Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Các nghiên cứu về tâm lý học đường cho thấy chương trình đào tạo với phương pháp giảng dạy mang tính nhồi nhét kiến thức ở bậc phổ thông hiện nay đã tạo ra một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên thụ động, thiếu khả năng thích ứng xã hội.
Stress do thi cử
Theo bà Đỗ Thị Lệ Hằng (Viện Tâm lý học): khi so sánh tác nhân gây stress cho học sinh (HS) theo cấp học thì thấy rằng cả học sinh THCS và THPT chịu stress từ học tập và các tình huống bất thường cao hơn so với các nguyên nhân khác. Đối với HS THPT thì áp lực học tập gây stress cho các em cao hơn so với học sinh THCS. Thực tế cho thấy giai đoạn này các em phải tham gia nhiều lớp học thêm, tham gia nhiều cuộc thi quan trọng...
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Hồi Loan (trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) chỉ ra rằng: Tình trạng trẻ em vị thành niên bị rối nhiễu tâm lý là hậu quả của chương trình đào tạo ở bậc phổ thông hiện nay quá nặng nề so với các nước phát triển trên thế giới, phương pháp giảng dạy lại mang tính nhồi nhét kiến thức. HS luôn thụ động với khối lượng kiến thức về lý thuyết, việc thực hành, thực tập bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua, từ đó tạo ra một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên thụ động, vụng về, thiếu khả năng thích ứng xã hội.
TS Ngô Thị Thu Dung (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết nguyên nhân số 1 dẫn tới tình trạng rối nhiễu tâm lý của HS chính là áp lực học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với HS THPT, áp lực học tập vì kỳ vọng của gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, trên dưới 50%; tỷ lệ này ở sinh viên là hơn 37%. Những khó khăn HS gặp phải khi học tập có đủ dạng: học thiếu động cơ, mục đích (53,53%); nội dung học quá nặng, thiếu phương pháp học tập có hiệu quả 30,02%; thời gian học nhiều (30,8%). Đặc biệt, theo thống kê, trung bình các em học thêm 5,8 buổi/tuần khiến việc học cũng trở nên quá căng thẳng.
Bên cạnh đó, tâm lý phải thi đỗ vào ĐH cũng tạo ra một sức ép rất lớn đối với HS phổ thông, các em luôn căng thẳng trong suốt thời gian học tập và lo lắng cho “số phận” của mình trước các kỳ thi tuyển sinh. Dù thành công hay không thành công trên đường đua vào các trường ĐH thì các em luôn chịu một sức ép nặng nề từ phía phụ huynh, và vô hình trung trở thành “robot” dưới sự điều khiển của cha mẹ - mà phần đông các bậc cha mẹ lại chưa hiểu và nắm rõ tâm sinh lý của con mình. Bà Loan còn dẫn lời ông Trần Văn Vũ - Phó trưởng khoa 3 thuộc Bệnh viện Tâm thần T.Ư cho hay: “Mỗi năm, bệnh viện đón nhận gần 4.000 bệnh nhân, trong đó 30% là đối tượng HS, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân nhập viện đông nhất là sau mỗi lần thi tuyển sinh ĐH”.
Rất cần tham vấn tâm lý học đường
PGS Loan cho rằng: nhà trường, gia đình cần phải giáo dục cho HS kỹ năng biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống, đó là một kỹ năng sống không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Đồng tình với quan điểm này, TS Ngô Thị Thu Dung (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định: những hành vi do rối nhiễu tâm lý gây nên ở lứa tuổi học đường chứng tỏ việc giáo dục các kỹ năng xã hội, các kiến thức cần thiết để trẻ có khả năng tự đương đầu và giải quyết những khó khăn vẫn còn yếu hoặc chưa đủ.
TS Nguyễn Thị Mùi (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thông tin: hơn 68% HS khi được hỏi đều cho rằng cần thiết phải có các trung tâm tham vấn dành cho HS; 63,9% số ý kiến mong muốn mở phòng tham vấn tại trường mình. ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã tổ chức xây dựng Phòng tham vấn học đường tại trường THPT Trần Hưng Đạo và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Thực tế cho thấy, từ 80-90% ca trực có HS vào tham vấn. Tỷ lệ HS đến tham vấn về học tập và hướng nghiệp là cao nhất. Còn trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng là một trong số rất ít trường THPT ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có hẳn một bộ phận chuyên trách làm tâm lý học đường với 4 biên chế. Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: khó khăn về tâm lý là có thật trong một bộ phận HS và ngày càng tăng theo lứa tuổi vị thành niên. Nhưng lâu nay, do tập quán, thói quen chấp nhận nên cả HS lẫn phụ huynh đều không nhờ cậy đến nhà tâm lý. Cũng theo ông Lâm, Bộ GD-ĐT chưa thấy vai trò của tâm lý học đường trong việc trợ giúp các nhà giáo dục trong việc hiểu và ứng xử đúng với tâm lý HS hiện nay nên trong các chương trình, hoạt động đều không có “đất” cho tâm lý học đường phát triển.
Trăn trở về thực trạng này, GS Vũ Dũng - Viện trưởng Viện Tâm lý học VN cho rằng: Chúng ta cần hình thành một cách chính thức ngành tâm lý học đường ở VN. Ngành học này không chỉ ở cấp độ đào tạo, nghiên cứu mà còn phải được ứng dụng để giải quyết các vấn đề tâm lý học đường nảy sinh hiện nay.
Sưu tầm.
Stress do thi cử
Theo bà Đỗ Thị Lệ Hằng (Viện Tâm lý học): khi so sánh tác nhân gây stress cho học sinh (HS) theo cấp học thì thấy rằng cả học sinh THCS và THPT chịu stress từ học tập và các tình huống bất thường cao hơn so với các nguyên nhân khác. Đối với HS THPT thì áp lực học tập gây stress cho các em cao hơn so với học sinh THCS. Thực tế cho thấy giai đoạn này các em phải tham gia nhiều lớp học thêm, tham gia nhiều cuộc thi quan trọng...
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Hồi Loan (trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) chỉ ra rằng: Tình trạng trẻ em vị thành niên bị rối nhiễu tâm lý là hậu quả của chương trình đào tạo ở bậc phổ thông hiện nay quá nặng nề so với các nước phát triển trên thế giới, phương pháp giảng dạy lại mang tính nhồi nhét kiến thức. HS luôn thụ động với khối lượng kiến thức về lý thuyết, việc thực hành, thực tập bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua, từ đó tạo ra một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên thụ động, vụng về, thiếu khả năng thích ứng xã hội.
TS Ngô Thị Thu Dung (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết nguyên nhân số 1 dẫn tới tình trạng rối nhiễu tâm lý của HS chính là áp lực học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với HS THPT, áp lực học tập vì kỳ vọng của gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, trên dưới 50%; tỷ lệ này ở sinh viên là hơn 37%. Những khó khăn HS gặp phải khi học tập có đủ dạng: học thiếu động cơ, mục đích (53,53%); nội dung học quá nặng, thiếu phương pháp học tập có hiệu quả 30,02%; thời gian học nhiều (30,8%). Đặc biệt, theo thống kê, trung bình các em học thêm 5,8 buổi/tuần khiến việc học cũng trở nên quá căng thẳng.
Bên cạnh đó, tâm lý phải thi đỗ vào ĐH cũng tạo ra một sức ép rất lớn đối với HS phổ thông, các em luôn căng thẳng trong suốt thời gian học tập và lo lắng cho “số phận” của mình trước các kỳ thi tuyển sinh. Dù thành công hay không thành công trên đường đua vào các trường ĐH thì các em luôn chịu một sức ép nặng nề từ phía phụ huynh, và vô hình trung trở thành “robot” dưới sự điều khiển của cha mẹ - mà phần đông các bậc cha mẹ lại chưa hiểu và nắm rõ tâm sinh lý của con mình. Bà Loan còn dẫn lời ông Trần Văn Vũ - Phó trưởng khoa 3 thuộc Bệnh viện Tâm thần T.Ư cho hay: “Mỗi năm, bệnh viện đón nhận gần 4.000 bệnh nhân, trong đó 30% là đối tượng HS, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân nhập viện đông nhất là sau mỗi lần thi tuyển sinh ĐH”.
Rất cần tham vấn tâm lý học đường
PGS Loan cho rằng: nhà trường, gia đình cần phải giáo dục cho HS kỹ năng biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống, đó là một kỹ năng sống không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Đồng tình với quan điểm này, TS Ngô Thị Thu Dung (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định: những hành vi do rối nhiễu tâm lý gây nên ở lứa tuổi học đường chứng tỏ việc giáo dục các kỹ năng xã hội, các kiến thức cần thiết để trẻ có khả năng tự đương đầu và giải quyết những khó khăn vẫn còn yếu hoặc chưa đủ.
TS Nguyễn Thị Mùi (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thông tin: hơn 68% HS khi được hỏi đều cho rằng cần thiết phải có các trung tâm tham vấn dành cho HS; 63,9% số ý kiến mong muốn mở phòng tham vấn tại trường mình. ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã tổ chức xây dựng Phòng tham vấn học đường tại trường THPT Trần Hưng Đạo và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Thực tế cho thấy, từ 80-90% ca trực có HS vào tham vấn. Tỷ lệ HS đến tham vấn về học tập và hướng nghiệp là cao nhất. Còn trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng là một trong số rất ít trường THPT ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có hẳn một bộ phận chuyên trách làm tâm lý học đường với 4 biên chế. Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: khó khăn về tâm lý là có thật trong một bộ phận HS và ngày càng tăng theo lứa tuổi vị thành niên. Nhưng lâu nay, do tập quán, thói quen chấp nhận nên cả HS lẫn phụ huynh đều không nhờ cậy đến nhà tâm lý. Cũng theo ông Lâm, Bộ GD-ĐT chưa thấy vai trò của tâm lý học đường trong việc trợ giúp các nhà giáo dục trong việc hiểu và ứng xử đúng với tâm lý HS hiện nay nên trong các chương trình, hoạt động đều không có “đất” cho tâm lý học đường phát triển.
Trăn trở về thực trạng này, GS Vũ Dũng - Viện trưởng Viện Tâm lý học VN cho rằng: Chúng ta cần hình thành một cách chính thức ngành tâm lý học đường ở VN. Ngành học này không chỉ ở cấp độ đào tạo, nghiên cứu mà còn phải được ứng dụng để giải quyết các vấn đề tâm lý học đường nảy sinh hiện nay.
Sưu tầm.