Một vụ án mạng xảy ra trong trường nội trú N. (Q.9, TP.HCM), thủ phạm là một học sinh học lực khá, tính tình hiền lành.
Với những người tham dự phiên tòa hôm ấy (tháng 10/2009) thì bị cáo cũng chính là nạn nhân của nạn bạo lực học đường.
Một lần tham gia đá bóng trong sân trường, D.V.Đ (17 tuổi), học sinh lớp 11 va chạm rồi xảy ra mâu thuẫn với H.T.Q. (18 tuổi), học sinh lớp 12 nhưng được thầy cô giám thị hoà giải kịp thời. Từ đó, trong mắt của Q., Đ. trở thành một Ìcái gaiỈ. Q. thường xuyên rủ đồng bọn kiếm chuyện, đánh Đ. cho đến khi bầm tím mặt mày mới thôi. Nhiều lần chứng kiến Đ. bị Q. bắt nạt nhưng bạn bè của Đ.đều không dám can thiệp, chỉ biết an ủi bạn mình
: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Ráng chịu đi!Ỉ Có lần, Đ. mang chuyện này nói với mẹ nhưng chỉ dám kể một phần vì mẹ đang bệnh, Đ. sợ mẹ nghe xong chuyện sẽ lo lắng. Mẹ Đ.cũng chỉ biết khuyên con: "Ráng chịu đựng vì chỉ còn vài tháng nữa là xong năm học rồi".
Trước tòa, Đ cuối gầm mặt và bàn tay không ngừng run rẩy: "Do bị cáo bị dồn nén quá sức, cứ gặp Q. là bị hù doạ hăm đánh hoài nên không kìm chế được bản thân. Bây giờ thì quá ăn năn hối hận..." Hôm đó, tòa nghị án rất lâu vì cho rằng vụ án xảy ra một phần cũng do lỗi từ nạn nhân, từ nhà trường không kịp thời phát hiện mâu thuẫn. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đ. mức án 5 năm tù về tội "giết người".
Theo lời khuyên của mọi người, Đ. càng cố gắng chịu đựng nhưng càng chịu đựng thì Q. càng lấn tới. Một ngày đầu tháng 5, biết nhóm Q. đang tìm mình để "quần" nữa, Đ. liền về phòng lấy con dao giấu trong người để thủ thân. Tuy cố gắng tránh mặt nhưng chiều hôm ấy, Q. cùng nhóm bạn đã tìm được Đ. tại góc sân trường và yêu cầu Đ. vào phòng mình "nói chuyện". Biết cũng như những lần trước, vào đó sẽ bị đánh nên Đ. nhiều lần từ chối. Thấy vậy, Q. liền xông vào nắm cổ áo, đấm vào mặt Đ. liên hồi. Phản ứng tức thời, Đ. đã rút dao đâm vào người Q. Ngay sau đó, bảo vệ nhà trường đã bắt được Đ. và đưa nạn nhân đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, Q. đã chết tại bệnh viện. Đó là cái giá quá đắt cho hành động hung hăng, thích bắt nạt người khác của Q. Còn Đ cũng phải trả giá cho hành động nôi nỗi, thiếu kiềm chế của mình.
Xuyên suốt phiên tòa, vị chủ tọa nhiều lần nói với Đ. như là một sự tiếc nuối, mà cũng là lời nhắc nhở: "Khi bị doạ nạt, sao bị cáo không tố giác với nhà trường, hoặc nhờ giúp đỡ mà im lặng chịu đựng? Xung quanh mình còn nhiều người tốt lắm mà!".
Theo MTO.
Với những người tham dự phiên tòa hôm ấy (tháng 10/2009) thì bị cáo cũng chính là nạn nhân của nạn bạo lực học đường.
Một lần tham gia đá bóng trong sân trường, D.V.Đ (17 tuổi), học sinh lớp 11 va chạm rồi xảy ra mâu thuẫn với H.T.Q. (18 tuổi), học sinh lớp 12 nhưng được thầy cô giám thị hoà giải kịp thời. Từ đó, trong mắt của Q., Đ. trở thành một Ìcái gaiỈ. Q. thường xuyên rủ đồng bọn kiếm chuyện, đánh Đ. cho đến khi bầm tím mặt mày mới thôi. Nhiều lần chứng kiến Đ. bị Q. bắt nạt nhưng bạn bè của Đ.đều không dám can thiệp, chỉ biết an ủi bạn mình
: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Ráng chịu đi!Ỉ Có lần, Đ. mang chuyện này nói với mẹ nhưng chỉ dám kể một phần vì mẹ đang bệnh, Đ. sợ mẹ nghe xong chuyện sẽ lo lắng. Mẹ Đ.cũng chỉ biết khuyên con: "Ráng chịu đựng vì chỉ còn vài tháng nữa là xong năm học rồi".
Trước tòa, Đ cuối gầm mặt và bàn tay không ngừng run rẩy: "Do bị cáo bị dồn nén quá sức, cứ gặp Q. là bị hù doạ hăm đánh hoài nên không kìm chế được bản thân. Bây giờ thì quá ăn năn hối hận..." Hôm đó, tòa nghị án rất lâu vì cho rằng vụ án xảy ra một phần cũng do lỗi từ nạn nhân, từ nhà trường không kịp thời phát hiện mâu thuẫn. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đ. mức án 5 năm tù về tội "giết người".
Theo lời khuyên của mọi người, Đ. càng cố gắng chịu đựng nhưng càng chịu đựng thì Q. càng lấn tới. Một ngày đầu tháng 5, biết nhóm Q. đang tìm mình để "quần" nữa, Đ. liền về phòng lấy con dao giấu trong người để thủ thân. Tuy cố gắng tránh mặt nhưng chiều hôm ấy, Q. cùng nhóm bạn đã tìm được Đ. tại góc sân trường và yêu cầu Đ. vào phòng mình "nói chuyện". Biết cũng như những lần trước, vào đó sẽ bị đánh nên Đ. nhiều lần từ chối. Thấy vậy, Q. liền xông vào nắm cổ áo, đấm vào mặt Đ. liên hồi. Phản ứng tức thời, Đ. đã rút dao đâm vào người Q. Ngay sau đó, bảo vệ nhà trường đã bắt được Đ. và đưa nạn nhân đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, Q. đã chết tại bệnh viện. Đó là cái giá quá đắt cho hành động hung hăng, thích bắt nạt người khác của Q. Còn Đ cũng phải trả giá cho hành động nôi nỗi, thiếu kiềm chế của mình.
Xuyên suốt phiên tòa, vị chủ tọa nhiều lần nói với Đ. như là một sự tiếc nuối, mà cũng là lời nhắc nhở: "Khi bị doạ nạt, sao bị cáo không tố giác với nhà trường, hoặc nhờ giúp đỡ mà im lặng chịu đựng? Xung quanh mình còn nhiều người tốt lắm mà!".
Theo MTO.