Khủng hoảng tên lửa Cu Ba là chất xúc tác đưa mâu thuẫn Xô- Mĩ phát triển tới đỉnh cao của nguy cơ

Trang Dimple

New member
Xu
38
Khủng hoảng tên lửa Cu Ba là chất xúc tác đưa mâu thuẫn Xô- Mĩ phát triển tới đỉnh cao của nguy cơ chiến tranh hạt nhân



Việc Liên Xô đưa tên lửa đặt tại Cu Ba không chỉ nhằm ý nghĩa bảo vệ Cu ba trước sự xâm lược của Mỹ mà con mang mong muốn tạo nên đòn uy hiếp quan trọng với Mỹ, tạo nên thế cân bằng chiến lược trong cuộc chạy đua vũ trang. Nhưng điều quan trọng ở chỗ tình hình thế giới sẽ không căng thẳng nếu như đó chí là vũ khí thông thường nhưng đây là thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt, điều mà bất cứ quốc gia nào cũng e ngại tránh đối đầu trực tiếp. Thứ hai, tính tình thế giới sẽ không căng thẳng đến mức khủng hoảng nếu như việc liên Xô đặt tên lửa ở trên lãnh thổ một đất nước khác tương tự như hành động Mỹ đặt tên lửa ở Nhổ Nhỹ Kỳ nhưng nơi đặt tên lửa của Liên Xô lại chính là CuBa, nơi cách nước Mỹ chỉ có 90 dặm, có thể trực tiếp đe dọa đến nền hòa bình hay chính sách hơn là sự tồn vong của nước Mỹ bất cứ lúc nào. Nước Mỹ - nơi biểu tượng của tự do và hòa bình đang đứng trước nguy cơ đe dọa nghiêm trọng.


Chính điều đó đã đẩy mẫu thuẫn Xô- Mỹ đặt đỉnh điểm, cuộc chiến tranh lạnh đã được “hâm nóng lên” từng giờ. Nó mang tính chất hoàn toàn khác so với các cuộc chiến tranh “nóng” ở trong giai đoạn đỉnh cao trong thời kỳ chiến trạnh lạnh như cuộc phong tỏa Beclin ( 1848), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cuộc khủng hoảng Beclin năm 1961, đó là cuộc khủng hoảng có thể đẩy thế giới đến một cuộc chiến tranh hủy diệt, khi đó sẽ không còn kẻ thắng người thua.


Hành động đưa vũ khí hạt nhân vào Cu Ba là hành động được giữ bí mật tuyệt đối. Khorutxop cho rằng: cơ quan tính báo Mỹ không thể nhanh chóng phát hiện ra hành động của Liên Xô. Cho dù kenendy biết được bí mật đó thì khả năng lớn ông ta không thể công khai bí mật trước khi tranh cử vào tháng 11 năm đó, mặt khác chính phủ Mỹ cũng không thể áp dụng các biện pháp cứng rắn, thậm chí còn chấp nhận là sự thực [2;102-103]. Nhưng thực thế đã chứng minh, Khorutxop đã đánh giá sai tình hình.


Ngày 14 tháng 10 năm 1962 máy bay gián điệp U- 2 của Mỹ đầu tiên chụp được căn cứ tên lửa của Liên Xô ở Cu Ba đang được xây dựng, tiếp theo sau đó bộ phận tình báo Mỹ nhanh chóng làm rõ tình hình cụ thể về tên lửa tầm trung và các vũ khí khác mà mà Liên Xô đưa đến CuBa , số lượng nhân viên quân sự của Liên Xô: đã và đang bố trí 24 quả tên lửa SS- 4 và 16 quả SS- 5; 4 trung đoàn bộ binh mô tô hóa của Liên Xô, 4 tên lửa tuần hàng cảnh giới bờ biển, 12 tàu hộ tống có mang tên lửa, 24 trận địa phóng tên lửa…


Hành động trên là một bất ngờ đối với Mỹ, tạo nên sự phản ứng gay gắt trong chính quyền Mĩ. Trước những phương án được xem xét, Bộ tổng tham mưu Hoa Kỳ cho rằng nên tiến hành một cuộc chiến tranh xâm chiếm toàn diện và xem đó là một biện pháp duy nhất, họ tin rằng Liên Xô sẽ không tìm cách ngăn cản Hoa Kỳ chiếm Cu Ba. Nhưng Kenedy đã đưa ra khẳng định: “ Họ, không hơn chúng ta, có thể để yên những chuyện này mà không làm gì. Họ không thể, sau tất cả những lời tuyên bố của họ, cho phép chúng ta loại trừ các tên lửa của họ, giết chết vài người Nga và rồi chẳng làm gì. Nếu họ không có hành động gì thì chắc chắn họ sẽ làm ở Berlin”


Tổng thống Kenedy kết luận rằng, Cu Ba sẽ ra hiệu cho Liên Xô tiến hành tái khởi động “ một ranh giới rõ ràng” [7] để chiếm đóng Berlin và Kenedy cũng tin rằng các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ coi Hoa Kỳ như những anh cao bồi hiếu chiến hung hăng đã để mất Berlin vì đã không giải quyết vấn đề Cu Ba một cách hòa bình.


Trong suốt ngày 21 tháng 10 năm 1962, tổng thống Kenedy họp với Ủy ban Hành pháp hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các cố vấn cao cấp khác bàn về các phương án hoặc tiến hành cuộc đánh chiếm thẳng vào CuBa hoặc tiến hành phong tỏa, cách ly vùng biển Caribe. Phương án thứ hai đã được lựa chọn. Đêm 22 tháng 10 năm 1962, Kenedy phát biểu trên truyền hình. Ông tuyên bố phát hiện được Liên Xô bố trí vũ khí trí vũ khí tiến công tên lửa tầm trung tại CuBa, đó là “sự uy hiếp ngang” . nhiên hòa bình và an ninh của Mỹ, đó cũng là sự uy hiếp cố ý đối với nước Mỹ , Mỹ quyết không thể tha thứ hành vi đó của Liên Xô. Ông đưa ra đối sách là tiến hành “ cách ly” vùng biển với tất cả những trang bị quân sự mang tính tiến công đang được vận chuyển tới CuBa, tuyên bố bất cứ tên lửa nào tấn công vào các nước Tây bán cầu được phòng đi từ CuBa đều dẫn tới sự bào thù toàn diện đối với Liên Xô.


Bản tuyên bố của tổng thống kenedy chính thức mở màn cho cuộc khủng hoảng Caribe . Trước hết đó là một lời tuyên chiến với Liên Xô và Cu Ba , đồng thời thể hiện quyết tâm đánh trả các cuộc tiến công đánh trả của Liên Xô và Cu Ba . Những lời tuyên bố của Kenedy đặt thế giới vào tình trạng của một cuộc chiến tranh sắp nổ ra.


Trước hành động trên của Mĩ, ngày 23 tháng 10 năm 1962, Khrorutxop gửi công hàm cho Kenedy và nói rõ những biện pháp của chính quyền Mỹ là hành động chống lại Liên Xô và Cu Ba. Đồng thời Khrorutxop yêu cầu Mỹ hủy bỏ việc phong tỏa bờ biển Cu ba để “tránh những hậu quả có tính chất hủy diệt đối với toàn thế giới” Cùng ngày Bộ Ngoại giao Liên Xô chuyển cho đại sư quán Mỹ tại matxocova thư trả lời của Chủ tịch Khrorutxop . Bức thư lên án việc phong tỏa bờ biển Cu Ba là “ hành vi xâm lược” và vì vậy Liên Xô “buộc phải có những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của mình và để làm việc đó chúng tôi có cả những thứ cần thiết . Những động thái trên cho thấy Liên Xô tỏ ra rất cứng rắn trước những lời đe dọa của Mĩ.


Như vậy quan điểm cứng rắn của cả Mỹ và Liên Xô đã đặt thế giới bên miệng hố chiến tranh và đó là một cuộc chiến tranh hạt nhân mang tính hủy diệt hàng loạt.

nguon :diendankienthuc.net*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa hai cường quốc này không thể xảy ra. Bởi, Mỹ và Nga không còn là hai cường quốc duy nhất trên trường quốc tế nữa. Hiện tại đã có rất nhiều quốc gia đang nổi lên với tai tiếng là có sỡ hữu vũ khí hủy diệt( vũ khí sinh học, hóa học, vũ khí mang đầu đạn hạt nhân) như China, Iran, Brazin, Triều Tiên,.... Vấn đề tên lửa Cuba chỉ là một vấn đề ngăn đe nhỏ nhặt giữa hai cường quốc này.Các báo đài đã làm quá lố vấn đề về nó.
 
Vào cuối những năm 60, Mỹ đã cứu Trung quốc thoát khỏi một đòn tấn công hạt nhân của Liên xô. Điều này được nói tới trong chuỗi bài báo đăng trên tờ "Historical Reference", một tạp chí trực thuộc tờ "Nhân dân Nhật báo", cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung quốc.

Xem nội dung TẠI ĐÂY
 
Đó tất cả chỉ là những chuyện của quá khứ khi mà trật tự thế giới khi đó là 2 cực Xô-Mĩ, Liên Xô chủ trương thân thiện với các nước xã hội chủ nghĩa và chống lại các nước tư bản do Mĩ cầm đầu, đó chỉ là vấn đề của 2 gã khổng lồ muốn khẳng định mình khi mà lấy sức mạnh quân sự là chính để khẳng định điều đó.
Trung Quốc cũng là một nước xã hội chủ nghĩa nhưng sao Liên Xô lại đe doạ tấn công hạt nhân, không hẳn là do tranh chấp biên giới mà là do khi trước TQ có thân mật với Mĩ để chống lại Liên Xô.
Nhưng bây giờ trật tự thế giới là đa cực thì mọi việc làm của các nước đều phải kiêng kị một cái gọi là "thế giới", mội người có thể lấy ví dụ ngay nước Việ Nam của chúng ta và người hàng xóm "truyền kiếp" của mình ... họ có thể và còn rất nhanh chóng nữa nhưng họ vẫn ngại cái thứ gọi là "thế giới" kia.
 
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân buộc Xô- Mĩ phải đi đến giải pháp chấm dứt khủng hoảng

Mặc dù hai nước Xô – Mỹ đều triển khai tấn công nhau bằng khẩu chiến hết sức gay gắt, tỏ ra dám lấy vũ lực để quyết một trận sống mái nhưng trên thực tế những người ra quyết sách đứng đầu hai nước đều có thái độ hết sức cẩn thận để xử lý cuộc khủng hoảng này, tránh cuộc khủng hoảng leo thang.

Đến lúc này, Liên Xô mới ý thức được sự phản ứng mạnh mẽ của Mỹ và nguy cơ khủng khiếp của một cuộc chiến tranh toàn diện, hai ngày 26 và 27 tháng 10 năm 1962 Chủ tịch Khrorutxop và Tổng thống Mỹ kenedy đã trao đổi thư từ thương lượng để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Trong thư ngày 27 tháng 10 năm 1962, Chủ tịch Khrorutxop đề nghị Liên Xô sẽ rút hết các vũ khí và phương tiện quân sự mà phía Mỹ cho là loại vũ khí tiến công ra khỏi lãnh thổ Cu Ba và công bố việc làm này tại Liên Hợp Quốc . Đổi lại Mỹ cũng sẽ công bố tại Liên Hợp Quốc về việc rút hết các tên lửa Jupiter của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời Liên Xô cam kết tại Hội Đồng bảo an Liên Hợp Quốc về việc tôn trọng chủ quyền lãnh thỏ của Thổ Nhĩ Kỳ, không can thiệp vào công việc nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, Mỹ cũng sẽ cam kết tại Liên Hợp Quốc thực hiện các hành động tương tự đối với CuBa.

Đáp lại những đề nghị của phía Liên Xô, tổng thống Kenedy yêu cầu tất cả các loại vũ khí và hệ thống vũ khí tiến công ở CuBa phải đặt trong trạng thái không hoạt động. Kenedy cũng đồng ý với hai đề nghị của Liên Xô: 1) Liên Xô dỡ bỏ các vũ khí đã lắp đặt ở CuBa dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc và chấm dứt việc đưa vũ khí như vậy vào CuBa; 2) dưới sự dàn xếp của Liên Hợp Quốc, Mỹ hủy bỏ lệnh phong tỏa bờ biển CuBa và cam kết không xâm lược CuBa, đồng thời đề nghị các nước châu Mĩ khác cũng làm như vậy .

Về phía Cu Ba: mục đích của Fidel Castro đồng ý để Khrorutxop đặt tên lửa tầm trung trên lãnh thổ của mình một mặt nhằm vừa có thể tạo ra được một lợi ích nào đó cho phe xã hội chủ nghĩa, những quan trọng hơn cả có thể tạo được một sức mạnh uy hiếp Mĩ, có thể trực tiếp bảo vệ CuBa tránh khỏi sự xâm lược của Mĩ. Nhưng sự thực không giống với những gì CuBa mong muốn. Trên thực tế việc thiết lập hệ thống tên lửa tầm trung trên đất nước CuBa không làm thay đổi chiến lược quân sự đúng như bộ trưởng quốc phòng Mcmanara tuyên bố. Về quá trình Xô- Mỹ tìm kiếm hòa bình để giải quyết nguy cơ, lãnh đạo CuBa đã từng kiến nghị với Khrorutxop: nếu Mĩ xâm lược CuBa thì Liên Xô cần có đòn răn đe hạt nhân trước đối với Mỹ. Lãnh đạo Liên Xô không chấp nhận đề nghị đó. Ngoài ra, ngày 27 tháng 10 năm 1962, bộ phòng không của Liên Xô đã bắn rơi chiếc máy bay U- 2 của Mỹ và bắn chết tên phi công đó. Sự kiện trên khiến cho cuộc khủng hoảng hết sức căng thẳng và có khả năng dẫn tới mức không thể kiểm soát được. Khrorutxop cho rằng Castro đã ra lệnh chho quân đội Liên Xô ở Cuba bắn vào máy bay Mỹ , nên gửi thư cho lãnh đạo CuBa chỉ trích về hành vi đó, hơn nữa còn ra lệnh cho viên tướng cao cấp nhất của Liên Xô tại Cu Ba “chỉ có thể nghe lệnh của Matxocova” để tránh phát sinh những sự kiện tương tự. Liên Xô bất chấp phản đối của Cu Ba, không chỉ rút tên lửa tầm trung mà còn rút cả máy bay oanh tạc hạng nhẹ IL - 28 mà người Mỹ coi là vũ khí tân công. Hành vi nói trên của nhà lãnh đạo Liên Xô nhằm đảm bảo được thỏa thuận với Mỹ nhưng đã không vừa lòng các nhà lãnh đạo CuBa.

Sau này lời khi trả lời phỏng vấn GenninMina vào năm 1987, Castro đã từng nói rằng: “ Giữa lúc căng thẳng đó, Khrorutxop đã đưa ra một vài sáng kiến. Có thể do bị tình hình căng thẳng thúc ép, ông đã liên lạc với Mỹ đưa ra một đề nghị, ông ta không thèm tham khảo với chúng tôi về đề nghị ấy … về điều này chúng tôi cảm thấy hoàn toàn sai, nó làm chúng tôi cảm thấy bực tức và phản đối, và thậm chí đã ảnh hưởng đến quan hệ CuBa- Liên Xô trong nhiều năm”

Ngày 20 tháng 11 năm 1962, Mỹ hủy bỏ tuyến “ cách ly” trên biển, khủng hoảng tên lửa CuBa kết thúc. Đánh dấu sự kết thúc của chuỗi ngày khủng hoảng có thể đưa thế giới bước vào một cuộc chiến tranh hủy diệt.

Cả Mỹ và Liên Xô đều cho rằng mình là kẻ chiến thắng, trên thực tế cả hai bên đều có sự mất mát của bản thân . Dưới áp lực của Mỹ, Liên Xô rút tên lửa khỏi CuBa, là một hành động lùi bước trước thế giới. Còn Mỹ hứa không xâm phạm CuBa, rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, cũng làm cho Liên Xô đạt được phần nào mục đích trong việc bố trí tên lửa ở CuBa. Sau cuộc khủng hoảng tên lửa CuBa đến nay, CuBa đương nhiên làm cho người ra quyết sách của Mỹ phải cảm thấy đau đầu. Cũng có thể nói trong cuộc khủng hoảng ấy, Mỹ và Liên Xô vừa là người chiến thắng, vừa là kẻ thua cuộc

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top