằng Hời ấy thì đá ở Chiêm Thành còn tải ra, thợ còn khổ mãi, nên bọn tôi vẫn rình nó. Vừa rồi gặp nó, anh em xông ra, cứ thuận đá ném túi bụi, nó chết rồi, đá chất lên như cái mả (cười quái gở). Trừ xong một cái hại rồi. Đứa nào còn muốn xây đài đều như thế cả.</p><p>PHÓ ĐỘ - Lạ chửa. Tôi trông chú sợ lắm.</p><p>PHÓ BẢO - Tôi không còn thiết gì nữa. Khổ lắm rồi. Thợ của tôi họ đang hăng tiết, họ nhất định theo cụ Quận. Các bác nghĩ thế nào? Tôi thì tôi đã quyết.</p><p>HAI QUÁT - Cứ như chú Bảo là phải. Chúng mình khổ nhất nên ráo riết nhất. Họ thì...</p><p>PHÓ TÓET - Dễ tôi không khổ? Lò đúc như một cái hầm. Cái ngày khuôn nổ, đồng chảy như ao, hàng trăm thợ chết bỏng trong vạc dầu... Nghĩ đến mà ghê. Nhưng nghĩ bác Cả...</p><p>PHÓ BẢO - Chẳng bác với cháu gì, tình nghĩa gì? Liều một phen vậy, ở đây rồi cũng chết, làm loạn may ra còn sống. Đêm nay không khởi sự thì đợi đến bao giờ? Vừa gặp dịp phu tải gỗ, tải đá các nơi về đây đủ cả. Phải nhân dịp này, mà xông ra, may ra còn có cơ thoát nạn. (Có tiếng trống cầm canh, cả bọn giật mình...).</p><p>PHÓ TÓET - Để nghĩ xem đã.</p><p>PHÓ BẢO - Muộn rồi. Theo hay không theo? Chỉ có thế thôi. Không nghĩ nữa.</p><p>PHÓ TÓET - Nhưng còn bác Cả?</p><p>PHÓ BẢO - Bác Cả mãi. Hãy lo lấy mình, khổ quá, mặc kệ bác Cả nhà bác. Nhưng ai kia?</p><p></p><p><strong> Lớp IV</strong></p><p>Thêm một người thợ</p><p></p><p>Người thợ - Ông phó Bảo có đây không?</p><p>PHÓ BẢO - Ai? Tư Bằng đấy à? Việc gì đấy?</p><p>Người thợ - Tôi đây. Ông nghĩ thế nào? Anh em đói lắm, không chịu được nữa. Anh em đã quyết bỏ đài theo Quận công. Đằng nào cũng chết, thì liều nổi loạn còn hơn ngồi chết đói. Cũng như thợ mỏ giết chú Sìn.</p><p>Cả bọn - Giết chú Sìn rồi à?</p><p>Người thợ - ác thì giết. Còn các ông, các ông tính sao? Tất cả phu phen thợ thuyền đều một lòng làm phản. Giết cả Tô, giết lũ cung nữ, lập vua khác lên ngôi. Các ông theo càng hay, không theo anh em cũng chẳng cần. Cụ Quận vừa phát cơm nắm cho mọi người. Anh em thảy đều nức trí. Chỉ còn thiếu nước uống máu ăn thề. Ông Bảo, các ông nghĩ thế nào?</p><p>PHÓ ĐỘ - Bác làm cái hắng gì mà...</p><p>Người thợ - Ông muốn sinh sự phải không? Ông thì tôi coi như cái mõ tép. Liệu hồn, đừng quen thói bắt nạt như cả Tô. Đồ hèn, thế cũng đòi... Nhưng kìa, cụ Quận tới chăng? (Họ xô cả lại phía đuôi rồng).</p><p></p><p><strong> Lớp V</strong></p><p>Những người trên, thêm Trịnh Duy Sản</p><p></p><p>Ngô Hạch xách đèn</p><p>TRỊNH DUY SẢN - Ta đã quyết hưng binh trừ bạo chúa, trừ quyền thần, trừ đứa xây đài, đứa nào theo ta thì sống, không theo ta thì chết. Thằng phó Bảo có đây không? Tư Bằng đâu?</p><p>PHÓ BẢO, Tư Bằng - Dạ.</p><p>TRỊNH DUY SẢN - Mày đã bảo những thằng kia chưa?</p><p>PHÓ BẢO - Dạ đã.</p><p>TRỊNH DUY SẢN - Đứa nào theo bước lại đây (giơ tay phải, phó Bảo, Hai Quát và người thợ bước lại). Còn những thằng kia? (Họ nhìn nhau run run) Hạch đâu.</p><p>NGÔ HẠCH - Dạ.</p><p>TRỊNH DUY SẢN - Chém.</p><p>Cả bọn - Bẩm Quận công... Chúng con xin...</p><p>NGÔ HẠCH, tuốt kiếm thét - Nói mau.</p><p>PHÓ TÓET - Chúng con xin theo.</p><p>TRỊNH DUY SẢN, gắt - Thì lại đây. (Họ bước lại phía Hai Quát). Còn thằng kia? (Chỉ phó Cõi, bấy giờ say mềm, gục bên đuôi rồng).</p><p>NGÔ HẠCH - Bẩm chém?</p><p>HAI QUÁT - Bẩm cụ lớn, đấy là chú phó Cõi, nó đang say. Nó có tính nghiện rượu. (Có tiếng trống).</p><p>TRỊNH DUY SẢN - Thôi kệ nó. Việc gấp rồi. Giết làm gì cái thằng nghiện dở người ấy. Còn những thằng kia?</p><p>Cả bọn - Dạ.</p><p>TRỊNH DUY SẢN - Bao nhiêu việc khó khăn, ta đã có 3000 quân tinh nhuệ đảm đang. Chúng bay chỉ có việc đi theo ta để thêm thanh thế nghe. Bảo anh em như thế, không sợ gì cả. Xong việc ta cho ăn rồi thả cho về.</p><p>Cả bọn - Dạ.</p><p>TRỊNH DUY SẢN, bảo Ngô Hạch - Còn mày, hãy dẫn 3000 quân Kim Ngô ra cửa Bắc. Hễ có hiệu lửa, thì xông vào. Vua thế nào cũng ở đấy chạy ra, mày đuổi theo cho kỳ được, giết ngay cho ta, không sợ nghe chưa?</p><p>NGÔ HẠCH - Xin tuân lệnh.</p><p>Họ ra.</p><p></p><p><strong> Lớp VI</strong></p><p>Còn một mình phó Cõi</p><p></p><p>PHÓ CỐI, trông trước trông sau, cười tự đắc - Mình đoán chẻ hoe ra. Các cậu là nhị tâm hết. Sốt sắng nhất thì là Hai Quát, phó Bảo. Độ ta thì xem ý còn muốn xây đài. Toét thì lành quá. Mình say rượu vẫn hơn. Tội gì mà theo lão Quận, làm cỗ cho nó xơi, “xong việc ta thả cho về”. ấy là cần đến mình mà nó cũng chỉ hứa thế thôi đấy. Trông mong gì những lũ quan to ấy (tu rượu). Ngon quá chừng. à nhưng cũng đã đến giờ chúng nó khởi sự rồi đây kia. Phải ra khỏi chốn này không thì chết mất xác.</p><p>à, nhưng còn một việc. Phải đi báo tin cho bác Cả, chứ không thì chết, bác ấy ở đây thì chúng nó đến giết. Lại què thì chạy làm sao được. Khốn nạn. Đầu sỏ là vua, là quan, mà ai cũng đổ cho bác ấy. Rõ oan uổng... Nhưng bác ấy ở đâu đây nữa. Vợ mới ra, lại chạy đi xó nào tình tự đây chứ gì? (Đứng dậy loạng choạng đi). Thế mà say. Cái gì thế kia? (Thất thểu chạy lại, thì vừa lúc Lê Trung Mại kéo Đan Thiềm vào. Một nội giám nữa theo sau. Phó Cõi nấp sau tượng kỵ mã).</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Mụ hãy ngửng đầu lên. Đây là Hoàng hậu bắt tôi giết mụ, chứ tôi không thù oán gì với mụ đâu.</p><p>ĐAN THIỀM, ngửng đầu nhìn chung quanh - Trời ơi, đài đẹp đến bực này. Quả là một thiên công.</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Đến chết mụ vẫn còn cái giọng ấy.</p><p>ĐAN THIỀM - Sao anh lại cấm tôi? Trước khi chết, hãy cho tôi ngắm đến chán cái đài này (nhìn một hồi lâu, mắt đẫm lệ).</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Mụ chỉ khỏe cãi, nhưng tôi xem, mụ thực có tình ý chi với cả Tô.</p><p>ĐAN THIỀM - Anh đừng nói bậy. Tôi không muốn nghe nữa, nhàm tai. Sao các ngươi lại bày ra câu chuyện ấy? Cứ giết tôi đi, sao cứ phải vu oan cho người vô tội. Hoàng hậu giận vua, giận thứ phi, không biết đổ cái ghen đi đâu, thì đổ lên đầu tôi. Giết tôi thì còn khó gì? Nhưng đã ở ngôi quốc mẫu mà còn đặt để nên nhời, không biết thẹn với quỷ thần! Thôi, cũng chẳng nói làm gì nữa. Cho tôi ngắm đài! Tôi cầu trời cho đài chóng hoàn thành, trường thọ với non sông.</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Hoàng hậu cho mụ chết ở đây, âu cũng là hữu ý. Mụ cũng chẳng nên oán thán nỗi gì. Mụ chết là phải. Chính mụ xui nó xây đài. Được chết ở đây, chắc mụ vui lòng lắm hẳn.</p><p>ĐAN THIỀM - Cũng có lý. (nước mắt giàn giụa) Thôi ngắm đủ rồi. Tôi xin chịu chết. Tôi chết được rồi. Lụa đâu?</p><p>Lê Trung Mại, lấy ra một dải lụa bạch, thòng lòng vào cổ Đan Thiềm, cầm một đầu đưa đầu kia cho người nội giám đi theo - Mụ đừng trách tôi nữa. (bảo người kia) Nào.</p><p>ĐAN THIỀM - Cha mẹ ơi! Thế là kết cục đời con!... (Họ kéo dải lụa).</p><p>PHÓ CỐI, loạng choạng chạy ra - Ông giết cả lũ chúng bay bây giờ.</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Đứa nào?</p><p>PHÓ CỐI - Phó Cõi!</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Mày đến đây làm gì?</p><p>PHÓ CỐI - Tao đến cứu bà Đan Thiềm.</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Hoàng hậu sai tao giết nó. Đứa nào dám đánh tháo.</p><p>PHÓ CỐI - Thế à? Thế phó Cõi đánh tháo thì sao? Giời tao cũng chẳng sợ. Đây tao đánh tháo cho chúng bay coi. Trông cái tràng này (xông lại).</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Trời ơi! Nó sặc mùi rượu, nó điên.</p><p>PHÓ CỐI - ừ tao điên. Hoạn quan mà dám thi sức với phó mộc à? (Đâm viên nội giám).</p><p>Viên nội giám - Trời ơi! Nó giết tôi.</p><p>PHÓ CỐI - Chạy đi thì tao tha - Chạy cũng không ai làm tội nữa đâu. Loạn đến nơi rồi. Ai còn hỏi tội chúng mày? Còn ở đây thì thế nào chúng mày cũng chết. Chạy đi.</p><p>LÊ TRUNG MẠI - Thôi chạy đi, đừng giây vào với nó. (Họ chạy cả).</p><p>PHÓ CỐI, đỡ Đan Thiềm khi ấy đã nằm gục trước cửa Khải hoàn - Bà đứng dậy được không?</p><p>ĐAN THIỀM, đứng dậy - Được. Chết nỗi, sao ông lại làm thế. Không sợ tội tru di à?</p><p>PHÓ CỐI - Phó Cõi sợ ai đâu? Vả còn gì nữa. Vua sắp bay rồi. May quá, bà còn khỏe chứ, còn dẻo chân chứ, chạy được chứ?</p><p>ĐAN THIỀM - Vâng đã làm sao đâu. Có việc gì thế ông. Ông nói nghe gớm chết.</p><p>PHÓ CỐI - Nguyên Quận công khởi loạn. Quân sĩ, phu phen, thợ thuyền nổi lên theo hết cả. Thanh thế lớn lắm. Tôi sắp đi đây. Nhưng không biết bác Cả tôi ở đâu mà báo tin để bác ấy biết. Họ nổi lên là để giết bác ấy.</p><p>ĐAN THIỀM, rụng rời - Giết ông Cả?</p><p>PHÓ CỐI - Vâng may quá lại gặp bà. Bà có biết bác ấy ở đâu không?</p><p>ĐAN THIỀM - Tôi biết thế nào được?</p><p>PHÓ CỐI - Nhưng bà làm thế nào cũng tìm. Bà đã quen đường lối trong cung cấm. (Có tiếng pháo lệnh ở xa, tiếp tiếng reo vui vẻ: Loạn rồi anh em ơi! Thế là thoát nợ).</p><p>ĐAN THIỀM - Trời ơi! Có lẽ khởi sự rồi.</p><p>PHÓ CỐI - Bà đi mau lên, không có không kịp. Có tiếng ầm ầm đâu đây rồi. Bà đi ngay đi.</p><p>ĐAN THIỀM, luống cuống chạy xuống bực đá - Ông đi với tôi, tôi không bước nổi.</p><p></p><p>Màn hạ nhanh</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Ngọc Suka, post: 166986, member: 313337"] [B]Hồi thứ tư[/B] Bốn tháng sau - Cũng cảnh ấy, một đêm hè. Những phiến đá đã dọn đi. Xa xa là nửa một thứ “khải hoàn môn”, một bên (về phía con rồng) là bức tường đá ong thấp, trên có tượng một kỵ mã, mũ trụ, áo giáp, đeo cung kiếm. [B] Lớp I[/B] Vũ Như Tô - Thị Nhiên Họ ở khải hoàn môn đi ra. Vũ Như Tô phải chống gậy đi khập khiễng, tay trái cầm một chiếc đèn lồng, chàng thúng thắng ho. THỊ NHIÊN - Đây là cái gì, tôi rờn rợn người làm sao ấy. Cái cổng này cao như núi, nó như nuốt tôi đi không bằng. Mà sao bày lắm tượng thế này. Trời đất ơi! (đếm). Tất cả mười pho, mỗi hàng năm chạy dài dằng dặc, cưỡi ngựa trông gớm chết, như đánh ai thế kia? (bước ra). Mà cái bực đá này nữa, sao mà cao, mà lắm bực thế? Ngã một cái thì chết mất thôi. To quá, cao quá, gió thổi mạnh quá. Tôi chóng mặt lắm, thầy nó ạ. Tôi chịu thôi, cho tôi ra khỏi chỗ này (bíu lấy chồng). VŨ NHƯ TÔ, cười - Việc gì mà chóng mặt. THỊ NHIÊN - Tôi sợ lắm (chợt nhìn chồng). Mà sao thầy nó không bước đi được thế kia... Khốn nạn. Có đau lắm không? Việc gì phải giấu tôi mới được chứ? VŨ NHƯ TÔ, có vẻ đau nhưng gượng - Tôi có làm sao đâu. Mẹ nó đến hay lo. THỊ NHIÊN - Nghe tin thầy nó ngã từ trên nóc nhà xuống, đá đè lên cả người tôi cứ rụng rời ra. Phúc làm sao mà lại được vô sự. Nhưng thế này cũng thành tật! Què mất thôi! VŨ NHƯ TÔ - Đành chịu chứ làm thế nào? Mình đã thấm vào đâu. (trông chung quanh nói một mình) Được đấy! (gật gù hỏi vợ) Mẹ nó trông có đẹp không? THỊ NHIÊN - Thì tôi đã bảo tôi đang sợ hết vía lên đây. Tượng kia cứ như xô lại đánh tôi. Mà cái cổng kia, nói dại, nó đổ xuống thì chết (rùng mình)... VŨ NHƯ TÔ - Mẹ nó mới chỉ biết cảnh ban đêm. Chứ buổi chiều lúc mặt trời lặn, buổi sáng lúc mặt trời mọc, chỗ sáng, chỗ tối, bóng người bóng ngựa, lóng la lóng lánh, trông còn rực rỡ, đẹp đẽ bằng trăm, bằng nghìn. THỊ NHIÊN - Thầy nó nói đến khéo. à phải, tôi thấy nhiều người khen cái đài này lắm. VŨ NHƯ TÔ - Thế à, có thật không? THỊ NHIÊN - Bao nhiêu người đi xem đấy, ai về cũng trầm trồ khen đẹp, khen lớn. Họ khen rồi họ chê đấy. VŨ NHƯ TÔ - Họ chê ở chỗ nào? THỊ NHIÊN - Có người chê đài chỉ toàn là cảnh An Nam, xấu lắm. Mấy lị họ chê ở chỗ xây đài phí tiền. VŨ NHƯ TÔ - Họ thì biết gì, cứ ruộng nhiều là tốt. THỊ NHIÊN - Chứ gì. ấy cứ có ruộng, có thóc, có khoai, có đỗ, thế là thích nhất. Tôi cũng cứ thế đấy. à thầy nó ạ, lúa chiêm năm nay hỏng cả. VŨ NHƯ TÔ, mơ màng - Hỏng à? THỊ NHIÊN - Vụ chiêm hỏng, mà lụt luôn mấy năm nay. Đói kém lắm thầy nó ạ. VŨ NHƯ TÔ, nói mơ hồ - Phó Độ mà chạm thì không còn phải nói nữa. THỊ NHIÊN - Thầy nó nói gì thế!... ở làng ta, mà cả ở quanh vùng, độ này cướp bóc nhiều lắm. Không biết rồi có yên không? Bên làng Cuội, có cả giặc nổi lên. Lý trưởng đến thu thuế, chúng giết cả Lý trưởng. VŨ NHƯ TÔ - Phiền nhỉ?... THỊ NHIÊN - Còn thằng cu Nhớn tôi cho nó đi học cụ Đồ rồi đấy. Nhưng cái Bé thì cứ quặt quẹo luôn. Khốn nạn lúc nào cũng hỏi bố ở đâu, mà bố chẳng hỏi con bao giờ. Nghĩ gì thế thầy nó? VŨ NHƯ TÔ - Để nhiều khoảng rộng thế này mới đẹp, mới hùng. To lớn tự khắc là oai nghiêm. THỊ NHIÊN - Thôi cho tôi về. VŨ NHƯ TÔ - Đêm tối thế này về thế nào được! THỊ NHIÊN - Thầy nó còn lạ gì tôi ngược xuôi buôn bán, làm ruộng, làm áng, quen với đêm khuya rồi. Thầy nó tính chẳng ra: Thân mình thì tàn tật, việc nhà thì bỏ, con cái cũng chẳng nhìn... VŨ NHƯ TÔ - Mẹ nó nói thế nào tôi cũng xin chịu. Thôi bao nhiêu việc ở nhà xin trông vào mẹ nó đấy. THỊ NHIÊN - Tôi có trách gì thầy nó đâu... Việc nuôi con, tôi xin lo liệu đâu có đấy. Nhưng biết bao giờ thầy nó về cho con nó mừng, cho cửa nhà vui vẻ. Con có cha như nhà có nóc. Nói thực cho tôi yên lòng nào... VŨ NHƯ TÔ - Độ năm năm nữa thôi. THỊ NHIÊN, buồn - Hãy còn lâu thế cơ? (ghé vào tai chồng) à này, tôi thấy người ta nói thầy nó có tình ý với cái người cung nữ Thiềm gì ấy, có phải không? VŨ NHƯ TÔ, tái mặt - Chỉ bậy. THỊ NHIÊN - Đàn ông thì ba vợ bảy nàng hầu, tôi có cấm đoán gì thầy nó, nhưng là nơi vua chúa, thì rồi chết cả họ! VŨ NHƯ TÔ, tức giận - Không hiểu làm sao thiên hạ lại đồn như thế được? Bậy hết sức. THỊ NHIÊN - Thì tôi có dám nghi ngờ thầy nó đâu? Thôi tôi về đây, nhất định năm năm nữa chứ? VŨ NHƯ TÔ - Năm năm nhất định. Mẹ nó hãy ở lại đây, mai tôi dẫn đi xem chỗ khác đẹp hơn nhiều. THỊ NHIÊN - Thôi thế là đủ, đẹp lắm rồi! Năm năm nữa. Gớm, thầy nó đến là hay vẽ chuyện. Cứ làm nho nhỏ cũng được. Người nghèo thì làm cái nhà bé, nước nhỏ thì xây cái đài nhỏ, ai lại... Đấy, lại làm thầy nó tức. Thầy nó ở lại nhé. Thế là thành tật đấy. Khổ quá. Mai bảo con là bố sắp về thì chúng nó phải biết là vui. VŨ NHƯ TÔ - Chán quá, chả có gì cho con. THỊ NHIÊN - Thôi, tôi đi đường mua mấy cái bánh tẻ, bảo là của bố cho con thế cũng được (cắp nón đi xuống). Gớm cao quá đi mất thôi. Thầy nó có xuống được không? Đưa đèn đây tôi xách cho (giằng lấy). VŨ NHƯ TÔ - Tôi xuống được. Còn giỏi chán. Mẹ nó vịn vào con rồng này mà xuống cho khỏi rợn. Còn một tay đưa tôi dắt. (Họ cùng xuống). THỊ NHIÊN, thè lưỡi - Lèo ơi! Cứ như núi ấy thôi. Họ lần bước xuống. Khi xuống đến bực dưới cùng, vào khuất thì Thái tử Chiêm và tên thợ Chiêm ở phía tượng kỵ mã đi ra. [B] Lớp II[/B] Thái tử Chiêm Thành - Một tên thợ Chiêm thành THÁI TỬ - Gió mạnh quá nhỉ (trông chung quanh). Đài này kể ra thì đẹp thực! Người An Nam họ cũng tài, mà đây là họ mới bắt đầu đấy. Đến khi xong cả thì đẹp biết chừng nào. Trông lớn lao đồ sộ thực. Tên thợ - Tưởng Thái tử không nên giúp họ xây cái đài này mới phải. Nào tải đá, nào kén thợ, nào mộ phu để bây giờ thuyền đắm, người chết hàng nghìn. Họ lại mượn cớ dọa không cho Thái tử về nước nữa. THÁI TỬ - Mi hiểu làm sao được. Ta giúp họ xây đài là vì hai cớ. Cớ thứ nhất là để được chóng về nước; cớ thứ hai là để báo thù cho giống Hời ta. Tên thợ - Bẩm giúp họ xây cái đài thì sao gọi là báo thù được? THÁI TỬ - Mi ngu lắm. Họ với ta có cái thù truyền kiếp. Họ đã cướp đất ta, giết dân ta, bắt hàng vạn người về làm nô tỳ. Vua Chế Bồng Nga xưa dùng võ để báo thù không xong; nay ta muốn dùng kế khác. Thấy vua họ muốn xây Cửu trùng đài, ta mừng lắm, họ trúng kế ta. Mi có biết không? Nước ta bại chỉ vì nay làm đền, mai đẽo tượng, rút cục cả vua lẫn dân chết vì đền đài, còn họ chỉ nai lưng khơi sông, đắp đê, khai khẩn ruộng hoang; cho nên dân họ đông, nước họ mạnh, người họ hùng cường mới lấn áp ta được. Mi bảo nước ta xây đài cho đẹp, có ích gì không? Thế mà bây giờ họ lại bắt chước ta, ta nên cố giúp cho vua họ xây đài, cho hao người tốn của, cho họ kiệt quệ như ta. Bao nhiêu tinh anh, đổ cả vào cái đài này. Mi đã biết chưa? Rồi họ chết! Tên thợ - Thái tử thật là khôn ngoan. THÁI TỬ - Vì có mấy chuyến thuyền bị bão, chúng nhất định giữ ta lại suốt đời ở đây, không còn bao giờ trông thấy nước non, cha mẹ, hoàng phi nữa. Ta cũng đành lòng, miễn là chúng cứ xây đài. Ta chờ ngày chúng nó chết. Tên thợ - Bẩm Thái tử, có tiếng người. (Có tiếng phó Độ hát: Buồn trông con nhện chăng tơ, nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?) Xin Thái tử đừng nói nữa. THÁI TỬ - Mi theo ta, đi xem chỗ khác. Đêm hè nóng nực ta nhớ nước không sao ngủ được. Họ ra, trong khi bọn phó Cõi ở cửa Khải hoàn đi vào. [B] Lớp III[/B] Phó Toét - Phó Cõi - Phó Độ cầm đèn PHÓ CỐI, cầm chai rượu - Thôi im đi, tưởng hay lắm đấy. Giọng thì như nhổ vào người ta. PHÓ TÓET - Để cho nó hát. Có ai vừa qua đây ấy nhỉ? Kìa có ánh đèn. PHÓ ĐỘ, nhìn tượng kỵ mã gật gù - Lại cái anh Thái tử Chiêm Thành chứ gì? Từ ngày hắn biết không được về người cứ võ đi. PHÓ TÓET - Tội nghiệp! PHÓ CỐI - Mặc kệ nó. (Tu rượu). Khà! PHÓ ĐỘ - Lại sắp mượn chén đấy. PHÓ CỐI - Chứ lại lép. Vất vả cũng phải có lúc an nhàn. (Lại tu). PHÓ TÓET - Thế cũng xong. Công việc xây đài thì đã khá rồi đấy, nhưng từ lúc bác Quát bảo trốn đi thì mình chả biết nghĩ ra thế nào, sao mà buồn thế!... PHÓ ĐỘ - Kể thì lắm lúc cũng vui. Kinh thành ngày nào cũng là ngày hội, thợ thuyền tứ xứ đến đây: thợ mộc, thợ đúc, thợ sơn, thợ chạm, phu phen tấp nập, trên bến dưới thuyền, rồi thì hàng quà, hàng bánh tíu ta tíu tít, mấy khi được thế. Vui chứ lị. Trốn đi thì cũng nhớ... Ai như Hai Quát thế? HAI QUÁT vào. HAI QUÁT - Anh em đã nhất định nổi lên chưa? Còn ngồi mà tán hão để chết cả lũ đấy à? PHÓ ĐỘ, mơ mộng - Bác bảo sao? PHÓ TÓET - Chắc chỉ có bác Độ không buồn. PHÓ ĐỘ, nhìn tượng mơ mộng - Bác bảo sao? HAI QUÁT - Các chú phải dứt khoát đi mới được chứ? Định ra làm sao, cứ do dự mãi. Để đến chết rồi mới định hay sao? PHÓ CỐI, tu rượu - Định với đoạt! HAI QUÁT - Ông thì tôi xin chịu. Đến khi ông mất đầu rồi ông mới thấy đời. PHÓ CỐI, cười một mình - Mất đầu còn thấy được. Chuyện mấy trò. HAI QUÁT - Thế còn các chú? Các chú cứ để cho họ chết hết hay sao? Các chú còn mặt mũi nào trông thấy vợ con chúng nó nữa. Này, tôi bảo thực. Không ai còn muốn làm cái Cửu trùng đài này nữa. Họ ngấy rồi. Họ oán bác Cả nhiều lắm. Cả bọn - Kể thì họ nhầm. HAI QUÁT - Họ oán lắm. Cả bọn - Bác ấy làm gì? HAI QUÁT - Bác ấy là chủ mưu xây cái đài này. Cả bọn - Đức vua chứ, cái gì họ cũng đổ cho bác Cả à? HAI QUÁT - Chứ không? PHÓ ĐỘ - Sao lại chứ không? Vua bảo xây đài thì bác ấy vâng lời, bác ấy gọi thợ, bác ấy khởi công... Thế dịch tả cũng đổ cho bác ấy à? HAI QUÁT - Dịch tả cũng tại bác ấy. Đói khổ cũng tự bác ấy. Đánh đập cũng tại bác ấy, chém giết cũng do bác ấy. Tại bác ấy tuốt. Bây giờ bác ấy lại cho người đánh phu dữ quá. Tôi can không được. Thằng Năm Cậy bị đánh uất ức đâm đầu xuống hồ chết rồi đây kia. Tại bác ấy hết. Tôi cũng bảo thế. PHÓ TÓET - Bác cũng bảo thế? Thế nào, Năm Cậy chết rồi à? HAI QUÁT - Các chú cứ bênh bác ấy đi, mặc kệ, bác ấy đổ đi không hết tội. PHÓ TÓET - Thì mình phải bảo cho người ta biết. Bác ấy thì làm gì? Bác ấy chỉ mong tô điểm cho nước ta thêm đẹp, cho kinh thành thêm vui. Bác ấy có ý làm hại ai đâu? HAI QUÁT - Chú ăn phải bả bác ấy rồi, nói y như bác ấy. PHÓ TÓET - Bác để tôi nói. Cứ bình tĩnh mà xét, thì đói khát vì đâu? Vì triều đình, vì quan lại, sao lại đổ cho bác ấy. Thợ mấy phu ở đây bị đói, bác Cả đã bao nhiêu lần tâu vua việc ấy, ai chẳng biết? Đói vì cụ Thượng Hình ăn hết. Bác đừng nghiệt với bác Cả, không nên. HAI QUÁT - Tôi có nghiệt gì đâu, nhưng ai ai cũng bảo là bác Cả gây ra cả. Dân đã khổ, chính bác ấy làm cho khổ thêm. Không có bác ấy thì đâu đến nỗi này. Ai cũng bảo bác ấy là con yêu con quỷ hại nước. Cả bọn - Trời...! HAI QUÁT - Mà chả phải là gì. Bây giờ bác ấy lại vẽ ra rằng không có thuyền vào Nam chở đá. Xin vua tịch biên các thuyền lớn của dân chài. Có đời thuở ai lại thế không? Không có thuyền chở gạo, mà có thuyền chở đá đấy. PHÓ TÓET - Thực ư? HAI QUÁT - Tôi nói dối chú hay sao? Bác ấy mỗi ngày một quá lắm. PHÓ ĐỘ - Bác ấy có tâm địa gì đâu. Chẳng qua lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Cửu trùng đài, ngoài ra không biết đến cái gì nữa. HAI QUÁT - Lúc nào cũng đài (bắt chước Vũ Như Tô(1)). Bác ấy có biết đâu? Thực bác ấy giúp vua làm hại dân, làm khổ chúng ta. PHÓ ĐỘ - Mà người thì tốt thế. Làm việc chẳng nghĩ đến mình. Thừa tài giỏi mà lúc nào cũng hỏi ý anh em. Đối với thợ thuyền thì hết lòng bênh vực, đối với bạn thì hòa nhã, trọng nghĩa khinh tài, chẳng bao giờ nghĩ đến tư lợi. Chúng mình đã ai bằng bác ấy chưa? HAI QUÁT - Đấy là việc riêng. Ai người ta biết đến. Chỉ biết bây giờ ai ai cũng oán bác ấy. Đây này (nói sẽ). Thợ khổ đến nỗi họ mong cho bác ấy chết. Nhất là bọn thợ mỏ của chú Sìn. Nó đút lễ cụ Thượng Hình, rồi chẳng còn kiêng nể gì ai, đánh đập thợ, ăn chặn tiền công. Tự ý mộ phu đánh chết người không tội vạ. Đấy... (1) Có lẽ tác giả muốn nói “bắt chước phó Độ bênh Vũ Như Tô” (chú thích của người biên soạn - BS). Cả bọn - Khốn nạn. HAI QUÁT - Bác ấy không “tồn” được đâu. Mình theo bác ấy thì có ngày chết cả? Dân gian đói khát, giặc giã nổi lên tứ tung, quân vua Đế Thích lại về đóng ở bến Bồ Đề, thanh thế rất mạnh. Triều đình đang lo. Làm thế nào? Việc tầy đình như thế mà còn cắm cổ làm đài. Các chú mê ngủ à? Thôi ngay đi. PHÓ ĐỘ - Thôi dở dang thế kia, tiếc lắm. HAI QUÁT - Tiếc cũng chẳng được. Mà dễ đã thôi được đấy. PHÓ TÓET - Cũng khó thực. HAI QUÁT - Khó mà chẳng khó. Tôi nghĩ chỉ còn cách ấy. Cứ theo cụ Quận. PHÓ TÓET - Theo cái lão khinh người ấy mà để làm gì? Sao lại theo cụ Quận. Bác bảo trốn đi thì còn dễ nghe chứ bây giờ theo lão ấy thì khó chơi lắm. HAI QUÁT - Cụ Quận định khởi loạn. Muốn bọn ta hưởng ứng. Bọn ta có những một vạn người... Cả bọn - Chết. Khởi loạn? HAI QUÁT - Chỉ có thế mới thoát chết. Đứng giữa cũng chẳng xong, trốn cũng chẳng được, vua không giết thì dân cũng giết... Loạn đến nơi rồi. Các chú nghĩ sao? PHÓ TÓET, rung tiếng - Khởi loạn? Nghĩ mà ghê. PHÓ ĐỘ - Thế còn cái đài này? HAI QUÁT - Thì phá đi. PHÓ ĐỘ - Phá đi? HAI QUÁT - Chứ để làm gì? Để đấy, rồi sau này lại có người xây tiếp, rồi lại như thế này mãi. Nghe đâu vua còn muốn xây đài nữa thế thì trăm năm cũng chẳng được về. Thôi cứ loạn mau lên thì may ra mình mới thoát ách xây đài. Loạn đi. PHÓ ĐỘ - Bao nhiêu công phu! HAI QUÁT - Đành phí vậy. Còn hơn là chết cả. PHÓ CỐI, say rượu - Điên rồi! PHÓ TÓET - Đối với bác Cả, còn mặt mũi nào? Quên nhời cố kết. Lừa bạn à? HAI QUÁT - Tôi nói thế là hết, các chú không nghe, mặc các chú. Trung hậu quá cũng không được, chả kẻo vạ đến thân mình. PHÓ BẢO, vào, mặt mũi dữ tợn - Chính thế! Các bác còn trù trừ gì nữa? Việc đến thế này rồi. Này tôi bảo cho mà biết. Thợ của tôi vừa giết Thái tử Chiêm Thành xong. Cả bọn - Chết nỗi. PHÓ BẢO - Còn để thằng Hời ấy thì đá ở Chiêm Thành còn tải ra, thợ còn khổ mãi, nên bọn tôi vẫn rình nó. Vừa rồi gặp nó, anh em xông ra, cứ thuận đá ném túi bụi, nó chết rồi, đá chất lên như cái mả (cười quái gở). Trừ xong một cái hại rồi. Đứa nào còn muốn xây đài đều như thế cả. PHÓ ĐỘ - Lạ chửa. Tôi trông chú sợ lắm. PHÓ BẢO - Tôi không còn thiết gì nữa. Khổ lắm rồi. Thợ của tôi họ đang hăng tiết, họ nhất định theo cụ Quận. Các bác nghĩ thế nào? Tôi thì tôi đã quyết. HAI QUÁT - Cứ như chú Bảo là phải. Chúng mình khổ nhất nên ráo riết nhất. Họ thì... PHÓ TÓET - Dễ tôi không khổ? Lò đúc như một cái hầm. Cái ngày khuôn nổ, đồng chảy như ao, hàng trăm thợ chết bỏng trong vạc dầu... Nghĩ đến mà ghê. Nhưng nghĩ bác Cả... PHÓ BẢO - Chẳng bác với cháu gì, tình nghĩa gì? Liều một phen vậy, ở đây rồi cũng chết, làm loạn may ra còn sống. Đêm nay không khởi sự thì đợi đến bao giờ? Vừa gặp dịp phu tải gỗ, tải đá các nơi về đây đủ cả. Phải nhân dịp này, mà xông ra, may ra còn có cơ thoát nạn. (Có tiếng trống cầm canh, cả bọn giật mình...). PHÓ TÓET - Để nghĩ xem đã. PHÓ BẢO - Muộn rồi. Theo hay không theo? Chỉ có thế thôi. Không nghĩ nữa. PHÓ TÓET - Nhưng còn bác Cả? PHÓ BẢO - Bác Cả mãi. Hãy lo lấy mình, khổ quá, mặc kệ bác Cả nhà bác. Nhưng ai kia? [B] Lớp IV[/B] Thêm một người thợ Người thợ - Ông phó Bảo có đây không? PHÓ BẢO - Ai? Tư Bằng đấy à? Việc gì đấy? Người thợ - Tôi đây. Ông nghĩ thế nào? Anh em đói lắm, không chịu được nữa. Anh em đã quyết bỏ đài theo Quận công. Đằng nào cũng chết, thì liều nổi loạn còn hơn ngồi chết đói. Cũng như thợ mỏ giết chú Sìn. Cả bọn - Giết chú Sìn rồi à? Người thợ - ác thì giết. Còn các ông, các ông tính sao? Tất cả phu phen thợ thuyền đều một lòng làm phản. Giết cả Tô, giết lũ cung nữ, lập vua khác lên ngôi. Các ông theo càng hay, không theo anh em cũng chẳng cần. Cụ Quận vừa phát cơm nắm cho mọi người. Anh em thảy đều nức trí. Chỉ còn thiếu nước uống máu ăn thề. Ông Bảo, các ông nghĩ thế nào? PHÓ ĐỘ - Bác làm cái hắng gì mà... Người thợ - Ông muốn sinh sự phải không? Ông thì tôi coi như cái mõ tép. Liệu hồn, đừng quen thói bắt nạt như cả Tô. Đồ hèn, thế cũng đòi... Nhưng kìa, cụ Quận tới chăng? (Họ xô cả lại phía đuôi rồng). [B] Lớp V[/B] Những người trên, thêm Trịnh Duy Sản Ngô Hạch xách đèn TRỊNH DUY SẢN - Ta đã quyết hưng binh trừ bạo chúa, trừ quyền thần, trừ đứa xây đài, đứa nào theo ta thì sống, không theo ta thì chết. Thằng phó Bảo có đây không? Tư Bằng đâu? PHÓ BẢO, Tư Bằng - Dạ. TRỊNH DUY SẢN - Mày đã bảo những thằng kia chưa? PHÓ BẢO - Dạ đã. TRỊNH DUY SẢN - Đứa nào theo bước lại đây (giơ tay phải, phó Bảo, Hai Quát và người thợ bước lại). Còn những thằng kia? (Họ nhìn nhau run run) Hạch đâu. NGÔ HẠCH - Dạ. TRỊNH DUY SẢN - Chém. Cả bọn - Bẩm Quận công... Chúng con xin... NGÔ HẠCH, tuốt kiếm thét - Nói mau. PHÓ TÓET - Chúng con xin theo. TRỊNH DUY SẢN, gắt - Thì lại đây. (Họ bước lại phía Hai Quát). Còn thằng kia? (Chỉ phó Cõi, bấy giờ say mềm, gục bên đuôi rồng). NGÔ HẠCH - Bẩm chém? HAI QUÁT - Bẩm cụ lớn, đấy là chú phó Cõi, nó đang say. Nó có tính nghiện rượu. (Có tiếng trống). TRỊNH DUY SẢN - Thôi kệ nó. Việc gấp rồi. Giết làm gì cái thằng nghiện dở người ấy. Còn những thằng kia? Cả bọn - Dạ. TRỊNH DUY SẢN - Bao nhiêu việc khó khăn, ta đã có 3000 quân tinh nhuệ đảm đang. Chúng bay chỉ có việc đi theo ta để thêm thanh thế nghe. Bảo anh em như thế, không sợ gì cả. Xong việc ta cho ăn rồi thả cho về. Cả bọn - Dạ. TRỊNH DUY SẢN, bảo Ngô Hạch - Còn mày, hãy dẫn 3000 quân Kim Ngô ra cửa Bắc. Hễ có hiệu lửa, thì xông vào. Vua thế nào cũng ở đấy chạy ra, mày đuổi theo cho kỳ được, giết ngay cho ta, không sợ nghe chưa? NGÔ HẠCH - Xin tuân lệnh. Họ ra. [B] Lớp VI[/B] Còn một mình phó Cõi PHÓ CỐI, trông trước trông sau, cười tự đắc - Mình đoán chẻ hoe ra. Các cậu là nhị tâm hết. Sốt sắng nhất thì là Hai Quát, phó Bảo. Độ ta thì xem ý còn muốn xây đài. Toét thì lành quá. Mình say rượu vẫn hơn. Tội gì mà theo lão Quận, làm cỗ cho nó xơi, “xong việc ta thả cho về”. ấy là cần đến mình mà nó cũng chỉ hứa thế thôi đấy. Trông mong gì những lũ quan to ấy (tu rượu). Ngon quá chừng. à nhưng cũng đã đến giờ chúng nó khởi sự rồi đây kia. Phải ra khỏi chốn này không thì chết mất xác. à, nhưng còn một việc. Phải đi báo tin cho bác Cả, chứ không thì chết, bác ấy ở đây thì chúng nó đến giết. Lại què thì chạy làm sao được. Khốn nạn. Đầu sỏ là vua, là quan, mà ai cũng đổ cho bác ấy. Rõ oan uổng... Nhưng bác ấy ở đâu đây nữa. Vợ mới ra, lại chạy đi xó nào tình tự đây chứ gì? (Đứng dậy loạng choạng đi). Thế mà say. Cái gì thế kia? (Thất thểu chạy lại, thì vừa lúc Lê Trung Mại kéo Đan Thiềm vào. Một nội giám nữa theo sau. Phó Cõi nấp sau tượng kỵ mã). LÊ TRUNG MẠI - Mụ hãy ngửng đầu lên. Đây là Hoàng hậu bắt tôi giết mụ, chứ tôi không thù oán gì với mụ đâu. ĐAN THIỀM, ngửng đầu nhìn chung quanh - Trời ơi, đài đẹp đến bực này. Quả là một thiên công. LÊ TRUNG MẠI - Đến chết mụ vẫn còn cái giọng ấy. ĐAN THIỀM - Sao anh lại cấm tôi? Trước khi chết, hãy cho tôi ngắm đến chán cái đài này (nhìn một hồi lâu, mắt đẫm lệ). LÊ TRUNG MẠI - Mụ chỉ khỏe cãi, nhưng tôi xem, mụ thực có tình ý chi với cả Tô. ĐAN THIỀM - Anh đừng nói bậy. Tôi không muốn nghe nữa, nhàm tai. Sao các ngươi lại bày ra câu chuyện ấy? Cứ giết tôi đi, sao cứ phải vu oan cho người vô tội. Hoàng hậu giận vua, giận thứ phi, không biết đổ cái ghen đi đâu, thì đổ lên đầu tôi. Giết tôi thì còn khó gì? Nhưng đã ở ngôi quốc mẫu mà còn đặt để nên nhời, không biết thẹn với quỷ thần! Thôi, cũng chẳng nói làm gì nữa. Cho tôi ngắm đài! Tôi cầu trời cho đài chóng hoàn thành, trường thọ với non sông. LÊ TRUNG MẠI - Hoàng hậu cho mụ chết ở đây, âu cũng là hữu ý. Mụ cũng chẳng nên oán thán nỗi gì. Mụ chết là phải. Chính mụ xui nó xây đài. Được chết ở đây, chắc mụ vui lòng lắm hẳn. ĐAN THIỀM - Cũng có lý. (nước mắt giàn giụa) Thôi ngắm đủ rồi. Tôi xin chịu chết. Tôi chết được rồi. Lụa đâu? Lê Trung Mại, lấy ra một dải lụa bạch, thòng lòng vào cổ Đan Thiềm, cầm một đầu đưa đầu kia cho người nội giám đi theo - Mụ đừng trách tôi nữa. (bảo người kia) Nào. ĐAN THIỀM - Cha mẹ ơi! Thế là kết cục đời con!... (Họ kéo dải lụa). PHÓ CỐI, loạng choạng chạy ra - Ông giết cả lũ chúng bay bây giờ. LÊ TRUNG MẠI - Đứa nào? PHÓ CỐI - Phó Cõi! LÊ TRUNG MẠI - Mày đến đây làm gì? PHÓ CỐI - Tao đến cứu bà Đan Thiềm. LÊ TRUNG MẠI - Hoàng hậu sai tao giết nó. Đứa nào dám đánh tháo. PHÓ CỐI - Thế à? Thế phó Cõi đánh tháo thì sao? Giời tao cũng chẳng sợ. Đây tao đánh tháo cho chúng bay coi. Trông cái tràng này (xông lại). LÊ TRUNG MẠI - Trời ơi! Nó sặc mùi rượu, nó điên. PHÓ CỐI - ừ tao điên. Hoạn quan mà dám thi sức với phó mộc à? (Đâm viên nội giám). Viên nội giám - Trời ơi! Nó giết tôi. PHÓ CỐI - Chạy đi thì tao tha - Chạy cũng không ai làm tội nữa đâu. Loạn đến nơi rồi. Ai còn hỏi tội chúng mày? Còn ở đây thì thế nào chúng mày cũng chết. Chạy đi. LÊ TRUNG MẠI - Thôi chạy đi, đừng giây vào với nó. (Họ chạy cả). PHÓ CỐI, đỡ Đan Thiềm khi ấy đã nằm gục trước cửa Khải hoàn - Bà đứng dậy được không? ĐAN THIỀM, đứng dậy - Được. Chết nỗi, sao ông lại làm thế. Không sợ tội tru di à? PHÓ CỐI - Phó Cõi sợ ai đâu? Vả còn gì nữa. Vua sắp bay rồi. May quá, bà còn khỏe chứ, còn dẻo chân chứ, chạy được chứ? ĐAN THIỀM - Vâng đã làm sao đâu. Có việc gì thế ông. Ông nói nghe gớm chết. PHÓ CỐI - Nguyên Quận công khởi loạn. Quân sĩ, phu phen, thợ thuyền nổi lên theo hết cả. Thanh thế lớn lắm. Tôi sắp đi đây. Nhưng không biết bác Cả tôi ở đâu mà báo tin để bác ấy biết. Họ nổi lên là để giết bác ấy. ĐAN THIỀM, rụng rời - Giết ông Cả? PHÓ CỐI - Vâng may quá lại gặp bà. Bà có biết bác ấy ở đâu không? ĐAN THIỀM - Tôi biết thế nào được? PHÓ CỐI - Nhưng bà làm thế nào cũng tìm. Bà đã quen đường lối trong cung cấm. (Có tiếng pháo lệnh ở xa, tiếp tiếng reo vui vẻ: Loạn rồi anh em ơi! Thế là thoát nợ). ĐAN THIỀM - Trời ơi! Có lẽ khởi sự rồi. PHÓ CỐI - Bà đi mau lên, không có không kịp. Có tiếng ầm ầm đâu đây rồi. Bà đi ngay đi. ĐAN THIỀM, luống cuống chạy xuống bực đá - Ông đi với tôi, tôi không bước nổi. Màn hạ nhanh [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Kịch
Kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng
Top